Cứ theo tinh thần tái cấu trúc của Chính phủ thì sắp tới đây, TTCK sẽ là sân chơi của những doanh nghiệp tốt, của những nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Thời của những cổ phiếu lởm, các CTCK làm ăn chộp giật, thua lỗ triền miên sẽ không còn nữa.
Cuộc sàng lọc chất lượng
Từ 6/3, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM đã chính thức đưa SCC, SVS vào diện bị kiểm soát, đồng thời cảnh cáo toàn thị trường đối với MCV.
Cụ thể, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã chính thức đưa cổ phiếu của CTCP Xi măng Sông Đà (SCC) và cổ phiếu của CTCP Chứng khoán Sao Việt (mã SVS) vào diện kiểm soát kể từ ngày 6/3/2012 do lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính có kiểm toán 2 năm gần nhất của 2 công ty này đều đạt lợi nhuận âm. SCC năm 2010 và 2011 lỗ tương ứng 898 triệu đồng và 3,49 tỷ đồng. SVS năm 2010 lỗ 21,3 tỷ đồng và năm vừa qua cũng đã thâm thủng 38,2 tỷ đồng.
Sở GDCK Hà Nội sẽ có thông báo về việc đưa cổ phiếu SCC và SVS ra khỏi diện bị kiểm soát sau khi công ty khắc phục được tình trạng nêu trên theo Quy chế niêm yết chứng khoán của Sở. Nếu thua lỗ 3 năm liên tiếp sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc.
Cùng ngày (6/3), Sở GDCK TP.HCM (HOSE) cũng đã ra quyết định cảnh cáo trên toàn thị trường đối với CTCP Cavico Việt Nam Khai thác mỏ và Xây dựng (mã MCV) do liên tục vi phạm các quy định về công bố thông tin tại khoản 1.2, 1.3, 2.1 và khoản 6 mục IV tại thông tư 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 Được biết, HOSE đã nhắc nhở lần 3 về việc MCV chậm công bố Báo cáo tài chính Công ty mẹ quý 4/2011.
Trước đó, một loạt các doanh nghiệp khác cũng đã bị đưa vào diện kiểm soát do rơi vào tình trạng thua lỗ triền miên không có lối thoát như Vitaly (VTA), Basa (BAS), Nhựa Tân Hóa (VKP), Vận tải Việt Hải (VSP)..., và đang đối mặt với thua lỗ liên tiếp (2 năm) như Container Phía Nam (VSG), Viễn thông Thăng Long (TLC), Hàng hải Sài Gòn (SHC - năm 2011 đã có lãi), Hàng hải Hà Nội (MHC - năm 2011 đã lãi), Tribeco (TRI)...
Kết quả của việc làm ăn thua lỗ và bị đưa vào diện kiểm soát cũng như nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc đã khiến cổ phiếu của các doanh nghiệp này rớt xuống bùn đen. Trong đó, VKP có giá thấp nhất là 500 đồng/cp, BAS thấp nhất là 700 đồng/cp, VTA 1.100 đồng/cp, VSG 1.400 đồng/cp, TRI 1.600 đồng/cp, SVS 1.800 đồng/cp, TLC 2.000 đồng/cp, MCV 2.400 đồng/cp, SHC 2.600 đồng/cp, SCC 2.600 đồng/cp, VSP 3.000 đồng/cp.
Các doanh nghiệp thua lỗ 1 năm trên sàn và có giá cổ phiếu dưới 10.000 đồng/cp tính tới cuối năm 2011 thì có thể nói nhiều không đếm xuể, chiếm đại đa số trên hai sàn chứng khoán. Những con số này phần nào cho thấy chất lượng hàng hóa trên TTCK sau cả chục năm phát triển theo chiều rộng.
Thị trường sốt, đừng tham hốt vội
Mặc dù nhiều doanh nghiệp thua lỗ là vậy, cơ hội thoát khỏi vũng bùn nhiều khi không thấy đâu, song mỗi khi TTCK sôi động như trong hơn một tuần qua thì cổ phiếu thường đồng loạt tăng trần. Hiện tại đang xuất hiện hiện tượng các nhà đầu tư mua mạnh các cổ phiếu giá rẻ, bất chấp thua lỗ và chất lượng. Thông thường, đây là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, vào thị trường theo phong trào hoặc là những nhà đầu tư "lướt nhanh" theo sóng penny. Quan điểm của họ là "hết nạc thì vạc đến xương", "blue-chips tăng rồi thì sẽ đến thời cổ phiếu nhỏ".
