Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Kỳ vọng trong cạm bẫy
2013-01-15 09:08:40

Vì vậy, đi kèm với khả năng sinh lời hấp dẫn, cạm bẫy cũng trở nên khó lường hơn và đôi khi lại bắt nguồn từ chính kỳ vọng của NĐT.

Thông tin thua lỗ lại tăng giá

PVX (Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam) là một trong những CP có giá trị vốn hóa lớn nhất tại HNX và cũng là CP có tính đầu cơ khá cao. Biến động giá của PVX mỗi khi “vào phom” thường rất mạnh, tạo nên sự phấn khích cho những ai “kết” CP này.

Nhưng có một thực tế là trong năm 2012, diễn biến giá CP của PVX kém hơn hẳn một số năm trước đó. Kết quả kinh doanh thua lỗ, chỉ riêng 3 quý đầu năm 2012 đã lỗ hơn 480 tỷ đồng, đi kèm với đó là những khoản nợ vay “ngàn tỷ” là rủi ro rất lớn của PVX, có thể khiến các NĐT “cháy tay” bất cứ lúc nào.

Đầu năm 2013 vào ngày 2-1, PVX công bố thông tin thay đổi tổng giám đốc, HĐQT, như miễn nhiệm ông Vũ Đức Thuận và thế vào ông Trần Minh Ngọc, nguyên Trưởng Ban quản lý dự án Đóng mới giàn khoan tự nâng 60m nước, thuộc Tập đoàn Dầu khí tại vị trí này.

Đầu năm thay tướng, có thể là dấu hiệu kỳ vọng về sự đổi vận sau 1 năm 2012 đầy khó khăn; thay tướng cũng là dấu hiệu cho thấy công ty vẫn còn nhiều việc phải làm, phải cải tổ, trong đó đội ngũ nhân sự để chèo lái công ty vẫn chưa ổn định.

Nhưng đáng chú ý là tin đồn về việc PVX thua lỗ nặng cũng đồng thời được xuất hiện vào khoảng ngày 10-1. Theo suy đoán của một số NĐT thì tin đồn có vẻ… hợp lý. Chẳng hạn, quý IV-2012, thị trường xây dựng bất động sản, liên quan đến hoạt động của PVX cũng chưa có gì sáng sủa, hoạt động của công ty cũng chưa cho thấy điểm gì nổi trội để có thể thay đổi cục diện.

Nhưng ngày 11-1, CP này lại… tăng trần từ 5.700 đồng/CP lên 6.000 đồng/CP với KLGD lên đến 12,6 triệu CP. Một nhân viên môi giới nhiều kinh nghiệm chứng kiến trường hợp của PVX đã hồi tưởng trường hợp của VSP trước đây (giờ đang “vật vã” trên UPCoM), cứ có thông tin liên quan đến thua lỗ là lại tăng, thậm chí tăng mạnh.

Cẩn trọng khối ngoại

Một CP cũng thu hút rất nhiều sự chú ý trong thời gian qua là BVH khi đã tăng từ 28.000 đồng/CP lên hơn 50.000 đồng/CP. Là blue chip, vốn hóa lớn, lại tăng giá gần gấp đôi, chứng tỏ dòng tiền tập trung tại CP này rất lớn. Việc tăng giá của BVH trong xu hướng tăng chung của thị trường là chuyện dễ hiểu, bản chất CP này cũng luôn có những đợt tăng giá bất ngờ nên đợt sóng này cũng trở nên bình thường.

Nhưng ở đây cần lưu ý đến một vấn đề, trong khoảng 20 phiên gần nhất, giao dịch của NĐTNN tại CP này là khá cân bằng, có mua có bán, phiên mua ròng và bán ròng xen kẽ nhau. Phiên 11-1, BVH khớp hơn 500.000 CP thì tổng lượng mua và bán của khối ngoại tại CP này vào khoảng 250.000 CP.

