Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

'Giá cổ phiếu BIDV sẽ theo thị trường'
2011-12-05 10:18:45

 

 Việc định giá cổ phiếu Vietcombank 4 năm trước thể hiện sự kỳ vọng thái quá, nếu không muốn nói là thất bại. IPO BIDV thời điểm này xấu hơn hồi Vietinbank, chủ tịch BIDV nhận xét.
Dự kiến công bố vào 6/12, giá khởi điểm cổ phiếu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được xây dựng dựa trên tín hiệu thị trường và rút kinh nghiệm từ hai đồng nghiệp đi trước là Vietcombank và Vietinbank.

Sau khi nhà băng quốc doanh này công bố kế hoạch cổ phần hóa, điều thị trường quan tâm nhất lúc này là giá khởi điểm sẽ là bao nhiêu, chủ trương định giá của BIDV như thế nào khi đã có kinh nghiệm xương máu từ hai ngân hàng tương đương là Vietcombank và Vietinbank.

Là ngân hàng tiên phong, Vietcombank chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào tháng 12/2007 khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang sốt sình sịch, cổ phiếu ngân hàng được xem là cổ phiếu vua. Hơn 97,5 triệu cổ phiếu VCB đã được vét sạch trong phiên IPO với giá trúng bình quân 107.860 đồng, giá cao nhất tới 250.000 đồng và thấp nhất 102.000 đồng, cao hơn giá giá khởi điểm 2.000 đồng. Phần thặng dư sau đợt phát hành này lên tới gần 11.000 tỷ đồng, trong đó trả lại Nhà nước gần 10.000 tỷ, con số mơ ước của tất cả các đợt cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh nhiều năm qua.

 

Tuy nhiên, cùng với đà thoái trào của thị trường, VCB cũng ngày một giảm và đến khi chào sàn (30/6/2009) giá khởi điểm chỉ là 50.000 đồng. Cổ phiếu ưu đãi của Vietcombank bỗng chốc trở thành món quà "ngược đãi" với số đông cán bộ công chức ngân hàng.

Còn với số đông nhà đầu tư từng xếp hàng từ sáng sớm để mua cho được trong phiên IPO, VCB cũng là trái đắng khó nuốt. Vì thế mà gần một năm rưỡi sau, Hội đồng quản trị ngân hàng ấp ủ kế hoạch phát hành mới với giá thấp để bù đắp cho cổ đông, tất nhiên là không được Nhà nước chấp thuận.

 

Đến lượt mình, Vietinbank có bước đi khôn ngoan hơn, đưa ra mức giá khiêm tốn để phù hợp với bối cảnh đìu hiu của thị trường, dù ban lãnh đạo ngân hàng luôn tự coi cổ phiếu của mình là "con gà đẻ trứng vàng". Vietinbank IPO hôm 25/12/2008, giá trúng bình quân 20.256 đồng cao hơn khởi điểm 256 đồng. Đến khi chào sàn, CTG được đặt ở mức 50.000 đồng, mang lại khoản hời không nhỏ cho các nhà đầu tư.
 
Việc định giá cổ phiếu Vietcombank 4 năm trước thể hiện sự kỳ vọng thái quá, nếu không muốn nói là thất bại. Vietinbank đã đi theo tín hiệu thị trường. Cổ phiếu của chúng tôi cũng đi theo thị trường, nhưng cần nhìn nhận là hiện trạng thị trường hiện nay xấu hơn hồi Vietinbank", Chủ tịch HĐTV BIDV Trần Bắc Hà nói. Ông cho biết BIDV đã trình Chính phủ và dự kiến hôm 6/12 công bố mức giá khởi điểm cho phiên đấu giá cổ phần lần đầu diễn ra cuối tháng này.

 

Ông cho biết trên cơ sở khung giá đã tính toán, ngân hàng sẽ chọn một điểm rơi phù hợp thực tế thị trường thời điểm hiện tại cũng như dự báo thị trường từ nay tới lúc đấu giá và đặc biệt là có so sánh với giá cổ phiếu Vietinbank cũng như Vietcombank hiện nay. BIDV cũng dự phòng bước lùi trong trường hợp xấu nhất để đảm bảo cho phiên đấu giá thành công.

 

Chia sẻ quan điểm này, ông Trần Phương - Trưởng ban cổ phần hóa BIDV cho biết về nguyên tắc giá khởi điểm đưa ra phải đảm bảo tính khả mãi (tức là phải bán được). "Bất luận giá nào, nhưng so sánh tương quan với các cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết, anh đã ra sau mà xác định mức giá tương đồng thì thanh khoản sẽ kém, đặc biệt trong bối cảnh thị trường hiện nay", ông Phương chia sẻ.

 

Chủ tịch Trần Bắc Hà cho biết chính ông đã chủ động báo cáo Chính phủ nếu cổ phần hóa ngay năm nay nhiều khả năng quyền lợi của Nhà nước sẽ bị ảnh hưởng bởi tình hình thị trường không khả quan. Tuy nhiên, Chính phủ đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa và không đặt quá nặng vấn đề lợi ích của Nhà nước mà bỏ qua tín hiệu thị trường.

 

"Chúng tôi đã chuẩn bị cho quá trình cổ phần hóa từ 4 năm nay rồi, nhiều lần phải trì hoãn vì thị trường không thuận, rồi lại trùng với các kế hoạch IPO lớn khác. Sự thành công của phiên IPO sắp tới phải đảm bảo cả 2 mặt, bán được và giá giao dịch tốt", ông Hà nhấn mạnh.

 

Phương án cổ phần hóa BIDV được trình Chính phủ từ tháng 10 và Thủ tướng phê duyệt vào 30/11. Ngay hôm sau, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa BIDV. Theo đó, giá trị doanh nghiệp theo sổ sách đã được kiểm toán là 363 nghìn tỷ đồng, trong đó giá trị phần vốn nhà nước hơn 22 nghìn tỷ đồng.

Trong khi đó, giá trị doanh nghiệp do Kiểm toán Nhà nước định giá lại là hơn 381 nghìn tỷ, và phần vốn nhà nước hơn 40 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước, BIDV không phải điều chỉnh lại sổ sách kế toán theo giá trị định giá lại của Kiểm toán Nhà nước, mà được phép sử dụng giá trị sổ sách để làm căn cứ xác định giá trị phát hành.

 

BIDV cổ phần hóa theo hình thức giữ nguyên phần vốn góp hiện có của Nhà nước, đồng thời phát hành thêm thông qua IPO, bán cho người lao động, công đoàn và cổ đông chiến lược để giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước xuống còn 78% trong giai đoạn một. Như vậy, với số vốn nhà nước hơn 22 nghìn tỷ đồng, sau cổ phần hóa, vốn điều lệ của BIDV sẽ là hơn 28 nghìn tỷ đồng.


 

 

Theo Song Linh
VnExpress





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,198.404,798.40
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,317.303,927.30
100g ABC Bullion Bar
13,840.4012,690.40
1kg ABC Bullion Silver
1,690.301,340.30
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 181
  • Truy cập hôm nay: 4797
  • Lượt truy cập: 8612456