Khó khăn, doanh nghiệp thất hứa với cổ đông
2013-05-16 11:01:21
Mùa đại hội cổ đông năm nay chứng kiến khá nhiều cảnh hội đồng quản trị xin khất cổ tức với cổ đông, dù trước đó kế hoạch kinh doanh của cả năm 2012 đã được gửi văn bản xin phép điều chỉnh giảm.
Có doanh nghiệp cho đến thời điểm này còn chưa thanh toán cổ tức năm 2011 cho cổ đông, càng khiến cho những ông chủ thấp cổ bé họng (vốn đang nắm giữ số lượng cổ phần không lớn) càng thêm sốt ruột với cổ tức năm 2012 và những năm tiếp theo. Một trường hợp như thế đã xảy ra tại đại hội cổ đông Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị dầu khí diễn ra cuối tháng 4 vừa qua.
Năm 2012, Công ty này đã phải xin ý kiến cổ đông bằng văn bản điều chỉnh lại kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp nhất từ 56,7 tỷ đồng xuống còn 15 tỷ đồng, điều chỉnh kế hoạch cổ tức từ 11% xuống còn 4%.
Thế nhưng khi đến đại hội cổ đông, các cổ đông mới được biết là Công ty vẫn không hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận đã điều chỉnh, con số thực hiện của 2012 chỉ đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 8,1 tỷ đồng. Điều khiến các cổ đông sốt ruột là đến giờ Công ty vẫn chưa hoàn thành việc trả cổ tức 2011 cho cổ đông.
Tại đại hội cổ đông năm ngoái, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phạm Văn Hiệp và Tổng giám đốc Nguyễn Đình Trung hứa với cổ đông rằng sẽ thanh toán xong cổ tức 2011 trước ngày 31/12/2012. Thế nhưng đến cuối 2012, Công ty lại gửi văn bản cho cổ đông xin thanh toán 1 nửa cổ tức của 2011 trong năm 2012 còn nửa kia sẽ trả trước ngày 31/5/2013.
Đến trước ngày đại hội cổ đông, khi cổ đông hỏi thì Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phạm Văn Hiệp vẫn hứa là sẽ trả nốt cổ tức đợt 2 năm 2011 trước ngày 31/5/2013. Khi cổ đông chất vấn tại đại hội cổ đông về thời điểm thực hiện lời hứa trả cổ tức đợt 2 năm 2011 thì ông Chủ tịch lại đề nghị Tổng giám đốc trả lời thay và Tổng giám đốc Nguyễn Đình Trung lại giải trình rằng chưa thu xếp xong nguồn tiền trả cổ tức và hứa rằng sẽ thanh toán toàn bộ cổ tức 2011 và 2012 trước ngày 31/12/2013.
Trường hợp của Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ thuộc Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) thì khác hơn một chút. Dù trả cổ tức các năm trước khá sòng phẳng nhưng vì công ty không hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2012 nên mức cổ tức bị giảm hơn một nửa, thay vì kế hoạch là 12% trở lên thì trong đại hội cổ đông năm nay, với lợi nhuận chỉ đạt hơn 6,4 tỷ đồng (bằng 26,67% kế hoạch) thì Hội đồng Quản trị cương quyết giữ nguyên quan điểm chỉ trả cổ tức mức 5%.
Và, khi cổ đông chất vấn về sự thất hứa này tại đại hội cổ đông, lãnh đạo công ty đã viện dẫn các khó khăn và dùng quyền đại diện 36% của Vinacomin để chốt lại con số 5% cổ tức.
Trường hợp khác là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương (CTS). Năm 2012, lợi nhuận sau thuế của CTS đạt 72,7 tỷ đồng, hoàn thành 112% kế hoạch năm, tổng doanh thu gần 175,7 tỷ đồng, hoàn thành 106,94% kế hoạch.
“Nhưng tỷ lệ chia cổ tức là 6% - thấp hơn so với mức đặt ra kế hoạch là 8%. Trong khi đó tình hình hoạt động doanh nghiệp vẫn khá là tốt”, một cổ đông nói.
