Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Thanh lọc công ty chứng khoán: Không dễ
2012-04-24 09:18:46

 

UBCK đã đánh tiếng sẽ công khai những CTCK bị kiểm soát đặc biệt trong tuần này, tuy nhiên điều đó không có nghĩa những Cty còn lại là “an toàn”.
Tiêu chuẩn để phân loại những Cty bị kiểm soát đặc biệt là tỉ lệ vốn khả dụng (Capital Adequacy Ratios – CAR), với ngưỡng tối thiểu UBCK đặt ra là 180%.

 

Thanh lọc công ty chứng khoán: Không dễ

 

Tuy nhiên, chính các CTCK lại cảnh báo rằng hoàn toàn không nên nhìn vào chỉ số này để đánh giá sức khỏe của các Cty. Theo phần lớn người trong ngành đánh giá, ngoài khoảng 20 CTCK đứng đầu, nhóm hơn 80 Cty còn lại đều rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính.

 

Ngược lại, theo thông tin của UBCK, chỉ có khoảng 10 Cty có CAR dưới 180%, còn số Cty bị cho là yếu kém rơi vào khoảng 20. “Thật ra ngưỡng CAR mà UBCK quy định không thấp, nhưng phương pháp tính không hợp lý lắm” - ông Trịnh Hoài Giang, PTGĐ của CTCK TP Hồ Chí Minh (HSC) nhận xét. “UBCK đang áp dụng nguyên tắc của NH cho CTCK. Bởi vậy, có những điểm không hợp lý lắm như tỉ lệ rủi ro tính cho cổ phiếu OTC, cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội, hay cho những khoản đầu tư dài hạn” - ông Giang giải thích.

 

Hơn nữa, “UBCK nếu muốn giảm bớt một số CTCK có tỉ lệ CAR yếu, trước tiên phải dùng báo cáo kiểm toán . Nếu để Cty tự làm có thể sai lệch” - ông Giang nhận xét thêm.

 

Việc thị trường đi lên từ đầu năm đến nay cũng cứu thua cho không ít các CTCK, nhất là trong việc “xào nấu” báo cáo tài chính để đạt CAR cao. Ngay cả những Cty thua lỗ lớn hay những Cty có vốn thấp cũng có CAR vượt xa mức yêu cầu.

 

Thị trường đi lên đồng thời cũng xoa dịu dư luận về việc quản lý khối CTCK của UBCK. Xét về mặt ảnh hưởng đến thị trường, CTCK không phải ngân hàng, không huy động vốn từ dân cư nên hậu quả chủ yếu chỉ là một nhóm nhỏ các NĐT là khách hàng của những Cty yếu kém có nguy cơ mất tiền. Và việc chỉ khoảng 10 Cty giải thể cũng không đem lại lượng khách hàng mới cho các Cty còn lại là bao. Bởi lẽ đó, hầu hết cả CTCK và NĐT đều cho rằng câu chuyện tái cấu trúc khối CTCK không còn quan trọng, những Cty yếu không còn sức hoạt động sẽ phải tự đào thải.

 

Tuy nhiên, thực tế lại có một lượng lớn các Cty yếu lại đang gắng gượng duy trì nhiều hơn là tự đào thải. Không có gì đảm bảo những Cty này sẽ không một lần nữa gây ra những hậu quả lớn cho thị trường trong tương lai, như họ đã khiến dư luận nhức nhối suốt năm 2011 khi thị trường lao dốc.

 

Một Cty có CAR dưới 180% cho biết, Cty hiện nay thực tế không nguy hiểm và sẽ sớm thoát khỏi tình trạng bị kiểm soát, bởi Cty này đã thanh lý xong danh mục đầu tư lẫn các khoản nợ nần.

 

“Trong khi đó, rất nhiều Cty đạt được chỉ số CAR rồi nhưng lại rất nguy hiểm. Đợt tái cấu trúc này, có lẽ UBCK sẽ đi sâu vào tìm hiểu Cty nào nguy hiểm thật sự Cty nào không. Nếu chỉ đi theo chỉ số CAR sẽ tạo ra bức tranh không thật” - vị chủ tịch của Cty này chia sẻ.

 

Nhưng quản trị rủi ro vẫn là vấn đề mới mẻ và cũng không hề đơn giản với các DN Việt Nam nói chung và các CTCK nói riêng. Được xem như đứng đầu về mặt quản trị rủi ro trong khối các CTCK, nhưng HSC lại cho biết Cty vẫn còn rất nhiều việc phải làm trong công việc này. Trong những rủi ro còn phải giải quyết ở HSC, ông Giang nhấn mạnh rủi ro pháp lý liên quan đến các hoạt động môi giới (chủ yếu là hoạt động môi giới cho các NĐT cá nhân) trong trường hợp có tranh chấp với khách hàng. Bên cạnh đó là rủi ro vận hành các sản phẩm. “Cty vẫn còn rất nhiều việc phải làm trong vấn đề quản lý rủi ro” - ông Giang nói. “HSC cũng đang cố gắng làm tốt, vì số lượng giao dịch của HSC giờ nhiều hơn trước gấp mấy lần”.

 

Các CTCK thông thường chia rủi ro làm 4 loại chính: Rủi ro thị trường chủ yếu liên quan đến giao dịch tự doanh, rủi ro về tín dụng liên quan đến giao dịch ký quỹ, rủi ro về mặt pháp lý và cuối cùng là rủi ro về mặt vận hành.

 

Theo ông Giang tự nhận xét, điểm khác biệt lớn nhất của HSC với các Cty khác trong việc quản lý rủi ro là HSC không lệ thuộc vào mối quan hệ Cty – khách hàng (chủ yếu là khách VIP). Bất kể khách hàng thân thiết thế nào với Cty, bộ phận thu nợ cũng không bao giờ tiếp xúc với khách hàng đó mà chỉ căn cứ trên các tiêu chuẩn chung Cty đã đề ra để thu nợ trên hệ thống.

 

Ông Giang cho biết chỉ số CAR ở HSC hiện đạt 1.100%, gấp hơn 6 lần mức tối thiểu theo yêu cầu, tuy nhiên ông cũng cho rằng chỉ số CAR cao vượt bậc như vậy không hẳn là tốt. “Mức CAR rơi vào khoảng 400-500% thì hợp lý hơn. Với CAR lên đến 1.100%, HSC năm ngoái hầu như đã đóng cửa với rủi ro của thị trường” - ông nói, đồng thời cho biết biết chính sách của HSC năm nay sẽ có chút thay đổi. Mặc dù Cty vẫn chủ trương không để nhiều tiền vào bộ phận tự doanh, nhưng cũng sẽ tận dụng thị trường tốt để mua vào. CAR theo đó có thể sẽ giảm xuống mức 700% và đồng thời cũng để cải thiện ROE.

 

Trong tổng số doanh thư hơn 400 tỉ đồng của HSC trong năm 2011, doanh thu tự doanh (bao gồm cả cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ tiền gửi ngắn hạn) chiếm khoảng 150 tỉ đồng, doanh thu từ cho vay ký quỹ chiếm 150 tỉ đồng, doanh thu môi giới đạt khoảng 90 tỉ. Số doanh thu còn lại từ hoạt động tư vấn đạt 10 tỉ đồng.

 

Theo Quang Minh
Lao động





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,174.904,774.90
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,297.903,907.90
100g ABC Bullion Bar
13,777.8012,627.80
1kg ABC Bullion Silver
1,677.201,327.20
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 197
  • Truy cập hôm nay: 2897
  • Lượt truy cập: 8610556