Trong bài phát biểu của mình tại toạ đàm “Khái niệm về DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)” do Báo Đầu tư phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ KH&ĐT tổ chức sáng 30/8/2012 tại Hà Nội, ông Nguyễn Sơn - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, UBCK cho biết: Lượng vốn niêm yết của các doanh nghiệp FDI chuyển đổi chỉ chiếm một lượng vốn rất nhỏ so với hàng chục tỷ USD vốn FDI đang hoạt động tại Việt Nam và rõ ràng là tiềm năng của nguồn vốn này còn rất lớn.
Tuy nhiên, vấn đề sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trong doanh nghiệp FDI chuyển đổi thành công ty cổ phần theo Quyết định 55/2009/QĐ-TTg còn nhiều rất nhiều vướng mắc, cản trở.
Vướng ngay từ quy định về sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
Theo ông Sơn, việc hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN đối với các doanh nghiệp FDI chuyển đổi như các công ty đại chúng nói chung là 49% sẽ khiến cho nhiều doanh nghiệp không được phát hành quyền mua cổ phiếu theo tỷ lệ sở hữu cho các nhà ĐTNN vì sau khi chuyển đổi các nhà ĐTNN còn giữ tỷ lệ trên 49% tại nhiều doanh nghiệp.
Trường hợp bắt buộc các doanh nghiệp FDI chuyển đổi phải giữ tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 49% trở xuống vừa vi phạm quyền lợi của cổ đông nước ngoài hiện hữu vừa khuyến khích việc thoái vốn nước ngoài trong khi các doanh nghiệp này vẫn được thành lập với 100% vốn nước ngoài trong những ngành nghề không bị hạn chế.
Bên cạnh đó, cũng có hiện tượng các doanh nghiệp FDI chưa niêm yết xin phép cơ quản lý cấp phép đầu tư (Bộ KHĐT; Sở KHĐT hoặc Ban quản lý khu công nghiệp) để bán bớt cổ phiếu của cổ đông nước ngoài (đã hết thời hạn 3 năm hạn chế chuyển nhượng) xuống dưới 49% vốn điều lệ, sau đó làm thủ tục xin niêm yết với các SGDCK.
Ngoài ra, việc các doanh nghiệp FDI dễ dàng chuyển đổi thành công ty cổ phần theo Nghị định 101/CP, từ đó niêm yết trên TTCK dẫn đến một số nguy cơ đối với nền kinh tế như: nhà đầu tư nước ngoài có thể lợi dụng việc chuyển đổi để bán bớt cổ phần, chuyển bớt vốn, thậm chỉ chuyển hoàn toàn vốn ra khỏi Việt Nam; nhiều doanh nghiệp FDI báo cáo lỗ giả (thực chất là lãi) trên cơ sở chuyển giá vốn, gây thiệt hại cho nền kinh tế nước nhà và thiệt hại cho các cổ đông trong nước.
Cần sự công bằng đối với các DN FDI
Để giải quyết những vướng mắc đối với DN FDI chuyển đổi, ông Sơn cho rằng cơ quan quản lý cần sớm ban hành một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cho phép các doanh nghiệp FDI chuyển đổi không bị hạn chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của NĐTNN.
Các doanh nghiệp FDI chuyển đổi chỉ bị khống chế tỷ lệ sở hữu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, hoặc danh mục ngành nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (Ví dụ, lĩnh vực ngân hàng cho phép FDI là 100% vốn nước ngoài, trong khi ngân hàng cổ phần sở hữu nước ngoài tối đa là 30% vốn điều lệ).
Tính đến tháng 7/2012, trong số 704 công ty niêm yết tại Sở GDCK TP. HCM (308 công ty) và Sở GDCK Hà Nội (396 công ty), có 9 DN FDI chuyển đổi theo hình thức CTCP niêm yết, với tổng lượng vốn đăng ký là 4.057 tỷ đồng, chiếm 14% lượng vốn của DN FDI hoạt động dưới hình thức CTCP |
Việc không hạn chế tỷ lệ sở hữu của NĐTNN trong doanh nghiệp FDI chuyển đổi thành công ty cổ phần có thể gây đôi chút bất bình đẳng cho doanh nghiệp trong nước cùng ngành nghề (bị hạn chế 49% theo Quyết định 55/2009/QĐ-TTg).
Tuy nhiên, nếu xét về nguồn vốn hình thành cũng như phương thức thành lập doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước cùng ngành nghề là hoàn toàn khác nhau.
Doanh nghiệp FDI hình thành từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tức nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát doanh nghiệp FDI ngay từ khi thành lập, do vậy không có lý do gì để hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài 49% của loại hình doanh nghiệp này khi chuyển đổi sang công ty cổ phần.
Trong khi doanh nghiệp trong nước cùng ngành nghề hình thành từ nguồn vốn nội địa và hiện chỉ khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa 49% vốn điều lệ.
Thứ hai, xem xét điều chỉnh cơ chế chuyển đổi doanh nghiệp FDI sang công ty cổ phần theo hướng có các điều kiện chuyển đổi (như có thời gian hoạt động tại thị trường Việt nam tối thiểu là 5 năm với vốn điều lệ từ 10 triệu USD trở lên)
-Có chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của 3 năm liền trước năm chuyển đổi từ 5% trở lên và không có lỗ lũy kế;
-Cam kết bằng văn bản về việc tổng giá trị cổ phần do cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giữ tối thiểu 30% vốn điều lệ trong vòng 3 năm kể từ khi chuyển đổi hoặc 1 năm kể từ khi niêm yết nếu như thời gian hạn chế chuyển nhượng đã hết) nhằm đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp chuyển đổi, bảo đảm cam kết đầu tư vốn ngoại một cách lâu dài, tránh nguy cơ mất cân đối cung cầu trên thị trường chứng khoán.
Khánh Linh (lược ghi)
Theo TTVN
http://cafef.vn/20120830103926293CA31/ong-nguyen-son-con-qua-nhieu-rao-can-de-dn-fdi-niem-yet-tren-san-chung-khoan.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,178.10 | 4,758.10 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,291.30 | 3,891.30 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,762.90 | 12,462.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,672.40 | 1,322.40 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 194
- Truy cập hôm nay: 6880
- Lượt truy cập: 8607250