Việc kinh doanh khó khăn, tiếp cận vốn ngân hàng không dễ dàng là những điểm khiến cho nhiều doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch đặt ra. Do vậy, việc thực hiện các cam kết đặt ra về việc chi trả lợi nhuận mục tiêu cho cổ đông là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, có nhiều công ty, dù kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh không đến nỗi ảm đạm, thậm chí vượt kế hoạch nhưng lại vẫn phá vỡ các cam kết trước đó đã làm nản lòng không ít nhà đầu tư.
Một nhà đầu tư tham gia đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp nêu trên giãi bày, trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, cổ đông cũng hết sức thông cảm với doanh nghiệp trong việc thực hiện các cam kết đã đưa ra từ đại hội cổ đông trước đó. Nhưng doanh nghiệp cũng đặt địa vị của cổ đông bên ngoài để từ đó có cách ứng xử một cách hợp lý.
Cổ đông đã đồng hành với doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng nên hành xử sao cho có trách nhiệm. “Đừng mượn trào lưu khó khăn để từ đó phá vỡ những cam kết trước đó gây mất niềm tin còn sót lại của những cổ đông như chúng tôi”, một nhà đầu tư nói.
Thông thường, với nhiều doanh nghiệp, khi đặt ra các chỉ tiêu kinh doanh, doanh nghiệp thường đặt ra mục tiêu thấp hơn so với khả năng thực hiện bởi đi kèm theo đó là các khoản trích lập, thanh toán, chỉ trả cho cả năm tài chính. Như vậy, khó có thể có chuyện đặt mục tiêu 10 thực hiện chỉ có 1.
Chính vì vậy, với nhiều cổ đông, việc đòi hỏi thực hiện đúng như cam kết là hoàn toàn chính đáng và hợp lý và nhà đầu tư thường vẫn đánh giá doanh nghiệp qua hành động hơn là lời hứa. Còn nếu việc đã hứa nhưng tìm cách thất hứa hay tìm mọi cách để trách nhiệm thực hiện cam kết ít đi thì sự thất vọng của nhà đầu tư sẽ chuyển thành hành động thực tế, đó là rút vốn khỏi doanh nghiệp. Và, hệ quả lâu dài không chỉ dừng lại ở câu chuyện cổ tức trước mắt.
Có doanh nghiệp cho đến thời điểm này còn chưa thanh toán cổ tức năm 2011 cho cổ đông, càng khiến cho những ông chủ thấp cổ bé họng (vốn đang nắm giữ số lượng cổ phần không lớn) càng thêm sốt ruột với cổ tức năm 2012 và những năm tiếp theo. Một trường hợp như thế đã xảy ra tại đại hội cổ đông Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị dầu khí diễn ra cuối tháng 4 vừa qua.
Năm 2012, Công ty này đã phải xin ý kiến cổ đông bằng văn bản điều chỉnh lại kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp nhất từ 56,7 tỷ đồng xuống còn 15 tỷ đồng, điều chỉnh kế hoạch cổ tức từ 11% xuống còn 4%.
Thế nhưng khi đến đại hội cổ đông, các cổ đông mới được biết là Công ty vẫn không hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận đã điều chỉnh, con số thực hiện của 2012 chỉ đạt lợi nhuận sau thuế hợp nhất là 8,1 tỷ đồng. Điều khiến các cổ đông sốt ruột là đến giờ Công ty vẫn chưa hoàn thành việc trả cổ tức 2011 cho cổ đông.
Tại đại hội cổ đông năm ngoái, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phạm Văn Hiệp và Tổng giám đốc Nguyễn Đình Trung hứa với cổ đông rằng sẽ thanh toán xong cổ tức 2011 trước ngày 31/12/2012. Thế nhưng đến cuối 2012, Công ty lại gửi văn bản cho cổ đông xin thanh toán 1 nửa cổ tức của 2011 trong năm 2012 còn nửa kia sẽ trả trước ngày 31/5/2013.
