Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Kinh doanh vàng miếng: ‘Đừng hình dung nói xóa bỏ là cấm’
2011-03-02 09:22:02

Fnews) - “Mình đừng hình dung nói xóa bỏ là cấm, rồi xuất hiện chợ đen, chợ đỏ…”.
Trong mấy ngày qua dư luận xôn xao về việc Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo để trình Chính phủ, trong đó có cụm từ “tiến tới sẽ xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do”, ngày 1/3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Không thể có nhiều phương tiện thanh toán


Bất cứ một người dân nào có vàng trong tay dù ít hay nhiều thì cũng quan tâm đến nội dung dự thảo “tiến tới xóa bỏ vàng miếng trên thị trường tự do”, là cơ quan thực hiện xin Thống đốc giải thích rõ cụm từ này và lộ trình thực hiện như thế nào?


Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: Gần hai năm nay, Thủ tướng chính phủ có giao cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng lại Nghị định của Chính phủ về quản lý vàng thay cho Nghị định 174 cũ. Tôi cũng đang xem nhiều văn bản ban hành trước đó, đến nay thì dự thảo thông qua cấp Bộ cơ bản đang trong giai đoạn trình lên Chính phủ sau đó chính thức lấy ý kiến của các bộ rồi báo cáo Chính phủ.

Tinh thần đối với vàng trước đây xem như là hàng hóa, hàng hóa lưu thông bình thường. Trong vài năm gần đây xuất hiện nhiều mặt tích cực nhưng cũng nhiều mặt tiêu cực như gắn với thị trường ngoại tệ, phát sinh đầu cơ. Khi cho lưu thông vàng miếng trở thành công cụ thanh toán. Tất cả chúng ta ở đây ai cũng biết, dự trữ vàng trở thành thói quen, tập quán người Việt Nam thích dự trữ vàng. Dân Việt Nam mua vàng về để làm của hồi môn.

Còn việc “tiến tới xóa bỏ”, chúng ta cứ hình dung là xóa bỏ có một lộ trình đi không gây bất lợi cho nền kinh tế, kể cả quyền lợi của nhân dân. Chứ mình đừng có hình dung nói xóa bỏ là cấm, rồi xuất hiện chợ đen, chợ đỏ, theo tôi không phải như vậy.

Nội dung chủ yếu của dự thảo là giải phóng năng lực sản xuất, đây là tài sản của nền kinh tế, tất cả đưa vào sản xuất, tạo ra của cải vật chất, đem lại ích nước lợi nhà.

Thứ hai, một quốc gia không thể có nhiều phương tiện thanh toán, hiện nay ở nước ta đã xuất hiện tình trạng thanh toán bằng vàng miếng như mua nhà, mua đất. Tôi nghĩ các nhà kinh tế và các bạn cũng không đồng tính chuyện đấy. Còn chuyện tích trữ làm của hồi môn, tôi nghĩ tài sản của người dân cũng không có gì vướng lắm, người ta mua dây truyền hay những sản phẩm chế tác thì bình thường thôi, không có gì phải băn khoăn ở đây cả.

“Tuyên truyền để người dân hiểu”

Một số chuyên gia cũng lo ngại quá trình kiểm soát thị trường vàng hiện nay, liệu nó có rơi vào tình trạng như thị trường ngoại tệ hay không?


Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: Còn nhiều người sợ biến tướng trong quản lý thì chúng tôi cũng đã có phương án, nhưng tôi tin tưởng rằng riêng vàng không hề đơn giản, khi người ta tự chế biến, riêng mặt chất lượng cũng không thể đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó đây là mặt hàng cồng kềnh không đảm bảo tính an toàn. Chúng ta phải làm công tác tuyên truyền để người dân hiểu được điều đó.

Dự kiến khi Nghị định có hiệu lực thì bao giờ cũng có một khoảng thời gian để điều chỉnh. Nếu thị trường bị ảnh hưởng, giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới mà mục tiêu của chúng ta là tiệm cận với giá thế giới, thì Ngân hàng Nhà nước sẽ ủy thác qua một số tổ chức mua để cân bằng thị trường hoặc cho phép xuất khẩu để lấy ngoại tệ về. Tôi nghĩ chính sách này ra cũng không phải là tiêu cực, ảnh hưởng đến nhiều quyền lợi của người dân.

