Khi các quỹ nước ngoài chốt lời từng phần các khoản đầu tư tốt nhất để tái cơ cấu danh mục đầu tư, thì các quỹ thành viên trẻ trung mang một luồng sinh khí mới tại các công ty niêm yết.
Bất chấp việc nhiều quỹ đầu tư sa lầy, một số tên tuổi lớn vẫn đang chốt lời các khoản đầu tư đúng địa chỉ như VNM, REE hay CII, DHG, KDC... Sau giai đoạn đồng hành "nếm mật nằm gai" cùng đối tác, nhiều công ty trong số này đã vươn lên thành những tập đoàn lớn, song hành cùng các khoản đầu tư từ Dragon Capital, VinaCapital. Và khi các quỹ nước ngoài chốt lời từng phần các khoản đầu tư tốt nhất để tái cơ cấu danh mục đầu tư, thì các quỹ thành viên trẻ trung mang một luồng sinh khí mới tại các công ty niêm yết.
Bò vàng vắt ra sữa vàng
VNM trở thành cổ phiếu đáng thèm muốn trong danh mục của nhiều quỹ đầu tư ở Việt Nam.
Trong báo cáo tháng 10, Quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF) thuộc Tập đoàn VinaCapital thông báo đã chuyển nhượng nửa triệu cổ phiếu VNM (Vinamilk), với mức giá 155.000 đồng/CP, cao hơn giá thị trường gần 24%.
"Mặc dù lượng bán ra chỉ đại diện khá nhỏ cho số lượng cổ phiếu VNM mà Quỹ đang nắm giữ, nhưng cho thấy các nhà đầu tư đang rất thèm khát việc nắm giữ các cổ phiếu chất lượng cao trong danh mục đầu tư của VOF", báo cáo của Tập đoàn VinaCapital viết.
Tính đến cuối tháng 10, với tỷ lệ 11,3%, lượng cổ phiếu Vinamilk mà VOF đang quản lý trị giá 82 triệu USD, đứng đầu xét theo giá trị trong danh mục mà VOF đang quản lý.
Theo báo cáo của LCF Edmond de Rothschild, từ đầu năm đến nay, giá trị tài sản ròng (NAV) của VOF đạt 727 triệu USD, đã tăng 13,7%, tốt hơn mức tăng trung bình 10,1% của các quỹ đầu tư đa ngành. "Ngôi sao sáng" Vinamilk đã kéo danh mục của VOF đi lên dù hai chỉ số chứng khoán Việt Nam thoái lui khá mạnh.
Chín tháng đầu năm nay, EPS mỗi cổ phiếu VNM đạt 7.500 đồng/CP. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế của Công ty dự kiến có thể đạt tương đương vốn điều lệ. Ở Việt Nam, hiếm có công ty nào tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khá đồng đều, đạt mức 30 - 50%/năm như Vinamilk!
Với mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, sữa là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu của mọi tầng lớp dân cư chính thế mạnh này khiến VNM trở thành cổ phiếu đáng thèm muốn trong danh mục của nhiều quỹ đầu tư ở Việt Nam.
Ngoài VinaCapital, tổng cộng Dragon Capital đang sở hữu 29 triệu cổ phiếu VNM. Hai quỹ lớn thuộc Dragon Capital là Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) và Vietnam Growth Fund (VGF) tỷ lệ nắm giữ trong Investments - công ty thực phẩm trực thuộc Tập đoàn (đồ uống) F&N của Singapore mới là cổ đông ngoại lớn nhất khi đang sở hữu 9,53%.
Kể từ khi tham gia đấu giá cổ phần lần đầu, 9 năm nay, F&N Dairy Investments chưa từng bán ra một cổ phiếu VNM nào trong số 53 triệu cổ phiếu nắm giữ! Cổ phiếu ngôi sao nên cổ đông ngoại của Vinamilk không hiếm những tên tuổi hàng ngôi sao khác: Đầu năm 2009, thông qua Deutsche Bank và Quỹ DWS Vietnam Fund, một quỹ đầu tư của tỷ phú Cần nhắc lại là cổ phiếu VNM là cổ phiếu chiến thắng thị trường tuyệt đối.