Đến trước ngày đại hội cổ đông, khi cổ đông hỏi thì Chủ tịch Hội đồng Quản trị Phạm Văn Hiệp vẫn hứa là sẽ trả nốt cổ tức đợt 2 năm 2011 trước ngày 31/5/2013. Khi cổ đông chất vấn tại đại hội cổ đông về thời điểm thực hiện lời hứa trả cổ tức đợt 2 năm 2011 thì ông Chủ tịch lại đề nghị Tổng giám đốc trả lời thay và Tổng giám đốc Nguyễn Đình Trung lại giải trình rằng chưa thu xếp xong nguồn tiền trả cổ tức và hứa rằng sẽ thanh toán toàn bộ cổ tức 2011 và 2012 trước ngày 31/12/2013.
Trường hợp của Công ty Cổ phần đầu tư, thương mại và dịch vụ thuộc Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) thì khác hơn một chút. Dù trả cổ tức các năm trước khá sòng phẳng nhưng vì công ty không hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2012 nên mức cổ tức bị giảm hơn một nửa, thay vì kế hoạch là 12% trở lên thì trong đại hội cổ đông năm nay, với lợi nhuận chỉ đạt hơn 6,4 tỷ đồng (bằng 26,67% kế hoạch) thì Hội đồng Quản trị cương quyết giữ nguyên quan điểm chỉ trả cổ tức mức 5%.
Và, khi cổ đông chất vấn về sự thất hứa này tại đại hội cổ đông, lãnh đạo công ty đã viện dẫn các khó khăn và dùng quyền đại diện 36% của Vinacomin để chốt lại con số 5% cổ tức.
Trường hợp khác là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương (CTS). Năm 2012, lợi nhuận sau thuế của CTS đạt 72,7 tỷ đồng, hoàn thành 112% kế hoạch năm, tổng doanh thu gần 175,7 tỷ đồng, hoàn thành 106,94% kế hoạch.
“Nhưng tỷ lệ chia cổ tức là 6% - thấp hơn so với mức đặt ra kế hoạch là 8%. Trong khi đó tình hình hoạt động doanh nghiệp vẫn khá là tốt”, một cổ đông nói.
Việc kinh doanh khó khăn, tiếp cận vốn ngân hàng không dễ dàng là những điểm khiến cho nhiều doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch đặt ra. Do vậy, việc thực hiện các cam kết đặt ra về việc chi trả lợi nhuận mục tiêu cho cổ đông là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, có nhiều công ty, dù kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh không đến nỗi ảm đạm, thậm chí vượt kế hoạch nhưng lại vẫn phá vỡ các cam kết trước đó đã làm nản lòng không ít nhà đầu tư.
Một nhà đầu tư tham gia đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp nêu trên giãi bày, trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, cổ đông cũng hết sức thông cảm với doanh nghiệp trong việc thực hiện các cam kết đã đưa ra từ đại hội cổ đông trước đó. Nhưng doanh nghiệp cũng đặt địa vị của cổ đông bên ngoài để từ đó có cách ứng xử một cách hợp lý.
Cổ đông đã đồng hành với doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng nên hành xử sao cho có trách nhiệm. “Đừng mượn trào lưu khó khăn để từ đó phá vỡ những cam kết trước đó gây mất niềm tin còn sót lại của những cổ đông như chúng tôi”, một nhà đầu tư nói.
Thông thường, với nhiều doanh nghiệp, khi đặt ra các chỉ tiêu kinh doanh, doanh nghiệp thường đặt ra mục tiêu thấp hơn so với khả năng thực hiện bởi đi kèm theo đó là các khoản trích lập, thanh toán, chỉ trả cho cả năm tài chính. Như vậy, khó có thể có chuyện đặt mục tiêu 10 thực hiện chỉ có 1.
Chính vì vậy, với nhiều cổ đông, việc đòi hỏi thực hiện đúng như cam kết là hoàn toàn chính đáng và hợp lý và nhà đầu tư thường vẫn đánh giá doanh nghiệp qua hành động hơn là lời hứa. Còn nếu việc đã hứa nhưng tìm cách thất hứa hay tìm mọi cách để trách nhiệm thực hiện cam kết ít đi thì sự thất vọng của nhà đầu tư sẽ chuyển thành hành động thực tế, đó là rút vốn khỏi doanh nghiệp. Và, hệ quả lâu dài không chỉ dừng lại ở câu chuyện cổ tức trước mắt.
Theo Hoàng Nam
VnEconomy
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 198
- Truy cập hôm nay: 1978
- Lượt truy cập: 8594960