“Không xuất hiện ngân hàng găm giữ ngoại tệ”


Thống đốc đánh giá thế nào về trạng thái ngoại hối của các ngân hàng thương mại hiện nay, liệu có tình trạng găm giữ ngoại tệ tại các ngân hàng không?


Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: Trước khi điều chỉnh tỷ giá, trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng thương mại dương 1,58%, sau khi điều chỉnh âm 1,16%.

Tuy nhiên, khi chúng ta đã tạo ra thị trường linh hoạt thì sẽ có mua bán nhiều hơn, đó là tất yếu. Trước thời điểm họp Chính phủ, Vụ Quản lý ngoại hối báo cáo không xuất hiện ngân hàng găm giữ ngoại tệ, vì trạng thái được cộng trừ 30% mà chỉ có một ngân hàng trên 30% thôi nhưng số lượng rất ít. Còn nó có biến tướng như thế nào nữa hay không thì thời điểm này chúng tôi chưa phát hiện được.

Vừa rồi cũng có một số lãnh đạo hỏi chúng tôi cả ngân hàng thương mại cũng găm giữ, giữa đám đông mình nói làm sao, vì ngân hàng có trạng thái ngoại hối, họ phải thực hiện pháp luật về quy định này.

Có nhiều ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên dùng công cụ dự trữ bắt buộc để kiềm chế tăng trưởng tín dụng. Thống đốc có suy nghĩ gì về ý kiến trên?


 Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: Theo tôi, điều hành chính sách tiền tệ sử dụng nhiều công cụ: công cụ lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trong từng hoàn cảnh cụ thể. Riêng với vấn đề lãi suất, hôm trước có khuynh hướng cho rằng phải kéo được lãi suất xuống thì lạm phát mới có thể giảm. Nhưng đến nay tư tưởng này không còn nữa vì nó ngược với lý luận kinh điển nhưng lãi suất cao kéo dài sẽ tác động xấu tới nền kinh tế. Nhưng ngắn hạn cũng không nên hiểu là một tháng, hay hai tháng.

Có một cái mới trong gói giải pháp là khi giảm tổng cầu và các quy định cứng của nhà nước và làm đúng kịch bản, Ngân hàng điều hành mạnh mẽ sẽ tạo thị trường không mất cân đối cung cầu, khi đó lãi suất sẽ giảm. Tất cả đồng thuận giảm tổng cầu tức là sẽ giảm nhập khẩu, nhập siêu, giảm tín dụng.

“Bàn là phải quyết ngay”


Việc phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ như thế nào trong thời gian tới để thực hiện được mục tiêu đề ra?


Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: Thực hiện được mục tiêu đề ra của Chính phủ đòi hỏi phải có biện pháp tổng thể. Đối với Ngân hàng, giảm tổng cầu thể hiện rõ ở việc kiềm chế tín dụng dưới 20%. Giảm tổng cầu mạnh mẽ nhất chính là thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, tiết kiệm chi và cắt giảm đầu tư.

Việc phối hợp chính sách tiền tệ và tài khóa, trong các giải pháp mạnh mẽ của nghị quyết 11 đã thể hiện đầy đủ và nội dung chủ yếu để giảm tổng cầu nhằm góp phần kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, chính sách ngân hàng không chờ được vì rất nhạy cảm, bàn là phải quyết ngay, nếu đợi lâu quá thì thị trường đã tác động đặc biệt là lãi suất, tỷ giá không thể ngồi chờ được.

Xin cám ơn Thống đốc!

Nguồn : NDHMoney.vn




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,239.804,839.80
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,355.803,975.80
100g ABC Bullion Bar
13,959.2012,859.20
1kg ABC Bullion Silver
1,695.601,345.60
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 50
  • Truy cập hôm nay: 534
  • Lượt truy cập: 8584030