Trong đợt sóng tăng này của BVH, dòng tiền cả ngoại lẫn nội đã cộng hưởng và tạo ra những phiên có diễn biến ngoạn mục. Trong điều kiện thị trường khả quan, có thể kỳ vọng về những kịch bản tốt đẹp, nào là khối ngoại đã bỏ lỡ cơ hội tại BVH, giá CP sẽ còn tăng.

Nhưng khi giá CP đã tăng mạnh thì phải chốt lời, đó cũng là chuyện bình thường. Và trong thực tế, chỉ cần khối ngoại đem BVH ra xả dồn dập khoảng 3-5 phiên các NĐT khác có thể “rối loạn”.

Chưa kể, nếu dòng tiền của NĐTNN chững lại trong một khoảng thời gian nào đó với BVH, giá CP này sẽ xuất hiện những biến động khó lường, vì để “lướt” được BVH phải có vốn lớn và đánh “dài”, trong khi các dòng tiền “mua theo” khối ngoại xem chừng không đạt được tiêu chí này.

Ngày 4-1, mặc dù BVH tăng trần từ 42.300 đồng/CP lên 44.400 đồng/CP, nhưng NĐTNN không mua vào BVH mà lại bán ra 160.000 CP.

Trước những kỳ vọng, đi kèm theo những tin đồn liên quan đến khả năng các doanh nghiệp đã đầy room nước ngoài trong sở hữu cổ phần (49%) có thể phát hành thêm CP không hoặc hạn chế biểu quyết, một số CP từ chỗ đang “lừ đừ” đã bật vọt một cách mạnh mẽ.

Điển hình như trường hợp VNM (Vinamilk) đã tăng trong 4 phiên gần nhất từ 88.000 đồng/CP lên 103.000 đồng/CP. Trước khi tăng, VNM đã có một khoảng thời gian dài chỉ dao động quanh mốc 85.000-86.000 đồng/CP. Trường hợp tương tự là FPT khi cũng có 3 phiên tăng từ hơn 36.000 đồng/CP lên 39.500 đồng/CP trước khi giảm nhẹ trở lại vào phiên cuối tuần.

VNM, FPT là những CP được khối ngoại ưa chuộng nên tỷ lệ nắm giữ khá ổn định, vì vậy có thể dẫn đến động thái “mua trước” nhằm chờ đợi cơ hội để nếu NĐTNN có được mua thêm thì có cái bán lại thu lời.

Lập luận trên cũng phần nào có cơ sở, nhưng cần lưu ý rằng từ tin đồn đến tin chính thức, kỳ vọng đến thực tế, từ dự kiến đến triển khai là một khoảng cách xa vời vợi. Liệu thị trường có “đẹp” cho đến khi các kỳ vọng trên trở thành hiện thực, NĐT có đủ sức nắm giữ đến lúc đó để kiếm lãi (nếu có) hay không, hay chỉ cần vài phiên giảm mạnh là có thể tán loạn?

Thực tế, chiến thuật “chạy trước” NĐTNN không phải lúc nào cũng phát huy tác dụng, ngược lại đã có không ít lần trở thành “bom xịt” khi NĐT trong nước cứ mua trước, cứ chờ, nhưng NĐTNN cứ không mua. Bản thân các NĐTNN cũng hoàn toàn có thể thấy được vấn đề nên bằng nhiều cách, chẳng hạn có thể nhờ một bên thứ 3 mua giúp nếu cần và chờ sẵn.

Nếu được phép gia tăng sở hữu vượt 49%, bên “mua giúp” chỉ cần làm một động tác bán lại là mọi việc kết thúc. Đây mới chỉ là một giả thiết đơn giản, thực chất việc phát hành những CP không có quyền biểu quyết trong thực tế phức tạp hơn rất nhiều.

 

Theo Thái Ca

SGĐTTC

http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/ky-vong-trong-cam-bay-2013011411186131ca31.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 119
  • Truy cập hôm nay: 670
  • Lượt truy cập: 8601040