Theo ông Nguyễn Thế Minh - Tổng giám đốc Công ty CP Chứng khoán SHB, xu hướng mới trong kinh doanh tại các CTCK trong thời điểm khủng hoảng này là theo đuổi con đường tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp, tham gia vào hoạt động quản trị trực tiếp doanh nghiệp, thậm chí góp vốn như một khoản đầu tư lâu dài và chờ đợi doanh nghiệp hoạt động tốt lên, đưa doanh nghiệp niêm yết lên sàn, bán cổ phần và thu lại vốn cũng như tìm kiếm lợi nhuận từ đây.
Giới chuyên môn gọi đây là nghiệp vụ ngân hàng đầu tư (Investment Banking - IB) - nghiệp vụ cốt lõi cho một công ty chứng khoán nếu muốn vươn lên theo mô hình hoạt động của một ngân hàng đầu tư. Bởi mảng nghiệp vụ này không chỉ có doanh thu ổn định, không hàm chứa rủi ro đầu tư cũng như chi phí sử dụng vốn như các hoạt động đầu tư thông thường mà còn là bàn đạp để từ đó bán chéo các sản phẩm và dịch vụ khác.
Ông có cho rằng lĩnh vực tư vấn tái cấu trúc sẽ được các công ty chứng khoán đẩy mạnh không?
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại hầu hết đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi khủng hoảng. Theo số liệu thống kê không chính thức thì số lượng doanh nghiệp phá sản và đang "hấp hối" là hết sức lớn và nghiêm trọng, kể cả những doanh nghiệp còn hoạt động được cũng đã bộc lộ những yếu kém và hạn chế cần phải giải quyết.
Do vậy, chính bản thân các doanh nghiệp trong nền kinh tế cần phải tự mình tìm ra hướng đi, giải pháp cho mình và phù hợp với xu hướng vận động mới của nền kinh tế Việt Nam.
Với thực tế đó, các CTCK sẽ có thể trở thành đối tác hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định và hoàn thiện lại về mặt cơ cấu tổ chức bộ máy, xây dựng lại bài toán tài chính mất cân đối và hoạch định lại chiến lược phát triển.
Điều đó giống như TTCK Việt Nam thời kỳ đầu, nhiều CTCK đã bỏ tiền đầu tư hoặc tham gia tái cấu trúc doanh nghiệp, sau thời gian khoảng 3 năm những công ty này được đưa lên niêm yết trên TTCK và đưa lại một khoản lợi nhuận tương đối lớn cho các CTCK.
Nhưng để thành công ở lĩnh vực này thì bài toán nhân sự đối với các CTCK lại không hề dễ dàng, đặc biệt là hiện nay rất nhiều người đã bỏ lĩnh vực chứng khoán để chuyển sang một số lĩnh vực khác như: ngân hàng, bảo hiểm...?
Đúng thế. Một vài năm nay thị trường chứng khoán sụt giảm dẫn đến việc các CTCK kinh doanh khó khăn, nhiều công ty đã phải cắt giảm nhân sự. Cũng có nhiều trường hợp những nhân sự giỏi trong lĩnh vực chứng khoán đã rời bỏ, chuyển sang các đơn vị được xem là bớt khốc liệt hơn chứng khoán như: ngân hàng, bảo hiểm...
Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là các CTCK không thể thực hiện được nghiệp vụ này. Không có một quy ước cụ thể nhưng dường như thị trường này hiện đang tự phân định theo hướng “cần nhỏ câu cá nhỏ, cần lớn câu cá lớn”.
Phải chăng thị trường hiện nay chỉ là bài toán các CTCK chấp nhận bỏ chi phí và sẽ thu được lợi nhuận, thưa ông?
Bản chất của hoạt động IB là chấp nhận bỏ ra chi phí để thu về lợi nhuận. Công ty nào dám chấp nhận nhiều thì cơ hội sẽ càng lớn. Điều đó đồng nghĩa với việc những CTCK lớn, tiềm lực tài chính nhiều sẽ có lợi thế hơn. Bởi lẽ họ có thể bỏ ra một mức lương hấp dẫn để thu hút nhân sự chất lượng cao, thậm chí họ chấp nhận kinh doanh lỗ vài năm để sau đó thu lại một khoản lợi nhuận lớn hơn lúc bỏ ra rất nhiều.
Vậy việc cạnh tranh sẽ diễn ra như thế nào giữa CTCK lớn và CTCK nhỏ trong thời gian tới?
Thị trường sẽ chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt, có phần không cân sức giữa một bên là các CTCK có tiềm lực tài chính mạnh, hoặc được “chống lưng” bởi những đơn vị có nguồn tài chính dồi dào và một bên là những CTCK yếu, tiềm lực ít.
Có thể sẽ có nhiều CTCK phải chấp nhận phá sản, giải thể để nhường lại “sân chơi” cho những CTCK thật sự mạnh nhưng đó là quy luật của thị trường.
Những CTCK có kinh nghiệm trong lĩnh vực này như: SSI, HSC... sẽ có ưu thế hơn trong “cuộc đua” này, ông có nghĩ thế không?
Tôi không nghĩ thế. Thị trường hiện nay đang hết sức mở, các CTCK có xuất phát điểm gần như là giống nhau và cạnh tranh sòng phẳng. Việc thắng – thua sẽ phụ thuộc vào chính nội lực của mỗi CTCK. Hơn nữa, thị trường còn rất lớn đủ để cho các CTCK có năng lực khẳng định được vị thế của mình.
TTCK đang trải qua giai đoạn khó khăn, theo ông các lĩnh vực hoạt động khác chẳng hạn như: môi giới, tự doanh... của mỗi CTCK sẽ phát triển theo hướng nào?
Tôi cho rằng những lĩnh vực này vẫn được các CTCK triển khai nhưng rất khó có thể khẳng định rằng nó có đủ “sức” nuôi nổi các CTCK hay không. Đơn cử như hoạt động môi giới, hiện các CTCK vì cạnh tranh đã phải đáp ứng những yêu cầu như phí thấp, tỷ lệ margin cao, hơn nữa hệ thống quản lý rủi ro đang yếu dẫn đến thu thì nhỏ giọt nhưng nếu phát sinh lỗi thì thua thiệt rất lớn.
Chính vì thế trong vòng 3 năm tới các CTCK muốn “đóng đinh” vị trí trong Top môi giới là rất khó, đó là còn chưa kể lĩnh vực này dễ bị biến động theo thị trường.
Xin cảm ơn ông!
Khánh Linh (thực hiện)
Theo TTVNhttp://cafef.vn/2012100904454681CA31/tong-giam-doc-shbs-linh-vuc-tu-van-se-la-phao-cuu-sinh-cho-cac-ctck.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,273.30 | 4,853.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,370.30 | 3,970.30 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,016.80 | 12,716.80 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,694.40 | 1,344.40 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 234
- Truy cập hôm nay: 5627
- Lượt truy cập: 8605997