Mỹ công bố gói kích thích kinh tế, Phố Wall giảm sâu
2009-12-09 08:52:53
Hôm thứ Ba, Tổng thống Mỹ Obama đã chính thức công bố kế hoạch kích thích kinh tế và tạo việc làm, thông qua nguồn quỹ từ chương trình giải trừ nợ xấu (TARP), nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ.
Theo đó, ba lĩnh vực chính được hỗ trợ đó là việc cắt giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ, tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và năng lượng sạch. Nguồn quỹ 200 tỷ USD từ TARP sẽ được chuyển sang sử dụng cho kế hoạch mới này của Chính quyền Tổng thống Obama. Tuy nhiên, để có hiệu lực, kế hoạch này cần phải được sự chấp thuận của Hạ viện và Thượng viện Mỹ.
Trước đó vài giờ, xuất hiện trên CNBC, chuyên gia phân tích Meredith Whitney cho rằng Chính phủ Mỹ đang “chệch hướng trong việc hỗ trợ nền kinh tế”. Điều bà quan ngại chính là tín dụng cho lĩnh vực tiêu dùng - vốn chiếm 70% GDP của Mỹ - đang ngày một giảm đi và xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2010. Số liệu được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố cho thấy, tín dụng tiêu dùng trong tháng 10 đã giảm 1,7% so với cùng kỳ, đánh dấu tháng suy giảm thứ 9 liên tiếp.
Nhận định của bà Meredith Whitney ít nhiều đã gây tác động tiêu cực tới thị trường ngay từ phiên buổi sáng và góp phần đẩy thị trường giảm điểm mạnh phiên hôm thứ Ba.
Nhiều tập đoàn công bố tin xấu
Mở cửa ngày giao dịch, cả ba chỉ số chứng khoán đã giảm trên 0,7% giá trị. Tiếp tục xu hướng giảm mạnh, lúc 9h46 phút, Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đã cùng giảm trên 1,3%.
Sau đó, thị trường có xu hướng hồi phục nhẹ và bắt đầu tăng tốc sau khi kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 200 tỷ USD của Tổng thống Obama được công bố.
Tuy nhiên, càng về cuối ngày giao dịch, lực mua giảm dần đã khiến thị trường mất đi sự cân bằng và giảm điểm khá mạnh. Điều này khiến Dow Jones dần lùi xa mốc 10.500 điểm và S&P 500 mất mốc 1.100 điểm.
Ngoài lo ngại về sự phục hồi của nền kinh tế, giới đầu tư phiên này cũng bị tác động bởi những thông tin không mấy sáng sủa đến từ các tập đoàn lớn.
Theo công bố của McDonald's, doanh thu các nhà hàng của hãng ở Mỹ đã giảm 0,6% trong tháng 11/2009, đánh dấu tháng suy giảm thứ hai liên tiếp. Tính chung, doanh thu của hãng tăng 0,7% nhờ doanh thu từ thị trường châu Âu tăng 2,5%. Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi đều giảm 1%. Cổ phiếu của McDonald's đã giảm 2,23% xuống 60,55 USD/cổ phiếu, qua đó tác động tiêu cực tới các chỉ số chính.
Trong khi đó, Tập đoàn 3M công bố lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu năm 2009 có thể chỉ đạt 4,5-4,55 USD/cổ phiếu, thay cho mức 4,57 USD/cổ phiếu được đưa ra trước đó. Về triển vọng năm 2010, hãng dự báo mức lợi nhuận ước đạt 4,85-5 USD/cổ phiếu với doanh thu từ 24,5 - 25,5 tỷ USD. Cổ phiếu của 3M đã giảm 1,08% xuống 77,07 USD/cổ phiếu.
Một thông tin không mấy khả quan cũng được JPMorgan công bố khi ngân hàng lớn thứ hai ở Mỹ cho rằng hãng có thể thua lỗ phát sinh trong lĩnh vực thẻ tín dụng và cho vay mua nhà trong năm 2010. Cổ phiếu của JPMorgan hạ 0,15% xuống 41,19 USD/cổ phiếu.
Xu hướng giảm điểm phiên này diễn ra rộng khắp, các lĩnh vực đều mất điểm. 29/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones cùng trong sắc đỏ, trong khi chỉ duy nhất cổ phiếu Verizon lên điểm với biên độ 0,39%.