Với mức giá hiện tại so với giá đáy đầu năm 2009, VNM đã tăng gấp 7 lần. So với thời điểm VN Index đạt đỉnh, cổ phiếu VNM đã tăng gấp đôi. Cùng thời gian đó VN Index giảm tới 2/3, từ 1.170 điểm về mức trên dưới 380 điểm như hiện nay.
Với Vinamilk, hiện tại "room" 49% cho nước ngoài đã hết, Nhà nước đang nắm giữ 45% cổ phần tại Công ty. Phần còn lại một lượng nhỏ chưa tới 6% cổ phần nằm trong tay cổ đông nội bộ và nhà đầu tư bên ngoài.
Khối ngoại nắm giữ dài hạn và chưa có nhu cầu chốt lời khi lợi nhuận của Vinamilk vẫn đang phi nước đại. Các nhà đầu tư nước ngoài đến sau muốn sở hữu cổ phiếu sữa bắt buộc phải đàm phán với các nhà đầu tư có thâm niên hơn. Đa phần mức giá chuyển nhượng cao hơn giá thị trường từ 20 - 30% như trường hợp VOF vừa thoái vốn!
Những người thắng cuộc
Mục tiêu của Masan Group trở thành công ty có vốn hóa đạt 10% GDP Việt Nam trước năm 2020.
Vào năm 2003, khi Vinamilk đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng, cổ phiếu sữa có mức giá khởi điểm vọn vẹn 220.000 đồng/CP, gấp 2,2 lần mệnh giá (100.000 đồng). Khi ấy các tổ chức đầu tư nước ngoài như F&N Dairy Investments, Dragon Capital... đã độc diễn tham gia đợt đấu giá này.
Có đến 99,9% khối lượng chào bán về tay người mua là nhà đầu tư nước ngoài. Ở cuộc đấu giá thứ hai vào cuối năm 2005, cầu ngoại vẫn là nhân tố chính quyết định sự thành công của đợt đấu giá khi họ mua tới 88% khối lượng chào bán, dù mức giá khởi điểm đã tăng lên 420.000 đồng/CP.
Với mức vốn điều lệ 1.590 tỷ đồng, khi ấy giá trị vốn hóa của Vinamilk chỉ vào khoảng 200 triệu USD theo tỷ giá lúc ấy. Bây giờ, Vinamilk có vốn hóa trị giá 3,5 tỷ USD, đứng thứ hai tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Ước tính một đồng bỏ vào Vinamilk ban đầu giờ có thể bán theo mức giá thị trường gấp 17- 18 lần, chưa tính cổ tức tiền mặt 20 - 30%/năm đều đặn bấy lâu nay!
Chính Vinamilk cũng thắng cuộc. Ngay sau khi huy động vốn từ đợt chào bán cổ phần, Vinamilk: mua Công ty CP Sữa Sài Gòn (năm 2004); mua lại phần vốn góp của nhiều đối tác tại Nhà máy Sữa Bình Định (năm 2005); mua Nhà máy Sữa Lam Sơn (năm 2007); mua lại 100% vốn góp tại Công ty TNHH F&N Việt Nam (năm 2010, sau đó đổi tên thành Công ty TNHH MTV Sữa Dielac).
Rủng rỉnh tiền bạc, có những lúc Vinamilk đã "mất lái" đổ bộ sang các lĩnh vực kinh doanh không phải thế mạnh như bia, cà phê nhưng rồi họ sớm quay về với những giá trị năng lực "lõi" bằng cách không ngừng mở rộng thị trường, phát triển đàn bò sữa, đầu tư công nghệ mới; nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới; nâng tầm hệ thống phân phối, thậm chí đầu tư ra nước ngoài.
Vào năm 2003, lợi nhuận trước thuế của Vinamilk mới đạt 822 tỷ đồng thì cuối năm ngoái đã tăng gấp 6 lần, đạt 4.979 tỷ đồng. Doanh thu của Vinamilk đã cán mốc 1 tỷ USD vào năm 2011, sớm hơn kế hoạch tự đề ra 1 năm.
Việt Nam chưa có gương mặt nào trong bảng xếp hạng Dương. Tuy nhiên, Tạp chí Forbes (Mỹ), đánh giá Vinamilk sẽ sớm lọt vào danh sách này trong tương lai gần, có thể vào năm 2013. Bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT Vinamilk, từng nêu tham vọng, Vinamilk luôn chú trọng đầu tư cả chiều sâu và đầu tư mở rộng để đáp ứng nhu cầu thị trường và đặt mục tiêu phấn đấu trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới với doanh số đạt 3 tỷ USD vào năm 2017.
