Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Thủng túi với những cổ phiếu tăng nhanh giảm mạnh
2012-05-22 08:25:38

Khi thị trường tăng nóng thì cổ phiếu tốt xấu đều tăng, ngược lại khi thị trường đi xuống thì gần như toàn bộ các cổ phiếu đồng loạt giảm sàn. Đây là một điều thường thấy ở TTCK Việt Nam.

Tăng mạnh thì đương nhiên sẽ có giảm. Mặc dù vậy, điều đáng nói là rất nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, làm ăn lẹt đẹt đã tăng giá khá khó hiểu trong thời gian qua. Không ít nhà đầu tư ham lướt sóng bị vào hàng ở mức giá cao đã bị thua lỗ, mất tới 50-70% chỉ trong một vài tuần. Ít thì cũng cụt vài ba phần lãi kiếm được trong 4 tháng đầu năm, nhiều thì mất hoàn toàn lãi, thậm chí thâm nặng vào vốn nếu vào thị trường muộn hoặc dùng margin và gia tăng vốn đầu tư vào chứng khoán.

Mất sạch lãi

Nhấp nhổm khi TTCK vẫn tiếp tục sôi sục sau kỳ lễ 30/4, anh Huy Bốn, một nhà đầu tư tại quận Thanh Xuân hay tiếp tục rót thêm tiền vào tài khoản với hy vọng sẽ kiếm một vài mẻ cá nữa. Lần này tiền được anh đem vào đầu tư những mã vừa và nhỏ hoặc những mã có rủi ro hơn, theo làn sóng tăng trần theo từng nhóm của thị trường.

Các nhóm mà anh để ý lần này là chứng khoán (vòng 2), nhóm khoáng sản, bất động sản, vật liệu xây dựng và một số mã cổ phiếu có mức tăng ít trong 4 tháng sốt nóng đầu năm và giá vẫn ở mức thấp vài ba cho tới khoảng 10 nghìn đồng. Hy vọng là với sức bật chung của thị trường thì cổ phiếu nào cũng có cơ hội tăng. Cổ tăng ít thì cũng sẽ có phần, nhất là khi những cổ anh chọn toàn có mệnh giá ngang hay thấp hơn cổ phiếu. Vì thế anh khá tự tin.

Trái ngược với mong muốn của anh Bốn, thị trường đã nhanh chóng đổ đèo với chuỗi 8 phiên giảm liên tiếp. Chỉ số VN-Index giảm gần 60 điểm. HNX thậm chí còn giảm mạnh hơn nếu tính theo tỷ lệ phần trăm.

Không chỉ thua lỗ đối với các cổ phiếu lởm mà anh đã đánh cược vào, anh Bốn còn thua nặng đối với cả những mã của các doanh nghiệp làm ăn tốt, không thua lỗ trong tất cả các năm, các quý gần đây. Các chỉ số cơ bản cũng đều như trong mơ.

Tính chung 7-8 phiên giảm sàn liên tục với mỗi phiên mất giá trên sàn Hà Nội là 6-7%, anh Bốn cũng đã mất khoảng 50% giá trị tiền đầu tư trong đợt "đánh bắt" lần này.

Tổng số tiền đầu tư không thực sự quá lớn, nhưng điều đáng nói là anh đã đánh mất không chỉ lãi kiếm được trong 4 tháng đầu năm và cả vốn bỏ ra trong đợt đầu tham gia thị trường trong năm nay.

Với 50 triệu đồng ban đầu, anh đã kiếm được gần bằng từng đó trong những tháng đầu năm. Số tiền đầu tư thêm vào thời điểm trước và sau lễ 30/4 đã nhân tổng tiền của anh lên 200 đồng. Với chỉ một đợt lũ quét trong gần 2 tuần qua, anh đã mất đi 100 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy anh đã mất đi gần như toàn bộ số tiền đầu tư ban đầu.

Trường hợp như anh Bốn không hề hiếm, thậm chí một số nhà đầu tư còn thua lỗ nặng hơn nếu dùng đến margin.

Thị trường giảm mạnh có thể sẽ nhanh quay đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, điều mà nhiều nhà đầu tư lo lắng hiện tại là sức cầu đang khá yếu. Giá cổ phiếu giảm mạnh nhưng lực bắt đáy vẫn không cao.

Trong khi đó, trong thời điểm này lại có không ít các thông tin tiêu cực đang gây áp lực lên thị trường như tình trạng kinh tế đình đốn, tăng trưởng kinh tế suy giảm, tăng trưởng tín dụng âm tại các ngân hàng lớn, số lượng các doanh nghiệp đóng cửa gia tăng đáng báo động, hàng hóa khó bán, doanh nghiệp tiếp tục lỗ...

Tình trạng này không biết sẽ kéo dài bao lâu và rất có thể sẽ có nhiều nhà đầu tư, đặc biệt những người lướt sóng cổ phiếu nóng sẽ không trụ được vững trong đợt suy giảm như lũ quét.

Tăng nhanh giảm sớm: Đốt tiền nhà đầu tư

Trong đợt suy giảm lần này, TTCK chứng kiến sự giảm giá của cả cổ phiếu tốt lẫn xấu. Đợt tăng mạnh và kéo dài trong suốt 4 tháng đầu năm và tư thế sẵn sàng chốt lãi hoặc xả hàng của các nhà đầu tư có thể là nguyên nhân kéo thị trường đi xuống dữ dội gần đây.