Dù giảm điểm nhưng điểm tích cực trong phiên này chính là thanh khoản đã được cải thiện khi trên sàn New York có 1,18 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng, thị trường cứ có 20 cổ phiếu giảm điểm thì có 9 cổ phiếu tăng điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 1,97 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 18 cổ phiếu giảm điểm thì có 8 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 8/12: chỉ số Dow Jones mất 104,14 điểm, tương đương -1%, chốt ở mức 10.285,97.
Chỉ số Nasdaq giảm 16,62 điểm, tương đương -0,76%, chốt ở mức 2.172,99.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 11,31 điểm, tương ứng -1,03%, đóng cửa ở mức 1.091,94.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Tư: Ngân hàng Trung ương Anh có cuộc họp về chính sách tiền tệ; đấu thầu trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm.
Thứ Năm: Ngân hàng Trung ương Anh đưa ra quyết định về lãi suất cơ bản; công bố số liệu số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; đấu thầu trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm
Thứ Sáu: Chính phủ Mỹ báo cáo về doanh thu bán lẻ; giá cả hàng hóa, dịch vụ xuất, nhập khẩu.
Chứng khoán châu Á giảm điểm trước áp lực chốt lời
Ngày 8/12, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đã mất điểm trước hoạt động chốt lời mạnh mẽ ở các thị trường.
Bất chấp thông tin Nhật tung gói kích thích kinh tế lớn, nhà đầu tư vẫn duy trì động thái bán ra nhằm chốt lời, sau khi thị trường liên tục có mức tăng điểm trước đó. Bên cạnh đó, việc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke nhận định sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ vẫn còn yếu, đã tác động tiêu cực tới thị trường.
Đà giảm của thị trường khu vực được thể hiện rõ nét vào phiên buổi chiều. Tuy nhiên, điểm tích cực lại đến với chứng khoán Ấn Độ và Singapore khi hai thị trường này có được sắc xanh tên bảng điện tử.
Chuyển qua thị trường Nhật, Chính phủ nước này vừa công bố gói kích thích kinh tế mới trị giá 7.200 tỷ Yên, tương đương 81 tỷ USD, tương đương 1,5% GDP của Nhật. Nội các Nhật cho biết, theo kế hoạch, ông Hatoyama sẽ dành 3.500 tỷ Yên để giúp đỡ những khu vực gặp nhiều khó khăn của Nhật Bản, 600 tỷ Yên để hỗ trợ thị trường việc làm, và 800 tỷ Yên để thúc đẩy các sáng kiến về môi trường…
Bất chấp thông tin trên, chỉ số Nikkei 225 vẫn giảm điểm sau khi có chuỗi 6 phiên tăng điểm trước đó. Nhà đầu tư đã tăng mạnh chốt lời và cổ phiếu khối xuất khẩu giảm điểm do đồng Yên lên giá so với USD, là nguyên nhân kéo thị trường mất điểm phiên này.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 27,13 điểm, tương đương -0,27%, chốt ở mức 10.140,47.
Điểm đáng chú ý trong phiên này chính là sự phục hồi ấn tượng của thị trường Ấn Độ. Chỉ số BSE 30 có được mức tăng điểm trong cả phiên buổi sáng, nhưng đến đầu phiên buổi chiều thì thị trường lại mất điểm. Tuy nhiên, lúc 1h34, chỉ số này đã tạo nên sự khác biệt khi bắt đầu tăng điểm mạnh tạo nên đường dốc đứng trên biểu đồ giao dịch.
Kết thúc ngày giao dịch, lúc 16h20, chỉ BSE 30 đang tăng 1,12%, lên mức 17.173,79 điểm.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan hạ 0,09%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,18%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam mất 2,03%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc xuống 0,3%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 0,19%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 1,06%. Chỉ số ASX của Australia hạ 0,19%.
Nguồn: vneconomy.vn
Theo đó, ba lĩnh vực chính được hỗ trợ đó là việc cắt giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ, tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và năng lượng sạch. Nguồn quỹ 200 tỷ USD từ TARP sẽ được chuyển sang sử dụng cho kế hoạch mới này của Chính quyền Tổng thống Obama. Tuy nhiên, để có hiệu lực, kế hoạch này cần phải được sự chấp thuận của Hạ viện và Thượng viện Mỹ.
