Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một quý II đầy tồi tệ. Mặc dù VN-Index chỉ giảm 4,2%, HNX-Index giảm 1,5% nhưng khá nhiều cổ phiếu đã giảm 30-40% so với đỉnh thiết lập của tháng 4. Điều đáng chú ý nhất, đó là thanh khoản thị trường trong tháng 6 đã giảm 25% về khối lượng và 22% về giá trị so với tháng 5, còn nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh thì giảm 40%.
Nhà đầu tư đã tỏ ra “miễn nhiễm” với các thông tin được đưa ra như giảm lãi suất, lạm phát giảm. Thay vào đó, việc GDP 6 tháng đầu năm chỉ đạt 4,38% cho thấy nền kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều bất ổn, giá điện, giá nước tăng trong tháng 7 sẽ là một gánh nặng lên các doanh nghiệp.
Một số quỹ đầu tư nước ngoài lại dự đoán TTCK Việt Nam sẽ tăng trưởng 20-30% trong 6 tháng cuối năm 2012. Vậy điều gì khiến các quỹ ngoại lại lạc quan đến vậy? Câu trả lời ở các chính sách có hiệu lực sắp tới.
2/7 áp dụng lệnh thị trường MP
Được lên phương án từ năm 2007, khi mới bắt đầu áp dụng lệnh ATC và ATO, các nhà đầu tư đã được HoSE giới thiệu về lệnh MP nhưng phải đợi 5 năm sau, lệnh MP mới chính thức được áp dụng. Lệnh MP là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất, hoặc lệnh bán chứngkhoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường và chỉ được sử dụng trong đợt giao dịch khớp lệnh liên tục.
Đánh giá về lệnh MP, ông Lê Tuấn Hưng, chuyên viên CTCK IVS cho rằng, lệnh thị trường sẽ giúp tăng cường tính thanh khoản của thị trường, tạo thuận tiện cho người đầu tư vì họ chỉ cần đưa ra khối lượng giao dịch mà không cần chỉ ra mức giá giao dịch cụ thể và lệnh thị trường được ưu tiên thực hiện trước so với các loại lệnh giao dịch khác.
Lệnh MP cũng sẽ giúp tiết kiệm được các chi phí do ít gặp phải sai sót hoặc không phải sửa lệnh cũng như huỷ lệnh. Tuy nhiên việc áp dụng lệnh MP có một số hạn chế khi dễ gây ra biến động giá bất thường, ảnh hưởng đến tính ổn định giá của thị trường, lệnh luôn tiềm ẩn khả năng được thực hiện ở mức giá không thể dự tính trước.
Theo ông Hưng, lệnh MP chỉ nên áp dụng đối với các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp, đã có được các thông tin liên quan đến mua bán và xu hướng vận động giá cả chứng khoán trước, trong và sau khi lệnh được thực hiện.
NĐT nên chú ý áp dụng chủ yếu lệnh này trong các trường hợp bán chứng khoán vì tâm lý của người bán là muốn bán nhanh theo giá thị trường và đối tượng của lệnh này thường là các chứng khoán “nóng”, nghĩa là các chứng khoán đang có sự thiếu hụt hoặc dư thừa tạm thời.
Một số ý kiến trên thị trường cho rằng với tính chất “bất chấp giá”, lệnh thị trường sẽ tạo sự mất cân đối cung cầu cực nhanh tại các cổ phiếu thanh khoản kém. Tuy nhiên với tình trạng thị trường giao dịch ảm đạm như hiện tại, lệnh MP với khối lượng nhỏ sẽ không khác mấy lệnh giới hạn.
Có 6 CTCK không triển khai lệnh MP từ ngày 2/7 là CTCK Hà Nội, SME, Trường Sơn và Đông Dương (không còn là thành viên giao dịch) và CK Kenanga Việt Nam và Quốc Gia sẽ triển khai vào cuối tháng 7.
4/9 áp dụng T+3
Với việc đưa vào sử dụng lệnh thị trường MP, độ biến động giá cổ phiếu sẽ ngày càng tăng. Cùng với đó, nhà đầu tư cũng phản ứng nhanh nhạy hơn với thông tin, việc bán chậm cổ phiếu 1 ngày có thể gây nên những tổn thất đáng kể, nhất là với những cổ phiếu giảm sàn liên tục, nếu để T+4 về đến tài khoản NĐT đã lỗ 20-25%. Do đó việc rút ngắn thời gian thanh toán 1 ngày so với hiện tại có lẽ được nhiều nhà đầu tư ủng hộ hơn cả.
Điều này sẽ làm tăng quá trình luân chuyển vốn, tăng thanh khoản của thị trường. Theo ý kiến một số chuyên gia, việc giảm thời gian thanh toán 1 ngày có thể làm tăng thanh khoản của thị trường từ 20-30%.
Thông tư 52 áp dụng từ 1/6
Điều các NĐT nước ngoài cần nhất trên TTCK Việt Nam có lẽ là chính sách thuế và độ minh bạch. Việc áp dụng Thông tư 52 sẽ làm tăng tính minh bạch hóa của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trên OTC.
Từ 1/6/2012, có khoảng gần 200 công ty đại chúng lớn (có vốn trên 120 tỷ và trên 300 cổ đông) sẽ phải công khai thông tin như doanh nghiệp niêm yết. Điều này có nghĩa là hàng loạt các ngân hàng như BIDV, Techcombank, VPBank, các Tổng công ty như Habeco, Sabeco…sẽ phải công bố báo cáo tài chính quý, báo cáo tài chính soát xét bán niên, và NĐT cá nhân và tổ chức khi đầu tư vào các doanh nghiệp OTC sẽ không còn phải “mò cua bắt ốc” thông tin doanh nghiệp như trước.
Thông tư 52 cũng yêu cầu các CTCK phải công bố tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro được soát xét cùng thời điểm với công bố báo cáo bán niên và báo cáo năm kiểm toán. Nhà đầu tư sẽ tránh được rủi ro khỏi các trường như như SME – khi công ty bị Trung tâm lưu ký đình chỉ vì không thanh toán được nợ, nhà đầu tư mới nắm rõ được tình hình tài chính của CTCK và lúc đó muốn rút tiền ra cũng đã quá muộn.
Một điểm mới của Thông tư 52 là yêu cầu cổ đông nội bộ và NĐT nội bộ của các quỹ đóng không được lướt sóng cổ phiếu (mua bán chứng khoán cùng thời gian), và các cổ đông này phải thực hiện hết giao dịch mới được đăng ký mới, và nếu không mua/bán hết khối lượng đăng ký phải giải trình với Sở giao dịch chứng khoán.
Chờ đợi chính sách thuế mới cho đầu tư chứng khoán
Theo kế hoạch, ngày 3/7 tới, UBCK sẽ tổ chức Hội thảo lấy ý kiến xây dựng Thông tư hướng dẫn về thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN đối với lĩnh vực chứng khoán.
Theo báo ĐTCK, dự thảo này vẫn đang gây tranh cãi bởi theo dự thảo Thông tư, khi quỹ đầu tư chứng khoán chia lợi tức cho NĐT thì phần lợi tức này phải chịu thuế TNDN (25%) và theo các công ty quản lý quỹ thì con số này quá cao.
Phương Mai
Theo TTVN
http://cafef.vn/20120701115741944CA31/ttck-cho-doi-tac-dong-cua-nhung-chinh-sach-moi.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,163.70 | 4,763.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,288.50 | 3,898.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,747.70 | 12,597.70 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,672.70 | 1,322.70 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 240
- Truy cập hôm nay: 1281
- Lượt truy cập: 8608940