Từ những ông chủ không cổ phiếu
Hiện tại, CTCP Đầu tư Tổng hợp Hà Nội (Hanic - mã SHN) không có cổ đông lớn. Trong quá khứ, tại thời điểm niêm yết cổ phiếu SHN, ông Đinh Hồng Long, Tổng giám đốc Hanic, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty là cổ đông duy nhất nắm giữ trên 5% vốn điều lệ (8,04%).
Sở hữu hơn 8,04 vốn điều lệ, tỷ lệ này không lớn, nhưng từ lâu, nhiều người nhắc đến ông Long như là người có ảnh hưởng lớn, chi phối đến hoạt động của Hanic.
Đến tận bây giờ, khi những thông tin liên quan đến sự thất bại của Hanic, nguy cơ mất hết vốn chủ sở hữu của Hanic, thì thị trường cũng được biết, tỷ lệ sở hữu theo công bố của ông Long đã giảm về mức 1,05% vốn điều lệ.
Không khẳng định việc sở hữu quá thấp của Ban lãnh đạo Hanic dẫn đến việc ra các quyết định có tính rủi ro cao, dẫn đến tình trạng bi bét tài chính hiện tại, nhưng rõ ràng, khi sở hữu của ông Long và các thành viên khác trong Ban lãnh đạo DN lớn hơn, thì họ sẽ thận trọng hơn trong quá trình ra các quyết định kinh doanh trên nguồn tiền của DN.
Xu hướng đại chúng hóa DN đang dẫn đến tình trạng hàng loạt DN không có cổ đông sở hữu tỷ lệ cổ phần thực sự lớn. Đó là lý do khiến ban lãnh đạo cũ của DN, dù không sở hữu nhiều cổ phần, nhưng vẫn ung dung tại vị ở các vị trí chủ chốt như chủ tịch/thành viên HĐQT, ban giám đốc.
Như trường hợp CTCP Khoáng sản Hòa Bình (KHB), hiện tại, bà Đỗ Thị Cẩm Thúy - Chủ tịch HĐQT không còn sở hữu cổ phần; ông Đỗ Phan Thắng - Phó chủ tịch HĐQT nắm… 10.000 cổ phần, tương đương 0,16% vốn điều lệ; bà Bùi Thị Thoa - thành viên Ban kiểm soát nắm 16.200 cổ phần, tương đương 0,26% vốn điều lệ. Các thành viên còn lại của HĐQT, Ban tổng giám đốc KHB không có ghi nhận sở hữu.
Với một cơ cấu sở hữu sở hữu như vậy, không khó hiểu khi KHB từng bị đưa vào tình trạng kiểm soát do báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011, kiểm toán viên không thể đưa ra được ý kiến do ảnh hưởng của các vấn đề trọng yếu như: hàng tồn kho, số dư phải thu.
Sẽ rất khó để cổ đông bên ngoài kỳ vọng vào sự toàn tâm toàn ý cho DN của HĐQT, Ban tổng giám đốc, khi bản thân các thành viên không sở hữu cổ phiếu hoặc sở hữu với tỷ lệ quá nhỏ. Hiện tại, KHB không có NĐT nào sở hữu quá 5% vốn điều lệ Công ty. Vậy ai có đủ tâm huyết để thay thế đội ngũ Ban lãnh đạo Công ty?
… đến những ông chủ đại diện
Tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên năm 2012 của CTCP Đầu tư Phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (Sudico - mã SJS), ông Đỗ Văn Bình, Phó chủ tịch HĐQT Công ty phát biểu, đại diện của các tập đoàn là những người có trách nhiệm, trọng trách lớn khi đại diện cho phần vốn Nhà nước tại Sudico, nhưng bản thân ông sở hữu cổ phần SIS là tiền của cá nhân, nên ông luôn muốn phấn đấu cho lợi ích của tất cả các cổ đông, chứ không phải lợi ích của cá nhân.
“Khi cổ đông nhỏ được hưởng lợi, thì với tư cách là cổ đông lớn, tôi sẽ được hưởng nhiều hơn. Tôi muốn để Công ty hoạt động thật sự khách quan, minh bạch, không bị chi phối bởi một hai cá nhân…”, ông Bình nói.
Vấn đề mà ông Bình đề cập thực sự là vấn đề tại không ít DN có phần vốn góp của Nhà nước, nhất là khi không có cổ đông bên ngoài đủ lớn để hành xử “ngang cơ” với cổ đông lớn Nhà nước.
Tại một DN ngành vận tải đang niêm yết, phần vốn Nhà nước là 30%, ngoài ra không có cổ đông lớn nào khác, tình trạng làm ăn thua lỗ liên tục xảy ra. Có ý kiến cho biết, mặc dù DN khó khăn, nhưng ban lãnh đạo DN vẫn rất giàu, vì trục lợi từ những hợp đồng mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng tàu.
Tại một DN ngành khai thác khoáng sản niêm yết trên HNX, cơ cấu cổ đông bao gồm: một cổ đông lớn là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nắm cổ phần chi phối, một cổ đông cá nhân bên ngoài sở hữu hơn 7% vốn điều lệ, còn lại là các cổ đông nhỏ lẻ.
Trao đổi với ĐTCK, cổ đông sở hữu hơn 7% vốn điều lệ DN nêu trên cho biết, sau khi nắm 7% vốn điều lệ, tiếp cận ban giám đốc thì mới tá hỏa. Bởi vì, xưa nay, từ HĐQT đến tổng giám đốc đều là người đại diện phần vốn của Nhà nước và không có sở hữu cá nhân, nên kết quả kinh doanh của công ty thấp hơn nhiều so với tiềm năng thực tế.
Rõ ràng, khi chỉ là người đi làm thuê hoặc tỷ lệ sở hữu quá nhỏ, nhưng lại có quyền quyết định nhiều vấn đề lớn của DN, thì nếu không trông chờ vào cơ chế giám sát chặt từ các cổ đông bên ngoài, rất khó để yêu cầu HĐQT, ban giám đốc phải toàn tâm toàn ý cho lợi ích của DN.
Yếu tố tác động đến rủi ro tồn tại, phát triển của DN trong các trường hợp này sẽ chủ yếu là câu chuyện đạo đức của ban lãnh đạo DN, một phạm trù khó kiểm soát.
Theo Bùi Sưởng
ĐTCK
http://cafef.vn/2012082807556706CA31/nguy-co-mau-thuan-loi-ich-tu-nhung-ong-chu-ho.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,192.40 | 4,772.40 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,303.20 | 3,903.20 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,801.00 | 12,501.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,670.30 | 1,320.30 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 202
- Truy cập hôm nay: 7231
- Lượt truy cập: 8607601