Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Người dân loanh quanh tìm cách giữ tiền
2012-06-12 08:55:38

Ám ảnh chứng khoán, BĐS...

Lãi suất giảm là một vấn đề đối với ông Nguyễn Đình Hoan ở phố Trần Điền - khu đô thị mới Định Công - Hà Nội. Hai vợ chồng hưu trí, lương không đủ chi tiêu nên trông đợi rất nhiều vào nguồn thu từ một căn hộ cũ ở Trung Tự cho thuê 4 triệu một/tháng và tiền lãi từ 2 tỷ đồng gửi tiết kiệm.

Ông Hoàn cho biết, giờ này năm ngoài, với số tiền này gửi ở 3 nơi ông đều được săn đón với lãi suất 20%, mỗi tháng thu về hơn 33 triệu, chi tiêu và có cả cất giữ. Nhưng rồi sau đó lãi suất giảm nhanh. Đến đầu năm nay, ông phải chuyển qua mấy ngân hàng nhỏ để được lãi suất cao theo công thức: Trần lãi suất cộng thêm 3%. Lãi suất và số tiền thực hưởng của ông giảm dần từ 17 xuống 16-15-14%...

Khi trần lãi suất xuống còn 9% thì lãi suất thực không còn được 12%. Ông Hoan đi đổi sổ ở một ngân hàng nhỏ đang nhận gửi 1 tháng mức 14% nhưng lãi suất dài hạn mới chỉ 11%. Với mức này, ông chỉ nhận được khoảng 18 triệu đồng/tháng. Đó là một mức sụt giảm khá lớn. Ông Hoan cho biết vẫn "chưa có phương án nào ngoài gửi tiền dài hạn. Chứng khoán thì không chơi, đất đai thì không dám. Đã định rút một nửa ra mua vàng nếu xuống mức 40-41 triệu. Tuy nhiên, khi giá vàng tăng trở lại và liên tục lên xuống nên thôi".

Sau khi lãi suất giảm, với tư duy cũ, nhiều người đã tính đến chuyện đầu tư vàng, hay chuyển một phần tài sản sang ngoại tệ. Tuy nhiên, kỳ vọng lợi nhuận là không như mong đợi.

Chị Minh Phương cùng chồng làm ở Công ty Thiết kế một Hoàn Gia - Hoàng Mai, Hà Nội đang nắm trong tay số tiền tích lũy gần 800 triệu, khi lãi suất xuống, chị đã tính đến chuyện mua khoảng 20 cây vàng để cất. "Vàng cứ quanh quẩn lên xuống 42 triêu, mà lại đắt hơn thế giới gần 2 triệu. Lại nghe nói chính sách kiểm soát vàng sắp thực thi giá sẽ xuống nên thôi. Còn mua USD thì chả dám vì chả thấy giá tăng gì, giá ngoài thị trường còn thấp hơn trong ngân hàng. Tiền đành để trong ngân hàng rồi tính sau", chị nói.

Cũng như chị Phương, réo rắt mãi, nhà chị Thanh Minh ở phố Hàng Dầu - Hà Nội mới bán được căn hộ bên Việt Hưng thu về hơn 1 tỷ đồng nhưng vẫn tạm để vào ngân hàng mà chưa biết làm gi. Chị nói: "Nhìn đi nhìn lại vẫn thấy khó, vàng thì thất thường, BĐS thì chết khiếp vì mắc kẹt hơn 1 năm mới bán được, lãi chả bù gửi ngân hàng. USD hiện nay thì chả ai ham nên dù lãi suất thấp vẫn gửi ngân hàng".

Cùng trong tình thế cảnh giác với BĐS, anh Trương Công Hành ở Văn Quán - Hà Đông hiện chỉ cầu trời thoát được khỏi căn hộ đã đăng ký ở Văn Phú để lấy về gần 2 tỷ đồng. Anh Phú cho biết, sợ nhà đất rồi, chỉ lấy tiền về để gửi một phần lấy chi tiêu hàng tháng, có thể mua vàng để cất giữ dài hạn.

Anh Thành cũng cho biết, cơ quan anh là một DN về xây dựng, có nhiều cơ hội đầu tư BĐS nhưng đến nay rất nhiều người đang mắc kẹt. Nhiều người có tiền giờ cũng chưa dám vào BĐS vì một phần thua lỗ nhưng sợ nhất là đọng vốn, không nhìn thấy đầu ra. Nên gửi ngân hàn gần như là cách duy nhất để chọn.

Trong khi đó, tại nhiều công ty chứng khoán cho biết, sau đợt tăng mạnh của chứng khoán vừa qua, chứng kiến một lượng tiền mới đổ vào chứng khoán thì nay chứng khoán đi xuống cũng khiến lượng tiền đổ vào chứng khoán chững lãi. Lãi suất giảm là một điều kiện thuận lợi nhưng có vẻ như chưa đủ sức để hích chứng khoán đi lên.

Chính vì thế, trong rất nhiều nhận định của các công ty chứng khoán cho thấy, thị trường phản ứng kém hào hứng với đợt cắt giảm lãi suất mạnh lần này. Phiên thứ sáu ngày 8/6, cả hai sàn thậm chí còn giảm điểm.

