SDR (quyền rút vốn đặc biệt) cần được mở rộng để phù hợp, thích ứng với thế giới đa cực, đồng thời áp dụng nhiều hơn sáng kiến khu vực như CMIM.
Chiều 4/5, “Tọa đàm cấp cao giữa ADB-IMF-đại diện Nhật Bản thuộc ASEAN+3-Pháp với tư cách là Chủ tịch luân phiên Nhóm G20 về chủ đề Cải cách Hệ thống Tiền tệ Quốc tế” đã được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị thường niên cấp cao ADB thứ 44.
Mở rộng ảnh hưởng của sáng kiến Chiang Mai
Hệ thống tiền tệ quốc tế hiện nay được cho không thể giải quyết được các vấn đề về nguồn vốn, sức ép tỷ giá, bình đẳng toàn cầu. Điều này yêu cầu có những biện pháp thay đổi, cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế và đem lại hiệu quả trên thực tế.
Theo Bộ trưởng Tài chính Pháp, rổ tiền tệ SDR (quyền rút vốn đặc biệt) cần được mở rộng để phù hợp và thích ứng với thế giới đa cực.
Các khu vực cũng phải thay đổi với những sáng kiến mới như EU có quỹ tiền tệ ổn định hay sáng kiến đa phương hóa Chiang Mai (CMIM) của ASEAN+3. Quỹ ổn định tài chính châu Âu, có kết nối với hỗ trợ của IMF. Uy tín của các nguồn lực này rất tốt, đủ khả năng tạo ra những cơ chế khu vực cũng như cơ chế toàn cầu.
Vai trò của CMIM không chỉ hỗ trợ khẩn cấp mà còn có thể hỗ trợ dự phòng. CMIM phát triển ở Đông Á, từ đó mở rộng về địa lý và phạm vi hoạt động của mình.
ASEAN+3 cũng đã thống nhất thành lập văn phòng AMRO để giám sát tài chính. Nếu cơ chế khu vực được củng cố thêm thì IMF có thể giảm được hỗ trợ của mình.
Mục đích không nhằm thay thế đồng USD
Bộ trưởng Tài chính Nhật Yoshihiko Noda nói, cần củng cố an toàn hệ thống tài chính toàn cầu và thống nhất về định chế tài chính, tăng cường tính thanh khoản của đồng USD.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Christine Lagarde khẳng định, mục đích SDR không phải là thay thế đồng USD mà là nguy cơ khi khi sử dụng một loại tiền tệ trong khi sự đồng thuận giữa 187 nước thành viên IMF vẫn chưa đạt được.
Nền tài chính toàn cầu đến nay vẫn đang chỉ dựa vào đồng USD. Mỹ đóng góp vào 27% GDP toàn thế giới nhưng đồng USD chiếm đến 65% dự trữ toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee nói, nếu thay đổi hệ thống tiền tệ, cần phải xác định đồng thay thế là đồng tiền nào, các quốc gia sẽ tiếp nhận đồng tiền đó ra sao. Trước đó, các nước phải ổn định kinh tế vĩ mô.
Để thực hiện thay đổi hệ thống tiền tệ toàn thế giới, phải có sự đồng thuận, thống nhất và phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử. Chẳng hạn, việc cải cách hệ thống Bretton Woods diễn ra trong bối cảnh kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất khi Mỹ chiếm hơn một nửa tiềm năng sản xuất và giữ gần như toàn bộ lượng vàng của thế giới.
Cũng tại cuộc họp bàn, đại diện IMF cho rằng, một khi xảy ra căng thẳng về tỷ giá song phương, cần giải quyết trên cơ chế đa phương với sự tham gia của IMF, IMFC, G-20.
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.90 | 5,039.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.60 | 4,104.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,709.20 | 13,209.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.70 | 1,359.70 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 422
- Truy cập hôm nay: 2274
- Lượt truy cập: 8813584