ETF và chặng đường 20 năm tuổi
2013-01-28 10:33:17
Vào khoảng thời gian này của 20 năm trước, State Street – một tập đoàn cung cấp dịch vụ tài chính đến từ nước Mỹ - bắt đầu triển khai một loại sản phẩm có tên gọi Quỹ hoán đổi danh mục (exchange-traded fund – ETF) theo dõi chỉ số S&P 500. Được gắn mã SPDR, sản phẩm này được phát âm thành Spider. Mặc dù không phải là quỹ đầu tiên theo dõi 1 chỉ số (1 quỹ tương tự đã được đưa vào hoạt động tại Toronto từ năm 1990), Spider đã nhanh chóng trở thành khuôn mẫu cho các quỹ ETF – ngành đang quản lý khối tài sản trị giá 2.000 tỷ USD – gần bằng qui mô của ngành quỹ đầu cơ.
Trong mấy thập kỷ gần đây, ETF là một trong những sản phẩm sáng tạo khá thành công trên thị trường tài chính. Sự thành công của các quỹ ETF được tạo nên bởi 2 thứ: giá rẻ và sự tiện lợi.
Tỷ lệ chi phí hoạt động (chi phí/tổng tài sản mà quỹ quản lý) của Spider chỉ là 0,09%/năm và điều này cho phép nhà đầu tư thu về mức lợi nhuận gần bằng với lợi nhuận thực sự của toàn thị trường. Trong khi đó, các quỹ tương hỗ (giúp nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu và có tỷ lệ chi phí hoạt động vào khoảng trên 1%/năm), khiến nhà đầu tư có khả năng thua lỗ và chi phí quá cao.
Thứ 2, ETF cũng là ngành phát triển với tốc độ vượt bậc. Tính đến cuối năm ngoái, tổng cộng có tới 4.731 quỹ ETF, cho phép nhà đầu tư sử dụng loại hình này để đầu tư vào hầu hết các loại tài sản. Họ hoàn toàn có thể tạo dựng 1 danh mục đa dạng chỉ gồm các ETF và dễ dàng chuyển đổi cách phân bổ danh mục chỉ trong vài giây. Điều này khiến ETF rất hấp dẫn đối với các nhà giao dịch thường xuyên và với cả các quỹ đầu cơ Trong năm 2012, khoảng 16% khối lượng giao dịch trên sàn chứng khoán New York là các giao dịch của các quỹ ETF.
Cho đến nay, vẫn chưa thể tìm thấy bất cứ dấu hiệu suy giảm nào của ngành này. Nhà đầu tư đã rót khoảng hơn 265 tỷ USD vào các quỹ ETF trong năm 2012, tăng mạnh so với con số 170 tỷ USD của năm 2011. Tốc độ tăng trưởng gộp trong thập kỷ vừa qua lên tới 29,6%. Kể cả khi xét đến con số 2.000 tỷ USD, ngành này vẫn là 1 “đứa trẻ” so với con số 26 nghìn tỷ USD đổ vào các quỹ tương hỗ trên toàn thế giới.
Theo dõi các chỉ số là lĩnh vực mà tại đó nhà đầu tư có được lợi thế là qui mô: quản lý 10 tỷ USD sẽ tốn ít chi phí hơn so với việc quản lý 1 tỷ USD. Các nhà quản lý quỹ có thể hưởng lợi từ vòng quay trong đó qui mô quỹ càng lớn thì mức phí càng thấp và do đó càng lôi kéo được nhiều nhà đầu tư và cuối cùng là qui mô ngày càng phình to. Kết quả là đây là ngành khá tập trung. 3 quỹ lớn nhất là iShares (trực thuộc BlackRock), State Street (sử dụng nhãn hiệu Spider cho tất cả các quỹ) và Vanguard chiếm tới gần 70% tổng tài sản của ngành. Hồi đầu tháng này, BlackRock vừa đạt được thỏa thuận mua lại mảng kinh doanh ETF của Credit Suisse (hiện có 58 quỹ với tổng tài sản trị giá 17,6 tỷ USD).
