Mạnh tay với bán khống: Chỉ e "đánh trống bỏ dùi"
2012-10-25 13:34:58
Cụ thể, Công ty Chứng khoán Đại Nam bị phạt 150 triệu đồng do hành vi cho khách hàng vay chứng khoán để bán. Tiếp đến, Công ty Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) và hai cá nhân tại HSC bị phạt tổng số tiền lên tới 275 triệu đồng với lỗi vi phạm trên.
Vi phạm đã giảm
Giai đoạn trước, mặc dù luật không cho phép song trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm, hoạt động bán khống đã tự phát ra đời dưới các hình thức lách luật và trở nên khá phổ biến.
Phải cho tới khi, tác động tiêu cực của “trò chơi” này lên tới đỉnh điểm với sự kiện ngày 21/8/2012, ông Nguyễn Đức Kiên, cổ đông sáng lập Ngân hàng Á Châu bị bắt, thị trường chứng khoán rơi vào đợt giảm giá lịch sử, thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới chính thức ra Công văn số 3229/UBCK-QLQ cấm các tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán.
Ban đầu các thành viên trên thị trường cho rằng, không dễ gì mà ngăn chặn hoạt động bán khống và động thái trên của Ủy ban chẳng qua cũng chỉ là một hòn sỏi ném xuống mặt nước vốn bình lặng, ảm đạm lâu nay.
Tuy nhiên đến nay, biện pháp xử lý của Ủy ban dường như đã phát huy được tính răn đe và phần nào khiến các tổ chức, cá nhân phải dè chừng hơn.
Anh Nguyễn Văn Tường, một nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, thời gian gần đây một số người bạn liên hệ đến các “kho hàng” để vay chứng khoán bán khống song đều được trả lời không còn hàng đồng thời các chuyên viên môi giới cũng không mời chào nhà đầu tư như trước nữa.
Trong khi đó, chuyên viên môi giới tại một công chứng khoán ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng xác nhận: “Trước sự ra tay mạnh mẽ của SSC, các công ty chứng khoán không dại gì mà hỗ trợ cho hoạt động bán khống. Nếu có, chỉ có thể diễn ra ở quy mô rất nhỏ và được thực hiện thông qua thỏa thuận giữa các cá nhân nhà đầu tư với nhau mà thôi.”
Quan sát thị trường, từ đầu tháng Mười đến nay, thị trường chứng khoán có mức dao động nhẹ, chỉ số VN-Index rung lắc từ quanh khu vực 392,6 đến (28/9) - 395,45 điểm (24/10), HNX-Index tương tự cũng lình xình trong vùng 55,47 điểm (28/9) - 54,26 điểm(24/10).
Nhiều nhà đầu tư cũng có chung nhận định trên, song một số người lại cho rằng hiện tượng bán khống yên ắng một phần là do sự quyết tâm xử lý của Ủy ban Chứng khoán, phần khác cũng tác động đến là diễn biến thị trường đi ngang không kích thích được kỳ vọng bán khống của nhà đầu tư.
Do đó, nhiều thành viên trên thị trường vẫn tỏ ra lo lắng về khả năng ngăn chặn triệt để hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Khó… cũng phải làm triệt để
Là nhà đầu tư lâu năm trên thị trường chứng khoán và cũng không lạ lẫm gì với hoạt động bán khống, ông Nguyễn Tuấn Anh, nhà đầu tư tại Sàn SSI cho biết, chỉ có những nhà đầu tư rất dày dặn kinh nghiệm mới vay mượn chứng khoán để bán khống, song ở Việt Nam diễn biến thị trường rất bất thường và mang hơi hướng của sự may rủi, do đó mọi kỹ thuật đầu tư đều trở nên “bó tay” và rất ít người có thể tồn tại được lâu dài.
Bản thân ông Tuấn Anh cũng mất mát và gặp những va chạm không mong muốn trong quá trình cho vay cũng như đi vay chứng khoán để bán trước đây. Vì vậy, ông Tuấn Anh cho rằng, một khi bán khống vẫn tiếp tục hoạt động chui, không được pháp luật bảo vệ thì sớm muộn cũng gây ra sự hỗn loạn và mất niềm tin trên thị trường.
“Đừng để nhà đầu tư mất lòng tin hơn nữa, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần phải khẳng định được vị thế của mình. Cứ sai luật là phải xử lý và làm cho triệt để, nếu cứ dơ cao đánh khẽ như trước đây, thì sẽ không ai còn nhận ra thị trường chứng khoán là một thị trường đẳng cấp cao với chức năng huy động vốn cho nền kinh tế nữa,” ông Tuấn Anh nói.
