Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Báo động nợ của doanh nghiệp xây dựng và BĐS
2012-08-21 09:15:01

 

Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của 647 công ty phi tài chính niêm yết trên 2 sàn chứng khoán Việt Nam cao hàng đầu thế giới, lên tới 1,53 lần.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc chính sách công, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright tại Việt Nam, đã công bố con số này tại hội nghị đầu tư 2012, do tạp chí Nhịp cầu Đầu tư tổ chức ngày 16-8, tại TPHCM.

 

“Đây là tỷ lệ cao so với nhiều nền kinh tế khác, cả nền kinh tế phát triển lẫn mới nổi. Ví dụ, các công ty niêm yết tại Mỹ năm 2011 có tỷ lệ 1,2 lần và tại Trung Quốc có tỷ lệ 1,06 lần”, ông Thành nói.

 

Ông Thành cũng dẫn các số liệu cho thấy, điều này không phải mới xảy ra mà đã có đà phát triển từ nhiều năm, song không được cảnh báo và điều chỉnh kịp thời. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đã tăng đòn bẩy tài chính từ năm 2007 trở lại đây. 

Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp vào đầu thập niên 2000 cũng đã rất cao. Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của 114 doanh nghiệp niêm yết tại sàn chứng khoán TPHCM (HSX) năm 2007 là 1,2 lần.

 

Theo điều tra doanh nghiệp Việt Nam của Tổng cục Thống kê 1999-2002, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu năm 1999 là 1,32 lần, năm 2000 là 1,93 lần và năm 2002 là 1,96 lần.

 

Nhóm doanh nghiệp nào vay nợ nhiều nhất? ông Thành tính toán từ báo cáo tài chính của các công ty quí 2 cho thấy, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu theo ngành kinh doanh của ngành xây dựng và bất động sản là cao nhất với tổng nợ phải trả gấp hơn 2 lần vốn chủ sở hữu, tức 207%. Các doanh nghiệp niêm yết phi tài chính có tỷ lệ này là 153%, ngành năng lượng là 144%. Thấp nhất là ngành hàng tiêu dùng với 80%.

 

Tỷ lệ này tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chiếm tới hơn 1,73 lần, cao hơn mức bình quân 1,5 lần của các doanh nghiệp niêm yết nói chung.

 

Đáng lo ngại hơn, theo ông Thành, xu hướng thoái nợ gặp nhiều cản trở. Từ phía các tổ chức tín dụng, ngân hàng hướng đầu tư vào các tài sản tài chính an toàn như trái phiếu hay giấy tờ có giá ngắn hạn, đảo nợ, và hệ quả là tiền vẫn luẩn quẩn trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng gần đây đã gia tăng hạng mục “tài sản khác” trong bảng cân đối kế toán.

Từ phía doanh nghiệp, doanh nghiệp có dòng tiền tốt có xu hướng giảm vay nợ. Còn doanh nghiệp khó khăn muốn vay nợ mới nhưng gánh nặng nợ đã quá lớn nên không vay được.

 

Đồng tình với ông Thành, ông Nguyễn Nam Sơn - thành viên HĐQT, Công ty Chứng khoán Thiên Việt, Giám đốc điều hành Vietnam Capital Partners - cho rằng “Điểm yếu tài chính của các công ty Việt Nam rất đáng báo động. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty Việt Nam lên tới 120% so với mức trung bình 45% trong khu vực. Đây là chỉ số đáng báo động vì chỉ cần trên 60% là doanh nghiệp đã có rủi ro phá sản nếu thị trường diễn biến xấu”, ông Sơn nói.

 

Ông cũng nhấn mạnh, các công ty thất bại tiêu biểu nhất đều do đã đầu tư trái ngành, đầu tư cơ hội và không dựa trên các năng lực cốt lõi.

 

“Thiếu chiến lược tài chính dài hạn, các công ty bất động sản Việt Nam sử dụng đòn bẩy tài chính cao nhất châu Á. Và hầu hết sẽ không sống sót qua khủng hoảng, khi ngân hàng siết chặt cho vay. Trong khi đó nguồn vốn quốc tế luôn sẵn sàng nhưng chỉ cho các công ty tốt và minh bạch”, ông Sơn nói thêm.

 

Trong 7 tháng đầu năm, tổng phương tiện thanh toán tăng 8,58% so với cuối năm 2011. Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng tăng đáng kể trong khi tín dụng cho nền kinh tế chỉ tăng 0,57%, tức gần như không tăng.

“Chắc chắn ta đang bước vào thời kỳ đầu của suy giảm kinh tế và dấu hiệu đầu tiên chính là tín dụng/GDP suy giảm”, ông Thành phân tích, “Các nước sau khi bùng nổ tín dụng đều chuyển qua gia đoạn suy giảm tín dụng, gánh nặng nợ của doanh nghiệp, ngân hàng đều tăng cao”.

 

Bởi nếu so sánh với các nước trong khu vực, tín dụng ngân hàng/GDP của Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất trong thời gian 1995 - 2010, từ 20% lên tới gần 140%.

 

Và đáng để lo ngại hơn nữa, tín dụng ngân hàng tại Việt Nam cũng tập trung rất mạnh vào khu vực doanh nghiệp, chiếm tới 2.021 ngàn tỉ đồng, chiếm hơn 77%. Trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm trên 415 ngàn tỉ đồng. Riêng 12 tập đoàn nhà nước chiếm 218.738 tỉ đồng.

 

Trong khi đó, các doanh nghiệp khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 231 ngàn tỉ đồng dư nợ của hệ thống ngân hàng (8,8%) và cá nhân, hộ gia đình chỉ chiếm 365 ngàn tỉ đồng (13,9%).

 

Ông Sơn đặt câu hỏi: Điều gì xảy ra nếu 2 năm tới thị trường bất động sản vẫn đóng băng? Ông nói: Hầu hết công ty bất động sản sẽ phá sản, hoặc sáp nhập để sống sót.

 

Giải pháp cho các công ty bất động sản, theo ông Sơn, cần nhanh chóng tái cơ cấu quản trị và ban điều hành, sáp nhập để tăng quy mô, xây dựng năng lực cốt lõi, chuẩn bị chiến lược cho tương lai, tập trung nguồn lực cho các tài sản tốt và… trả lại các tài sản xấu cho ngân hàng.

 

Ông Thành nói, cần nhanh chóng đảo chiều xu thế thoái nợ, chấp nhận thoái nợ kể cả từ từ và chấp nhận tổn thất.

Theo Hồng Phúc
TBKTSG





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,192.404,772.40
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,303.203,903.20
100g ABC Bullion Bar
13,801.0012,501.00
1kg ABC Bullion Silver
1,670.301,320.30
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 192
  • Truy cập hôm nay: 7220
  • Lượt truy cập: 8607590