Giám đốc phân tích của một công ty chứng khoán lớn cho rằng, chỉ những người mạo hiểm đã vào thị trường để lướt trong thời gian trước. Bây giờ chưa thấy một đợt tiền và các nhà đầu tư mới vào thị trường. Lao dốc quá mạnh đã khiến nhiều người phá sản với chứng khoán, gây ra một ám ảnh lớn nên không dễ gì vốn quay lại trị trường sớm dù có kích thích kiểu gì. Người dân đang trong giai đoạn tìm cách bảo toàn đồng tiền dù chỉ hưởng lợi nhuận thấp. Quan điểm của đa số hiện nay, tiền mặt vẫn là vua. Điều này là thực tế vì, lạm phát giảm, vàng và USD ổn định thì VND càng có giá.

 

Ngân hàng tin tiền vẫn vào

Trao đổi mới đây, lãnh đạo của Ngân hàng VP bank cho biết, cuối tuần qua, ngân hàng này cũng phải chứng kiến làn sóng người gửi tiền đến đổi sổ qua kỳ hạn dài. Tuy nhiên, trong điều kiện Ngân hàng Nhà nước đã mở ra cơ chế thỏa thuận lãi suất cho kỳ hạn trên 12 tháng nên ngân hàng cũng được hưởng lợi khi có được hàng ngàn tỷ tiền vốn ổn định dài hạn. Đây là một điều rất có lợi nếu so với đa số tiền gửi ngắn hạn trước đây.

Trong khi đó, một đại diện khác của Techcombank cho biết, trong suốt nửa năm qua, ngân hàng ghi nhận sự sụt giảm của tiền gửi USD khu vực cá nhân. Điều này cho thấy, USD đã không còn hấp dẫn và xu hướng này được dự đoán sẽ không thay đổi khi lãi suất giảm xuống.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Hưởng - Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, cho rằng, với điều hành lãi suất mới đã tạo điều kiện xác lập đường cong lãi suất hợp lý. Gửi tiền càng dại hạn càng có lợi. Trong khi đó, với kỳ vọng lạm phát khoảng 8-9% thì mức lãi suất hiện nay là thực dương và có lợi cho người gửi tiền. Trong khi đó, với ngoại tệ lãi suất chỉ 2%, trong khi tăng tỷ giá tối đa 3% thì lựa chọn VND vẫn có lợi.

"Đối với người gửi tiền trong điều kiện các kênh đầu tư khác khó khăn, để đầu tư an toàn thì vẫn phải lựa chọn ngân hàng. Lãi suất 9%/năm sẽ ổn định từ nay đến cuối năm. Cho nên ai đó mong lãi suất xuống nữa để đầu tư vào ngoại tệ thì sai lầm", ông Hưởng nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Ngân hàng NN - PTNT cũng cho rằng, không có quan ngại về nguồn vốn dịch chuyển sang tài sản tài chính khác. Theo ông Bảo, khả năng đầu tư vào các kênh khác hiện nay khá hẹp khi vàng không tăng giá mạnh, tỷ giá được giữ ổn định, còn BĐS thì trong 6-7 tháng tới hẳn sẽ có ít người dám mạo hiểm. Với quyết định gần đây đã cân bằng được lợi ích của ngân hàng, người gửi tiền, DN và cả nền kinh tế nên huy đông vốn sẽ tiếp tục ổn điịnh

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Minh Hưng - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, nhận định, thị trường ngoại hối và kỳ vọng tỷ giá cũng được neo giữ ở mức rất ổn định. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước định hướng từ nay đến cuối năm sẽ ổn định... Với một khung khổ chính sách ổn định, lạm phát được kiểm soát thì nếu tính về lợi ích kinh tế thì VND vẫn là có lợi nhất. Đợt tăng tỷ giá vừa qua là bình thường và sớm giảm trở lại. Với điều hành lãi suất sẽ ổn định của Ngân hàng Nhà nước, cộng với kỳ vọng tỷ giá tăng 2 - 3% thì gửi VND vẫn có lợi hơn.

Có lẽ dự đoán được thực tế này, nên trong ngày đầu tiên dù đã được quyền thỏa thuận lãi suất dài hạn trên 12 tháng nhưng các ngân hàng vẫn rất dè dặt, không thấy có hiện tượng tăng mạnh. Mức cao nhất chỉ 11%. Trong khi đó, rất nhiều ngân hàng lớn chưa áp dụng thỏa thuận lãi suất mà chỉ áp mức 9%. Mặc dù thế, vẫn không có hiện tượng rút tiền ra khỏi ngân hàng.

Theo Ngọc Sơn
VEF

http://cafef.vn/20120612082454332CA31/nguoi-dan-loanh-quanh-tim-cach-giu-tien.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,539.105,079.10
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,603.904,123.90
100g ABC Bullion Bar
14,707.1013,247.10
1kg ABC Bullion Silver
1,730.301,330.30
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 173
  • Truy cập hôm nay: 360
  • Lượt truy cập: 8846860