Thời gian này, hoạt động giao dịch mang tính cầm chừng và tâm lý thị trường vẫn rất thận trọng, thanh khoản bình quân ở mức 500 – 600 tỷ đồng/phiên, theo đó hoạt động ký quỹ hay bán khống cũng không có tính hấp dẫn. Do đó, nhiều nhà đầu tư cho rằng cũng khó có thể xác nhận được biện pháp xử lý của Ủy ban chứng khoán đã đủ sức khống chế hoạt động bán khống trên thị trường.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) khuyến cáo, tình trạng những lãnh đạo công ty chứng khoán bị kiện tụng và vướng vào vòng lao lý trong thời gian qua cũng cho thấy sự non yếu trong quản trị của nhiều công ty trong ngành này. Các công ty chạy đua lợi nhuận, lách luật phá rào tăng tỷ lệ ký quỹ hay thậm chí là cho khách hàng vay chứng khoán bán khống đã khiến thị trường càng thêm phức tạp.
Theo ông Hải, tình trạng quá nhiều công chứng khoán dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, vì mục tiêu lợi nhuận công ty có thể “làm ngơ” những sai trái của nhân viên, dẫn đến các hành vi kinh doanh đầy rủi ro như bán khống.
“Không thể vin vào cớ, bán khống là hoạt động giao dịch thỏa thuận ngầm giữa các cá nhân nên phức tạp, khó phát giác và phải đợi đến khi có những kiện cáo thì mới vào thanh tra. Đã vào cuộc thì phải làm cho triệt để, Ủy ban Chứng khoán, các Sở giao dịch phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động này để trả lại sự công bằng cho các nhà đầu tư trên thị trường,” ông Hải nói.
Xác định các chiêu thức bán khống là rất tinh vi, đại diện SSC cho biết, thanh tra viên của SSC đã chủ động tiếp cận trực với một số nhân viên môi giới, công ty chứng khoán vay chứng khoán để tìm ra các vụ vi phạm.
Thêm vào đó, SSC cho hay, sẽ sửa đổi nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó có tăng khung xử phạt một số hành vi, thậm chí tới đây các hành vi bán khống chứng khoán nếu bị phát hiện, nhân viên môi giới sẽ bị tước giấy hành nghề, công ty chứng khoán có thể bị cấm hoạt động môi giới trong 1-2 tháng./.
Vi phạm đã giảm
Giai đoạn trước, mặc dù luật không cho phép song trong bối cảnh thị trường chứng khoán ảm đạm, hoạt động bán khống đã tự phát ra đời dưới các hình thức lách luật và trở nên khá phổ biến.
Phải cho tới khi, tác động tiêu cực của “trò chơi” này lên tới đỉnh điểm với sự kiện ngày 21/8/2012, ông Nguyễn Đức Kiên, cổ đông sáng lập Ngân hàng Á Châu bị bắt, thị trường chứng khoán rơi vào đợt giảm giá lịch sử, thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới chính thức ra Công văn số 3229/UBCK-QLQ cấm các tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán.
Ban đầu các thành viên trên thị trường cho rằng, không dễ gì mà ngăn chặn hoạt động bán khống và động thái trên của Ủy ban chẳng qua cũng chỉ là một hòn sỏi ném xuống mặt nước vốn bình lặng, ảm đạm lâu nay.
Tuy nhiên đến nay, biện pháp xử lý của Ủy ban dường như đã phát huy được tính răn đe và phần nào khiến các tổ chức, cá nhân phải dè chừng hơn.
Anh Nguyễn Văn Tường, một nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, thời gian gần đây một số người bạn liên hệ đến các “kho hàng” để vay chứng khoán bán khống song đều được trả lời không còn hàng đồng thời các chuyên viên môi giới cũng không mời chào nhà đầu tư như trước nữa.
Trong khi đó, chuyên viên môi giới tại một công chứng khoán ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng xác nhận: “Trước sự ra tay mạnh mẽ của SSC, các công ty chứng khoán không dại gì mà hỗ trợ cho hoạt động bán khống. Nếu có, chỉ có thể diễn ra ở quy mô rất nhỏ và được thực hiện thông qua thỏa thuận giữa các cá nhân nhà đầu tư với nhau mà thôi.”
Quan sát thị trường, từ đầu tháng Mười đến nay, thị trường chứng khoán có mức dao động nhẹ, chỉ số VN-Index rung lắc từ quanh khu vực 392,6 đến (28/9) - 395,45 điểm (24/10), HNX-Index tương tự cũng lình xình trong vùng 55,47 điểm (28/9) - 54,26 điểm(24/10).
