Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Ông Lê Chí Phúc-Giám đốc quỹ đầu tư SGI: Doanh nghiệp BĐS vẫn khó khăn trong 1-2 năm tới
2012-12-28 08:39:01

Thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu ấm trở lại khi VN-Index đã vượt 400 điểm và giá trị giao dịch sàn HoSE vượt 1.000 tỷ đồng trong một tuần trở lại đây. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Chí Phúc, Giám đốc quỹ đầu tư SGI về các cơ hội đầu tư trong thời gian tới.

Thị trường đang đứng trước các luồng thông tin trái chiều, giá điện tăng 5% từ 24/12, GDP năm 2012 đạt 5,02% thấp nhất kể từ năm 1999, tuy nhiên lạm phát chỉ còn 6,81%, lãi suất giảm, chuẩn bị giảm thuế TNDN từ 1/7/2013, ông đánh giá thế nào về cơ hội của thị trường trong thời gian tới?

Ông Lê Chí Phúc: TTCK đã giảm mạnh và kéo dài từ tháng 5 và tăng lại 10% trong tháng 12 vừa qua. Nguyên nhân chính là nhờ những thông tin tích cực về sự ổn định của kinh tế vĩ mô và kỳ vọng vào các chính sách hỗ trợ hướng vào ngành bất động sản sẽ giúp kinh tế tạo đáy. Tuy vậy, muốn TTCK tăng bền vững cần có sự cải thiện trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cho tới thời điểm này, tôi chưa thấy triển vọng đó trong 3-6 tháng tới.

Một số công ty đã có hoạt động kinh doanh ổn định trở lại, nhưng một vài nhóm ngành điển hình là ngân hàng và bất động sản vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2013. Bởi vậy, tôi thấy cơ hội cho một xu hướng phân hóa trong khi Index không có biến động quá lớn theo cả hai chiều.

Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào giá cổ phiếu bất động sản sẽ tăng mạnh sau khi Thống đốc NHNN tuyên bố sẽ bơm 100.000 – 150.000 tỷ đồng để giải quyết nợ xấu liên quan đến bất động sản từ quý 2/2013, tuy nhiên thực tế ở thời điểm hiện tại các công ty xây dựng và bất động sản gần như nằm “chờ chết”, thua lỗ kéo dài, KQKD yếu kém, nợ cổ tức triền miên, đánh giá của ông về nhóm cổ phiếu này ra sao?

Nhóm ngành bất động sản, xây lắp và vật liệu xây dựng là tâm điểm trong loạt chính sách hỗ trợ gần đây được Chính Phủ đưa ra. Trong một tháng qua, nhóm cổ phiếu này đã tăng trung bình 20-30%, gấp nhiều lần mức độ tăng của Index.

Xét về khía cạnh tích cực, nhiều DN bất động sản trước đây phải từng ngày đối mặt với nguy cơ vỡ nợ nay đã được Ngân hàng kéo dài thời hạn trả gốc và lãi vay, thậm chí bơm thêm vốn để hoàn thiện công trình nhằm đẩy mạnh tiêu thủ sản phẩm. Cổ phiếu của các DN này đang được thị trường định giá lại từ mức “khả năng phá sản cao” lên mức “sẽ không phá sản nữa”.

Tuy nhiên, DN trong ngành này đang phải đối mặt với thực tế là giá vốn của hàng tồn kho hầu hết đã cao hơn mức giá thị trường có thể giao dịch trong khi nợ vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu. Vì vậy, doanh nghiệp bất động sản sẽ có kết quả kinh doanh khá tiêu cực trong 1-2 năm tới, cụ thể là không bán được hàng như 2012, hoặc bán được hàng thì lợi nhuận âm và dòng tiền thu về sẽ dành hết trả nợ Ngân hàng.

Theo thời gian, một bộ phận DN bất động sản sẽ quay trở lại trạng thái “khả năng phá sản cao”. Đây là quá trình thanh lọc tất yếu và lành mạnh của nền kinh tế.

Theo ông nhóm ngành nào sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách mới của Chính phủ?

Nhìn chung, gói chính sách hỗ trợ hướng vào ngành bất động sản. Tuy nhiên, tâm điểm của nguồn vốn và các chính sách thu hẹp vào nhóm nhà xã hội và nhà thu nhập thấp. Đây là thế mạnh của các Tổng công ty như Vinaconex, Viglacera, Handico, HUD,…

Điểm đáng chú ý là hàng tồn kho nhà thu nhập thấp hiện không nhiều. Như vậy số tiền hỗ trợ này lại dành nhiều cho một nguồn cung mới.

Hiệu ứng lan tỏa của chính sách tới các phân khúc sản phẩm khác và tới các doanh nghiệp bất động sản khác là một dấu hỏi cần chờ thời gian trả lời. Nếu hiệu ứng tích cực không mạnh thì ngành Ngân hàng cũng không sớm giải quyết được nhiều nợ xấu liên quan tới bất động sản như kỳ vọng.

Có ý kiến cho rằng, các quỹ đầu tư ở thời điểm hiện tại đều “hết tiền” và chỉ chờ đóng quỹ, một số quỹ “sống được” là nhờ nguồn ủy thác từ NHTM, nhưng hiện dòng vốn này đang được kiểm soát chặt, vậy hướng đi nào cho các quỹ đầu tư trong năm 2013 khi nguồn tiền vẫn đang cạn kiệt như hiện nay?

Khi lãi suất tiếp tục giảm trong thời gian tới, các Ngân hàng, công ty Bảo hiểm, Chứng khoán và nhà đầu tư… sẽ cần tìm các kênh đầu tư hấp dẫn hơn trái phiếu chính phủ hay gửi tiết kiệm.

Ngoài ra, dòng vốn mới đặc biệt từ Nhật Bản và các nước Asean, đang tích cực tìm kiếm cơ hội M&A với các doanh nghiệp tốt, đầu ngành của Việt Nam. Riêng trong năm khó khăn như 2012 vẫn có khoảng 1,5 tỷ USD vốn mới đầu tư vào cổ phiếu đã chảy vào thị trường. Những thông tin công bố gần đây của CTG, Xi măng Thăng Long, Prime Group… cho thấy dòng tiền này vẫn đang tiếp tục chảy mạnh trong năm 2013.

Áp lực thoái vốn của các quỹ đầu tư thế hệ 2006-2007 trong thời gian tới là khá lớn. Giải pháp hiện nay được nhiều công ty quản lý quỹ thực hiện là chuyển các quỹ này sang quỹ mở để nhà đầu tư chủ động thực hiện việc thoái vốn. Quỹ nào có kết quả tích cực, uy tín tốt sẽ giữ chân được nhà đầu tư thậm chí thu hút được vốn mới và ngược lại, quỹ nào hiệu quả kém sẽ chịu sức ép rút vốn.

Tôi hy vọng Bộ tài chính và UBCK tiếp tục đẩy nhanh quá trình đưa ra các hình thức sản phẩm tài chính và quỹ mới để thúc đẩy sự phát triển của ngành quản lý quỹ cũng như TTCK Việt Nam.

Xin cảm ơn ông

Phương Mai

Theo TTVN

http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/ong-le-chi-phucgiam-doc-quy-dau-tu-sgi-doanh-nghiep-bds-van-kho-khan-trong-12-nam-toi-20121228081752538ca31.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 129
  • Truy cập hôm nay: 1215
  • Lượt truy cập: 8601585