Ở khối kinh tế tư nhân, cái tên Masan là đối thủ đua tranh thực sự xứng tầm với Vinamilk. Ba năm qua, không tên tuổi nội địa nào bén gót Masan trong việc gọi vốn quốc tế. Hơn 1 tỷ USD tiền mặt đã được Masan huy động từ một loạt tổ chức, định chế tài chính tên tuổi như BankInvest, KKP, JPMorgan, Goldman Sachs, Mount Kellett, Orchid Fund...
Có trong tay lượng tiền mặt khổng lồ, Masan liên tục mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực mới thông qua các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) mang tính cách mạng về ngành nghề như thâu tóm Vinacafé Biên Hòa, mua lại 40% cổ phần tại Cám Con Cò...
Nếu như năm 2009, Masan Group đạt 680 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thì vào năm 2011, là 3.276 tỷ đồng, tăng gần 5 lần sau 3 năm. Các nhà đầu tư quốc tế đương nhiên gặt hái thành công vang dội với các khoản đầu tư rót vào Masan.
Đơn cử, vào năm 2009, Texas Pacific Group (TPG) mua trái phiếu chuyển đổi trị giá 35 triệu USD do Masan phát hành. Đáo hạn, TPG đã gặp hái lợi nhuận gấp 5 lần khoản đầu tư ban đầu khi vốn hóa thị trường của Masan Group đã tăng từ 800 triệu USD lên 3 tỷ USD, đứng thứ ba thị trường như hiện nay.
Phát biểu tại đại hội cổ đông đầu năm nay, ông Madhur Maini, Tổng giám đốc của Masan Group, gửi đi thông điệp Masan tiếp tục trung thành với chiến lược mở rộng hoạt động qua hoạt động M&A khi có 600 triệu USD sẵn sàng cho những cuộc phiêu lưu mới. “Người nào có thể bắt ruồi bằng đũa thì có thể làm bất kỳ công việc gì”, CEO của Masan Group hóm hỉnh dẫn lời một bậc thầy karate trong bộ phim Karate Kid (1984) để đề cập về các cơ hội của Masan trước tiềm năng to lớn của ngành hàng tiêu dùng nội địa. Mục tiêu của Masan Group trở thành công ty có vốn hóa đạt 10% GDP Việt Nam trước năm 2020!
"Hàng hiệu" nội địa
CII, DHG, KDC... nếu có nhà đầu tư khác bán ra thì ngay lập tức có nhà đầu tư nước ngoài khác mua vào lấp kín "room".
Ngoài Vinamilk, Masan Group, khối ngoại đang nhòm ngó nhiều công ty "hàng hiệu" nội địa khác. Trong 15 tháng qua, giới đầu tư trong nước chứng khiến cuộc đua song mã giữa Red River Holding và Orchild Fund gia tăng tỷ lệ sở hữu tại FPT.
Hai cổ đông ngoại của FPT đã liên tục đăng ký mua cổ phiếu FPT mỗi lần từ vài triệu đến cả chục triệu đơn vị. Tuy nhiên "room" của FPT chạm giới hạn 49%, thi thoảng các nhà đầu tư ngoại khác mới chịu bán ra nhỏ giọt. Vào ngày "đẹp trời" ấy, Orchild Fund hay Red River Holding mới có cơ hội thu gom cổ phiếu FPT một cách từ từ.
Tại Công ty CP Cơ Điện Lạnh (REE), từ một tên tuổi ít được chú ý nhưng giờ Platinum Victory đã nổi như cồn khi bất ngờ trở thành cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ trên 10%. Giống FPT, hiện tại, giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại REE đã chạm mức tối đa 49% nên tham vọng gia tăng cổ phần tại REE tạm thời dừng lại.
Một loạt công ty đầu ngành khác như Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII), Dược Hậu Giang (DHG), Kinh Đô (KDC) có giới hạn sở hữu nước ngoài luôn ở mức tối đa. Nếu có nhà đầu tư khác bán ra thì ngay lập tức có nhà đầu tư nước ngoài khác mua vào lấp kín "room".