Việc thị trường điều chỉnh giảm để làm quen dần với một mặt bằng giá cao hơn là cần thiết. Tuy nhiên, không ít người còn lo ngại với những dấu hiệu xấu của nền kinh tế hiện nay. Hơn thế, rất nhiều cổ phiếu giảm giá mạnh đi cùng với đó là hoạt động kinh doanh yếu kém kéo dài đang khiến các nhà đầu tư đặt câu hỏi là liệu những cổ phiếu này tăng mạnh trong những tháng đầu năm có phải là thị trường đã kỳ vọng thái quá?

Một trường hợp điển hình là cổ phiếu SHN của Công ty cổ phần Đầu tư tổng hợp Hà Nội. Cổ phiếu này đã giảm gần 70% kể từ đầu tháng 3/2012 tới nay (18/5/2012), từ mức 6.100 đồng/cp xuống 1.900 đồng/cp.

Đây có thể coi là một trong những cổ phiếu giảm mạnh nhất trên thị trường và cũng là cổ phiếu mà nhiều nhà đầu tư bị kẹp hàng nhất. Có rất nhiều nhà đầu tư đã không thể bán được cổ phiếu SHN sau khi Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp bất ngờ tuyên bố đơn vị này đang đứng trước bờ vực phá sản.

Trước đó, trong hai tháng đầu năm 2012, cùng với xu hướng chung của thị trường SHN cũng đã có một đợt hồi phục mạnh mẽ từ dưới 4.000 đồng/cp lên trên 6.000 đồng/cp với gần như toàn bộ hơn 30 triệu cổ phiếu của doanh nghiệp này được thay máu. Tính tới thời điểm Chủ tịch SHN tuyên bố tình trạng bi đát của doanh nghiệp thì các cổ đông lớn của doanh nghiệp này đã bán gần như sạch sẽ cổ phần của mình.

Không chỉ SHN, rất nhiều cổ phiếu tăng nóng, tăng khi doanh nghiệp thua lỗ hoặc lãi thấp đã quay đầu giảm rất nhanh và khiến nhiều nhà đầu tư bị kẹp nặng.

Cổ phiếu KSA của CTCP Khoáng sản Bình Thuận Hamico là một trường hợp đã mang lợi nhuận khủng khiếp cho một số nhà đầu tư nhưng giờ đang là tội đồ với 9 phiên giảm sàn liên tục nhưng muốn bán cũng không hề dễ.

Trong phiên giao dịch 18/5, cổ phiều này tiếp tục giảm sàn với dư bán lên tới hơn 1 triệu đơn vị (so với 15 triệu cổ phiếu đang lưu hành). Chỉ có tổng cộng hơn 21 ngàn đơn vị được chuyển nhượng trong phiên - một con số quá ít ỏi so với lực bán ra.

KSA đã giảm mạnh tổng cộng gần 40% kể từ đầu tháng 5 vừa qua, từ mức 22.800 đồng/cp xuống còn 14.300 đồng/cp hôm 18/5.

Trước đó, cổ phiếu này đã có một đợt tăng giá kỷ lục với gần 5 lần từ mức khoảng 4.000 đồng/cp hồi giữa tháng 1/2012 lên 22.800 đồng/cp đầu tháng 5/2012.

Với quy mô vốn hơn 150 tỷ đồng, KSA có kết quả kinh doanh (theo báo cáo) không quá ấn tượng. Doanh nghiệp này lỗ gần 1,2 tỷ đồng trong quý IV/2011 và chỉ lãi gần 8,6 tỷ đồng trong cả năm 2011.

Tương tự, nhiều cổ phiếu thuộc dòng khoáng sản cũng đang bị bán ra mạnh mẽ sau một thời gian dài tăng giá như: KSH (giảm khoảng 26% trong 2 tuần qua sau khi tăng gần gấp 3 lần trước đó); KSS (giảm gần 30% sau khi tăng khoảng 350%)...

Ở một số lĩnh vực khác, nhiều cổ phiếu cũng giảm khá mạnh như: VSP giảm 55% kể từ đầu tháng 4 (DN này lỗ 3 năm liên tiếp, riêng 2011 lỗ 534 tỷ đồng); VIG giảm 50% kể từ đầu tháng 4 (DN lỗ 4 quý liên tiếp, trong đó quý I/2012 lỗ gần 86 tỷ đồng); THV giảm hơn 50% (lỗ 210 tỷ trong năm 2011).

Ngoài ra còn khá nhiều cổ phiếu đang giảm mạnh và có giao dịch lớn trước đó như: PSS, SBS, HBB, PTC, ASM, BKC, VKC, KDH, AVS, PLC, KHL, DNY, SCR, PV2, IDJ...

Theo Mạnh Hà
VEF

http://cafef.vn/20120522081155272CA31/thung-tui-voi-nhung-co-phieu-tang-nhanh-giam-manh.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,543.005,083.00
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,607.204,127.20
100g ABC Bullion Bar
14,717.7013,257.70
1kg ABC Bullion Silver
1,732.901,332.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 211
  • Truy cập hôm nay: 1127
  • Lượt truy cập: 8847627