Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Đầu tư nhìn cổ tức tiền mặt
2013-06-18 09:36:00

Nếu lướt qua lịch sự kiện của các công ty niêm yết từ nay đến hết tháng 6, sẽ thấy khá nhiều công ty tiến hành chia cổ tức bằng tiền mặt. TTCK trong khoảng 3 năm qua biến động khá thất thường, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhưng số lượng CP được nhận cổ tức bằng tiền mặt vẫn đang tăng thêm. Dù có phần nghịch lý nhưng đã đem lại những điều tích cực cho các NĐT.

 

Nhiều sự lựa chọn

 

Trước đây, do số công ty niêm yết chia cổ tức khá ít ỏi, nên mỗi khi đến cận thời gian chia, giá CP thường tăng khá mạnh. Do vậy hiện tượng sau khi thông tin cổ tức được công bố, lệnh đổ vào ồ ạt thường xuyên xảy ra. Điều này đã dẫn đến giá CP nhiều khi bị đẩy lên quá cao. Còn hiện nay lượng “cung” cổ tức tiền mặt tăng lên đã góp phần cân bằng nhu cầu của thị trường.

 

Càng nhiều CP chia cổ tức tiền mặt sẽ càng có cơ hội cho dòng tiền dài hạn tham gia TTCK với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nhưng vẫn có một độ an toàn nhất định. Nhưng các công ty niêm yết phải chứng minh thực chất hoạt động của mình rõ nét hơn, đảm bảo lợi ích của cổ đông.

Chỉ trong 1 ngày 14-6, đã có 3 công ty chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức tiền mặt là Vinamilk (VNM) 1.800 đồng/CP, Hòa Bình (HBC) 1.000 đồng/CP và Cơ điện Miền Trung (CJC) 2.000 đồng/CP. Hôm nay, 17-4 sẽ tiếp tục có 3 công ty cùng chốt danh sách chia cổ tức như Hóa chất Việt Trì (HVT) 8,5% bằng tiền mặt và 8,5% bằng CP, Nhựa Tân Phú (TPP) 13% bằng tiền mặt và Licogi 14 (L14). Chỉ trong vài ngày, NĐT đã có rất nhiều sự lựa chọn về cổ tức. Nhờ vậy, giá CP cũng rất “chừng mực” chứ không “nóng sốt” như trước nữa.

 

Lấy thí dụ CTCP Đầu tư tài chính Giáo dục (EFI) sẽ chốt danh sách để chia cổ tức năm 2012 bằng tiền mặt với tỷ lệ 8%, tương đương 800 đồng/CP vào ngày 24-6 tới đây. Phiên cuối tuần qua, 14-6, EFI đóng cửa tại mức giá 7.300 đồng/CP cùng KLGD lên đến 151.400 CP.

 

Thông tin EFI chia cổ tức tiền mặt đã xuất hiện từ cuối tháng 5, hơn nữa số lượng CP lưu hành của EFI cũng không cao (công ty có vốn điều lệ 134,3 tỷ đồng), nhưng thị giá của EFI từ khi “tin ra” đến nay chạy cũng rất chừng mực.

 

Mức giá 7.300 đồng/CP của EFI cũng đã đi ngang được 2 phiên, lấy 800 đồng cổ tức chia cho mức giá này thì tỷ suất sinh lời cũng xấp xỉ 11%, cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi. Trường hợp của L14 cũng có tỷ suất sinh lời khá hấp dẫn, 900 đồng cổ tức của L14 chia cho thị giá 6.800 đồng/CP, suất sinh lời lên đến hơn 13%, còn cao hơn cả EFI.

 

Trong khi đó, theo lời của một nhân viên môi giới, chỉ cần tỷ suất cổ tức/thị giá từ 10% trở lên là đủ để tạo nên sự hấp dẫn cho các NĐT. Nhiều CP có tỷ suất hấp dẫn, giá cũng không quá nóng, rõ ràng NĐT có nhiều sự lựa chọn.

 

Thách thức chiều sâu

 

Giả sử, NĐT nắm trong tay 1 tỷ đồng, nếu chọn kênh gửi tiết kiệm toàn bộ số tiền này để hưởng lãi tuy ít nhưng lại dễ, nhưng nếu đem 1 tỷ đồng đầu tư toàn bộ vào một vài CP để hưởng cổ tức nhìn có vẻ cao hơn tiền gửi lại không dễ.

 

Chẳng hạn trường hợp của L14, thanh khoản mỗi phiên chỉ vài ngàn đến vài chục ngàn CP, tương ứng với giá trị giao dịch chỉ tầm 100-200 triệu đồng trở xuống. Như vậy, chỉ cần NĐT “quăng” cục tiền vài trăm triệu vào L14 không tăng “trần trùng trục” một vài phiên liên tiếp mới lạ.

 

Mà nếu xảy ra hiện tượng này NĐT vừa không mua được CP vừa đẩy giá CP tăng cao hơn nữa. Vậy nên rất dễ hiểu vì sao những CP có thanh khoản tốt, quy mô lớn, chia cổ tức tiền mặt đều đặn như VNM lại có giá cao như vậy. Hơn nữa với nhiều người, phương án đa dạng hóa danh mục sẽ được chọn lựa chứ không phải bỏ hết trứng vào một giỏ.

 

Ngoài nguyên nhân khách quan về quy mô, cũng phải nói thêm 2 nguyên nhân đến từ phía doanh nghiệp. Với một số công ty, nhất là những công ty nhỏ, sự tương tác với TTCK không lớn, nên khi thông tin chia cổ tức xuất hiện, cũng không thể tạo ra hiệu ứng đáng kể, chẳng hạn như tăng mạnh lực mua. Điều này sẽ khó lòng thu hút thêm những NĐT khác.

 

Một NĐT kỳ cựu trên thị trường cho biết, anh đã từng thấy một số CP có cổ tức hấp dẫn nhưng lại lừng khừng không mua, phần vì thanh khoản không cao nhưng mặt khác do chưa có thời gian để tìm hiểu kỹ công ty. Vấn đề cần đề cập ở đây là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và NĐT cần phải được duy trì, thậm chí làm rõ trong một lúc nào đó và đây là việc cần thực hiện liên tục.

 

Khác với kiểu thông tin mang tính chất “bơm đẩy”, khi công ty có sự kiện nào đó thì “ra tin tốt” liên tục đến khi hết lại thôi. Về mặt này, không ít công ty nhỏ đang bị thiếu một cách trầm trọng. Chia cổ tức bằng tiền mặt, thậm chí với tỷ lệ cao là cơ sở cho thấy doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, như vậy doanh nghiệp cũng nên tận dụng cơ hội để tiếp cận với NĐT.

 

Trong một chừng mực nào đó, có khi cổ tức bằng tiền mặt trở nên phổ biến trước cả doanh nghiệp, doanh nghiệp lại trở nên lạc hậu về mặt thông tin, hình ảnh trong mắt các NĐT.

 

Theo Thái Ca

Sài gòn đầu tư

http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/dau-tu-nhin-co-tuc-tien-mat-2013061808575444320ca31.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 170
  • Truy cập hôm nay: 1046
  • Lượt truy cập: 8594028