Trước đó vài giờ, xuất hiện trên CNBC, chuyên gia phân tích Meredith Whitney cho rằng Chính phủ Mỹ đang “chệch hướng trong việc hỗ trợ nền kinh tế”. Điều bà quan ngại chính là tín dụng cho lĩnh vực tiêu dùng - vốn chiếm 70% GDP của Mỹ - đang ngày một giảm đi và xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2010. Số liệu được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố cho thấy, tín dụng tiêu dùng trong tháng 10 đã giảm 1,7% so với cùng kỳ, đánh dấu tháng suy giảm thứ 9 liên tiếp.
Nhận định của bà Meredith Whitney ít nhiều đã gây tác động tiêu cực tới thị trường ngay từ phiên buổi sáng và góp phần đẩy thị trường giảm điểm mạnh phiên hôm thứ Ba.
Nhiều tập đoàn công bố tin xấu
Mở cửa ngày giao dịch, cả ba chỉ số chứng khoán đã giảm trên 0,7% giá trị. Tiếp tục xu hướng giảm mạnh, lúc 9h46 phút, Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đã cùng giảm trên 1,3%.
Sau đó, thị trường có xu hướng hồi phục nhẹ và bắt đầu tăng tốc sau khi kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 200 tỷ USD của Tổng thống Obama được công bố.
Tuy nhiên, càng về cuối ngày giao dịch, lực mua giảm dần đã khiến thị trường mất đi sự cân bằng và giảm điểm khá mạnh. Điều này khiến Dow Jones dần lùi xa mốc 10.500 điểm và S&P 500 mất mốc 1.100 điểm.
Ngoài lo ngại về sự phục hồi của nền kinh tế, giới đầu tư phiên này cũng bị tác động bởi những thông tin không mấy sáng sủa đến từ các tập đoàn lớn.
Theo công bố của McDonald's, doanh thu các nhà hàng của hãng ở Mỹ đã giảm 0,6% trong tháng 11/2009, đánh dấu tháng suy giảm thứ hai liên tiếp. Tính chung, doanh thu của hãng tăng 0,7% nhờ doanh thu từ thị trường châu Âu tăng 2,5%. Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi đều giảm 1%. Cổ phiếu của McDonald's đã giảm 2,23% xuống 60,55 USD/cổ phiếu, qua đó tác động tiêu cực tới các chỉ số chính.
Trong khi đó, Tập đoàn 3M công bố lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu năm 2009 có thể chỉ đạt 4,5-4,55 USD/cổ phiếu, thay cho mức 4,57 USD/cổ phiếu được đưa ra trước đó. Về triển vọng năm 2010, hãng dự báo mức lợi nhuận ước đạt 4,85-5 USD/cổ phiếu với doanh thu từ 24,5 - 25,5 tỷ USD. Cổ phiếu của 3M đã giảm 1,08% xuống 77,07 USD/cổ phiếu.
Một thông tin không mấy khả quan cũng được JPMorgan công bố khi ngân hàng lớn thứ hai ở Mỹ cho rằng hãng có thể thua lỗ phát sinh trong lĩnh vực thẻ tín dụng và cho vay mua nhà trong năm 2010. Cổ phiếu của JPMorgan hạ 0,15% xuống 41,19 USD/cổ phiếu.
Xu hướng giảm điểm phiên này diễn ra rộng khắp, các lĩnh vực đều mất điểm. 29/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones cùng trong sắc đỏ, trong khi chỉ duy nhất cổ phiếu Verizon lên điểm với biên độ 0,39%.
Dù giảm điểm nhưng điểm tích cực trong phiên này chính là thanh khoản đã được cải thiện khi trên sàn New York có 1,18 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng, thị trường cứ có 20 cổ phiếu giảm điểm thì có 9 cổ phiếu tăng điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 1,97 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 18 cổ phiếu giảm điểm thì có 8 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 8/12: chỉ số Dow Jones mất 104,14 điểm, tương đương -1%, chốt ở mức 10.285,97.
Chỉ số Nasdaq giảm 16,62 điểm, tương đương -0,76%, chốt ở mức 2.172,99.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 hạ 11,31 điểm, tương ứng -1,03%, đóng cửa ở mức 1.091,94.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Tư: Ngân hàng Trung ương Anh có cuộc họp về chính sách tiền tệ; đấu thầu trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm.