Giống như, Vinamilk, Masan Group, REE, đây là các doanh nghiệp cho lợi nhuận vượt trội trong 3 quý đầu năm nay. Với tiềm lực tài chính to lớn, khối ngoại vẫn đang cần mẫn "năng nhặt, chặt bị” khi cổ phiếu Việt bị bán "sale off".
Tuy nhiên, có hai xu hướng chuyển dịch đáng chú ý. Với các quỹ đầu tư có thâm niên hoạt động ở Việt Nam như Dragon Capital, VinaCapital, họ đang lần lượt tìm cách thoái vốn toàn bộ hoặc môt phần các khoản đầu tư nắm giữ quá lâu trong danh mục. Chẳng hạn, Dragon Capital đăng ký thoái vốn không chỉ tại REE mà mới đây chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu VNM.
Còn với VOF, ông Andy Ho, Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital cho biết, chiến lược đầu tư của VOF hướng vào những cổ phiếu có mức chiết khấu cao nhưng có tiềm năng tăng trưởng mạnh; những tài sản bị định giá dưới giá trị thực và các cơ hội M&A.
"Năm 2013, VOF tiếp tục chủ động tìm kiếm cơ hội thoái vốn cho các tài sản khi đạt mức giá thị trường cao. VOF quyết định thoái vốn một dự án khi đạt được mức giá tốt đảm bảo lợi nhuận 25% và 12 tháng sau khó có thể đạt được mức giá cao hơn. Đồng thời Quỹ phải tìm được các dự án mới thay thế để đầu tư”, ông Andy Ho nói.
Khi các quỹ nước ngoài chấp nhận chốt lời từng phần các khoản đầu tư tốt nhất để tái cơ cấu danh mục đầu tư thì các quỹ thành viên trẻ trung mang một luồng sinh khí mới tại các công ty niêm yết.
Platinum Victory không thể tiếp tục thu gom cổ phiếu REE trên sàn như trước đây nên họ chọn cách đi đường vòng: REE đang xúc tiến kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi trị giá 27 triệu USD cho quỹ đầu tư đến từ đảo quốc Sư tử.
Tham vọng đeo đuổi REE bằng mọi giá của Platinum Victory thể hiện khá rõ vì các điều khoản sơ bộ của đợt phát hành không dễ chịu cho quỹ đầu tư này chút nào: mức giá chuyển đổi cao hơn 50% so với mức giá REE hiện tại, điều khoản chuyển đổi chỉ được tiến hành khi có các nhà đầu tư nước ngoài bán ra cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 49%...
Còn tại FPT, vào đầu năm nay, cả Red River và Orchild Fund đều cử đại diện tham gia HĐQT, bước một chân vào doanh nghiệp. Thậm chí, tại Vicostone, Red River còn sử dụng quyền phủ quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gây sức ép để có ghế trong hội đồng quản trị của công ty Việt Nam.
Cách đây cả chục năm, Dragon Capital là quỹ nước ngoài tiên phong đồng hành với doanh nghiệp Việt Nam bằng cách mua trái phiếu doanh nghiệp của REE. Sau giai đoạn đồng hành "nếm mật nằm gai" cùng đối tác, từ công ty khiêm tốn, bây giờ REE có dáng dấp một mô hình "holding" với 3 chân kiềng chiến lược: cơ điện - bất động sản - đầu tư chiến lược vào hạ tầng điện, nước.
Khá bình thường nếu quỹ ngoại đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam bằng cách đóng góp vào công tác quản trị và phát triển doanh nghiệp như Dragon và REE. Nhưng cũng không thể lường trước các kịch bản thôn tính, chi phối doanh nghiệp Việt Nam vì đối tác nước ngoài có tiềm lực tài chính hùng mạnh.
Thực tế, Tập đoàn Lotte đã có động thái muốn thay đổi thương hiệu Bibica khiến nhiều doanh nghiệp nội phải giật mình khi đang chìa tay cho nhà đầu tư ngoại.
Theo Phú Kiệt-Gia Khôi
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,275.10 | 4,855.10 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,377.60 | 3,977.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,040.10 | 12,740.10 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,707.10 | 1,357.10 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 164
- Truy cập hôm nay: 2517
- Lượt truy cập: 8602887