Tuy nhiên, sự nổi lên của ETF cũng gây nên nhiều tranh cãi. Các quỹ ETF lâu đời như Spider hiện đang áp dụng các mô hình từ những năm 1970: mô phỏng 1 chỉ số bằng cách mua tất cả các trái phiếu hoặc cổ phiếu. Tuy nhiên, do một số tài sản có tính thanh khoản thấp, việc thực sự mua lại tất cả các thành phần của chỉ số đó là điều rất khó khăn. Do đó, một số quỹ chọn cách hoán đổi danh mục với 1 đối tác khác (thường là 1 ngân hàng) và đồng ý phân chia lại lợi nhuận.
Sự xuất hiện của các sản phẩm này (thường được miêu tả là các ETF “tổng hợp”) khiến các nhà quản lý lo lắng. Tháng 3/2010, Ủy ban chứng khoán Mỹ đã tạm dừng việc chấp thuận cho ra đời các ETF tổng hợp mới (các sản phẩm đã ra đời trước đó vẫn được phép tiếp tục hoạt động). Bộ 3 các nhà quản lý (bao gồm Ủy ban ổn định tài chính, Ngân hàng thanh toán quốc tế và Quỹ tiền tệ thế giới) cũng lên tiếng bày tỏ lo ngại.
Đặc biệt, các cơ quan chức năng lo ngại về mối liên hệ giữa các ngân hàng đầu tư và các quỹ ETF tổng hợp. Điều gì sẽ xảy ra nếu như ngân hàng đối tác sụp đổ (lo ngại này là điều hiển nhiên sau vụ Lehman Brothers sụp đổ)? Vấn đề này gây nhiều lo ngại nhất ở châu Âu, nơi các quỹ ETF dạng này phổ biến hơn nhiều so với ở Mỹ.
Mặc dù ở châu Âu chưa hề có bất cứ giới hạn luật lệ nào đối với các ETF tổng hợp, dường như nhà đầu tư vẫn ưa chuộng các quỹ ETF thực sự lựa chọn danh mục. Trong năm 2012, iShares (tập trung chủ yếu vào các ETF dạng này) đã chứng kiến thị phần tại châu Âu tăng tới 38%. Tuy nhiên, đối với một số tài sản (đặc biệt là hàng hóa), sử dụng các hợp đồng phái sinh sẽ đem lại nhiều thuận lợi hơn so với mua ngay. Do đó, ETF tổng hợp sẽ không bao giờ có thể biến mất hoàn toàn.
Các quỹ ETF có tỷ lệ đòn bẩy cao cũng là điều gây lo ngại. Do cách thức xây dựng, về dài hạn, lợi suất mà các quỹ này đem lại không phản ánh sát thực những gì đang diễn ra với chỉ số mà nó mô tả. Kết quả là, nhà đầu tư nhỏ lẻ có nguy cơ bị chệch hướng.
Dẫu vậy, dù sao thì các quỹ ETF vẫn chưa hề gây ra 1 vụ scandal nào có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của chúng. Đồng thời, các quỹ cũng nhanh chóng được cải tiến. Mới tháng trước, iShares vừa triển khai loại hình ETF được thiết kế sao cho rủi ro được giảm thiểu đến mức tối thiểu bằng cách lựa chọn các cổ phiếu ổn định hơn mức trung bình của thị trường. Nếu bạn có thể tưởng tượng ra các phong cách đầu tư, ngành này sẽ tạo ra được loại ETF phù hợp với nhu cầu của bạn.
Thu Hương
Theo Economist
http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/etf-va-chang-duong-20-nam-tuoi-20130127093134446ca31.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,529.70 | 5,029.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,596.20 | 4,096.20 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,682.20 | 13,182.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,747.30 | 1,347.30 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 122
- Truy cập hôm nay: 5542
- Lượt truy cập: 8832864