Thứ Năm: Ngân hàng Trung ương Anh đưa ra quyết định về lãi suất cơ bản; công bố số liệu số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; đấu thầu trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm
Thứ Sáu: Chính phủ Mỹ báo cáo về doanh thu bán lẻ; giá cả hàng hóa, dịch vụ xuất, nhập khẩu.
Chứng khoán châu Á giảm điểm trước áp lực chốt lời
Ngày 8/12, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đã mất điểm trước hoạt động chốt lời mạnh mẽ ở các thị trường.
Bất chấp thông tin Nhật tung gói kích thích kinh tế lớn, nhà đầu tư vẫn duy trì động thái bán ra nhằm chốt lời, sau khi thị trường liên tục có mức tăng điểm trước đó. Bên cạnh đó, việc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke nhận định sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ vẫn còn yếu, đã tác động tiêu cực tới thị trường.
Đà giảm của thị trường khu vực được thể hiện rõ nét vào phiên buổi chiều. Tuy nhiên, điểm tích cực lại đến với chứng khoán Ấn Độ và Singapore khi hai thị trường này có được sắc xanh tên bảng điện tử.
Chuyển qua thị trường Nhật, Chính phủ nước này vừa công bố gói kích thích kinh tế mới trị giá 7.200 tỷ Yên, tương đương 81 tỷ USD, tương đương 1,5% GDP của Nhật. Nội các Nhật cho biết, theo kế hoạch, ông Hatoyama sẽ dành 3.500 tỷ Yên để giúp đỡ những khu vực gặp nhiều khó khăn của Nhật Bản, 600 tỷ Yên để hỗ trợ thị trường việc làm, và 800 tỷ Yên để thúc đẩy các sáng kiến về môi trường…
Bất chấp thông tin trên, chỉ số Nikkei 225 vẫn giảm điểm sau khi có chuỗi 6 phiên tăng điểm trước đó. Nhà đầu tư đã tăng mạnh chốt lời và cổ phiếu khối xuất khẩu giảm điểm do đồng Yên lên giá so với USD, là nguyên nhân kéo thị trường mất điểm phiên này.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 27,13 điểm, tương đương -0,27%, chốt ở mức 10.140,47.
Điểm đáng chú ý trong phiên này chính là sự phục hồi ấn tượng của thị trường Ấn Độ. Chỉ số BSE 30 có được mức tăng điểm trong cả phiên buổi sáng, nhưng đến đầu phiên buổi chiều thì thị trường lại mất điểm. Tuy nhiên, lúc 1h34, chỉ số này đã tạo nên sự khác biệt khi bắt đầu tăng điểm mạnh tạo nên đường dốc đứng trên biểu đồ giao dịch.
Kết thúc ngày giao dịch, lúc 16h20, chỉ BSE 30 đang tăng 1,12%, lên mức 17.173,79 điểm.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan hạ 0,09%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 1,18%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam mất 2,03%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc xuống 0,3%. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến thêm 0,19%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 1,06%. Chỉ số ASX của Australia hạ 0,19%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.390.11 | 10.285,97 | 104,14 | 1,00 |
Nasdaq | 2.189.61 | 2.172,99 | 16,62 | 0,76 | |
S&P 500 | 1.103.25 | 1.091,94 | 11,31 | 1,03 | |
Anh | FTSE 100 | 5.310.66 | 5.223,13 | 87,53 | 1,65 |
Đức | DAX | 5.784.75 | 5.688,58 | 96,17 | 1,66 |
Pháp | CAC 40 | 3.840.05 | 3.785,30 | 54,75 | 1,43 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.775,64 | 7.768,71 | 6,93 | 0,09 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.167,60 | 10.140,47 | 27,13 | 0,27 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.324,96 | 22.060,52 | 264,44 | 1,18 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.632,65 | 1.627,78 | 4,87 | 0,30 |
Singapore | Straits Times | 2.798,89 | 2.802,25 | 5,27 | 0,19 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.331,90 | 3.296,66 | 35,23 | 1,06 |
Ấn Độ | BSE | 17.066,74 | 17.173,79 | 190,65 | 1,12 |
Australia | ASX | 4.695,20 | 4.686,40 | 8,70 | 0,19 |
Việt Nam | VN-Index | 498,61 | 488,47 | 10,14 | 2,03 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |
Nguồn: vneconomy.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.90 | 5,039.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.60 | 4,104.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,709.20 | 13,209.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.70 | 1,359.70 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 315
- Truy cập hôm nay: 3199
- Lượt truy cập: 8814509