Có thể thấy, mặc dù vừa được đưa vào diện cảnh báo trên toàn thị trường do chậm nộp báo cáo quý IV/2011 nhưng cổ phiếu MCV vẫn kịp tăng trần 11 trong tổng cộng 13 phiên gần đây. Từ mức thấp nhất 2.400 đồng, hiện (ngày 6/3) MCV đã có giá 3.800 đồng/cp. SCC cũng đã có 5 phiên trần liên tiếp (tính tới 6/3) đã tăng lên mức 4.300 đồng/cp (so với mức thấp nhất 2.600 đồng); SVS tăng trần 4 phiên liên tiếp lên 3.100 đồng/cp. Các mã khác như TLC, BAS, VSP, VSG... đều có từ 3 tới 5 phiên tăng trần liên tiếp.
Trên thực tế, không ít nhà đầu tư đã thành công lớn đối với các thương vụ đầu tư mạo hiểm vào các cổ phiếu nhỏ có độ rủi ro cao. Như trong trường hợp, cổ phiếu CIC của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng COTEC, nếu ai mua vào ở mức giá 2.100 đồng(thấp nhất là 1.800 đồng) cách đây 3 tuần thì đã kịp chứng kiến 13 phiên trần liên tiếp. Với giá hiện tại 3.900 đồng, những người lướt sóng đã có lãi hơn 100%.
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn và không phải cái cũng dễ, không phải cứ liều là thắng.
Còn nhớ, nhiều người đã khóc dở mếu dở khi liều mình đầu tư vào Bông Bạch Tuyết (BBT) và sau đó đành chôn vốn sau khi cổ phiếu này bị hủy niêm yết bắt buộc hồi đầu tháng 8/2009 do thua lỗ 3 năm liên tiếp. Hai phiên trước khi bị tạm ngừng giao dịch (rồi sau đó là hủy niêm yết) vẫn có hàng trăm ngàn cổ phiếu được khớp lệnh.
Hơn thế, vào cuối mỗi "con sóng" các cổ phiếu của doanh nghiệp nhỏ làm ăn không hiệu quả sẽ những cổ phiếu giảm đầu tiên và giảm nhanh nhất bởi một lý do rất đơn giản là đa số những người bỏ tiền vào các cổ phiếu này chỉ là lướt sóng ngắn hạn, được lời là bán và rút ra ngay.
Với những doanh nghiệp lỗ 3 năm liên tiếp thì không có gì để bàn, trong khi đó những đơn vị thâm thủng hai năm liền cũng không có nhiều cơ hội để ngóc đầu đi lên. Hầu hết các doanh nghiệp này đang đối đầu với những thách thức không lối thoát như khó bán hàng với giá cao hơn giá vốn, áp lực nợ nần cao (tiền trả lãi vay ăn thâm vào lợi nhuận)...
Để thoát khỏi tình trạng này, các doanh nghiệp đã và đang thua lỗ cần có một cú huých để tái cơ cấu lại nguồn vốn, tái cơ cấu lại sản xuất... Nhưng điều này khó xảy ra bởi các nhà đầu tư có tiền mặt hiện tại có quá nhiều lựa chọn, chắc chắn họ sẽ không phải bận tâm nhiều tới các doanh nghiệp như vậy. Hơn thế, theo tinh thần tái cấu trúc của Chính phủ thì sắp tới đây, TTCK sẽ có những thay đổi về chất. Việc loại bớt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ ra khỏi thị trường niêm yết (để đưa ra ngoài hoặc sang UpCom) là điều không tránh khỏi.
Trong một chỉ đạo hồi cuối tháng 2, Chính phủ đã yêu cầu UBCK xem xét đề xuất của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI). Trong 16 giải pháp VAFI đưa ra có một số kiến nghị được các thành viên thị trường chú ý như: Loại ngay một số doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn niêm yết ra khỏi các sàn giao dịch để tăng cường bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ; Tiến hành việc tách bạch tiền gửi của nhà đầu tư ra khỏi tài khoản của công ty chứng khoán nhằm tăng khả năng bảo đảm an toàn tài sản cho nhà đầu tư; Giảm số CTCK từ 100 xuống còn 25 công ty để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các CTCK.
Theo Mạnh Hà
VEF
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,552.20 | 5,092.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,614.80 | 4,134.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,742.20 | 13,282.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,742.30 | 1,342.30 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 58
- Truy cập hôm nay: 3073
- Lượt truy cập: 8849573