Nhiều nhà đầu tư cũng có chung nhận định trên, song một số người lại cho rằng hiện tượng bán khống yên ắng một phần là do sự quyết tâm xử lý của Ủy ban Chứng khoán, phần khác cũng tác động đến là diễn biến thị trường đi ngang không kích thích được kỳ vọng bán khống của nhà đầu tư.
Do đó, nhiều thành viên trên thị trường vẫn tỏ ra lo lắng về khả năng ngăn chặn triệt để hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Khó… cũng phải làm triệt để
Là nhà đầu tư lâu năm trên thị trường chứng khoán và cũng không lạ lẫm gì với hoạt động bán khống, ông Nguyễn Tuấn Anh, nhà đầu tư tại Sàn SSI cho biết, chỉ có những nhà đầu tư rất dày dặn kinh nghiệm mới vay mượn chứng khoán để bán khống, song ở Việt Nam diễn biến thị trường rất bất thường và mang hơi hướng của sự may rủi, do đó mọi kỹ thuật đầu tư đều trở nên “bó tay” và rất ít người có thể tồn tại được lâu dài.
Bản thân ông Tuấn Anh cũng mất mát và gặp những va chạm không mong muốn trong quá trình cho vay cũng như đi vay chứng khoán để bán trước đây. Vì vậy, ông Tuấn Anh cho rằng, một khi bán khống vẫn tiếp tục hoạt động chui, không được pháp luật bảo vệ thì sớm muộn cũng gây ra sự hỗn loạn và mất niềm tin trên thị trường.
“Đừng để nhà đầu tư mất lòng tin hơn nữa, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần phải khẳng định được vị thế của mình. Cứ sai luật là phải xử lý và làm cho triệt để, nếu cứ dơ cao đánh khẽ như trước đây, thì sẽ không ai còn nhận ra thị trường chứng khoán là một thị trường đẳng cấp cao với chức năng huy động vốn cho nền kinh tế nữa,” ông Tuấn Anh nói.
Thời gian này, hoạt động giao dịch mang tính cầm chừng và tâm lý thị trường vẫn rất thận trọng, thanh khoản bình quân ở mức 500 – 600 tỷ đồng/phiên, theo đó hoạt động ký quỹ hay bán khống cũng không có tính hấp dẫn. Do đó, nhiều nhà đầu tư cho rằng cũng khó có thể xác nhận được biện pháp xử lý của Ủy ban chứng khoán đã đủ sức khống chế hoạt động bán khống trên thị trường.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) khuyến cáo, tình trạng những lãnh đạo công ty chứng khoán bị kiện tụng và vướng vào vòng lao lý trong thời gian qua cũng cho thấy sự non yếu trong quản trị của nhiều công ty trong ngành này. Các công ty chạy đua lợi nhuận, lách luật phá rào tăng tỷ lệ ký quỹ hay thậm chí là cho khách hàng vay chứng khoán bán khống đã khiến thị trường càng thêm phức tạp.
Theo ông Hải, tình trạng quá nhiều công chứng khoán dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, vì mục tiêu lợi nhuận công ty có thể “làm ngơ” những sai trái của nhân viên, dẫn đến các hành vi kinh doanh đầy rủi ro như bán khống.
“Không thể vin vào cớ, bán khống là hoạt động giao dịch thỏa thuận ngầm giữa các cá nhân nên phức tạp, khó phát giác và phải đợi đến khi có những kiện cáo thì mới vào thanh tra. Đã vào cuộc thì phải làm cho triệt để, Ủy ban Chứng khoán, các Sở giao dịch phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động này để trả lại sự công bằng cho các nhà đầu tư trên thị trường,” ông Hải nói.
Xác định các chiêu thức bán khống là rất tinh vi, đại diện SSC cho biết, thanh tra viên của SSC đã chủ động tiếp cận trực với một số nhân viên môi giới, công ty chứng khoán vay chứng khoán để tìm ra các vụ vi phạm.
Thêm vào đó, SSC cho hay, sẽ sửa đổi nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó có tăng khung xử phạt một số hành vi, thậm chí tới đây các hành vi bán khống chứng khoán nếu bị phát hiện, nhân viên môi giới sẽ bị tước giấy hành nghề, công ty chứng khoán có thể bị cấm hoạt động môi giới trong 1-2 tháng./.
Theo Linh Chi (Vietnam+)
http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/manh-tay-voi-ban-khong-chi-e-danh-trong-bo-dui-2012102510557702ca31.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,254.80 | 4,834.80 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,354.90 | 3,954.90 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,967.40 | 12,667.40 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,696.70 | 1,346.70 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 172
- Truy cập hôm nay: 4144
- Lượt truy cập: 8604514