Diễn biến của HNX trong tuần này sẽ phụ thuộc cơ bản không phải vào sự hứa hẹn về những giải pháp dài hơi của cơ quan quản lý nhà nước, mà vào việc quyết định hạ lãi suất.
Đánh thức chứng khoán
TTCK có thể nhận được tin tức hỗ trợ đặc biệt nào trong tuần này? Nếu có, chỉ có thể là sự kiện hạ lãi suất.
Với đại đa số nhà đầu tư và các tổ chức kinh doanh chứng khoán, lãi suất giảm sẽ chắc chắn có tác dụng như một liều thuốc, ít ra hỗ trợ về mặt tâm lý. Sau phiên họp thường kỳ của Chính phủ, động thái chuẩn bị hạ lãi suất đã hình thành rõ ràng hơn nhiều so với những thuyết minh của Ngân hàng nhà nước trong buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội vào ngày 25/11.
Với 4 tháng liên tục chỉ số CPI không vượt qua mốc 1%, mặt bằng lãi suất huy động đã có điều kiện để hạ thấp hơn nữa mà không quá lo lắng đến nguy cơ lạm phát tái bùng phát. Và TTCK, khi đã quá mỏi mòn trong xu thế trượt giảm vô hạn định, đang rất cần đến bất kỳ một thông tin hỗ trợ nào, đặc biệt là hỗ trợ trực tiếp từ dòng tiền gửi ngân hàng khi lãi suất giảm.
Không khí chờ đợi động thái của Ngân hàng nhà nước đã không làm cho thị trường lao dốc trong tuần qua, mặc dù nó hoàn toàn có thể diễn biến như thế. Thị trường giờ đây là một tổ hợp của tâm trạng hỗn hợp - vừa hy vọng vừa lo sợ. Độ khuấy đảo của sự hỗn hợp này đang lên đến mức cao điểm của năm nay.
Những nhà đầu tư còn cố duy trì niềm kỳ vọng phục hồi của thị trường cũng có thêm đôi chút cơ sở khi trong cuộc họp Quốc hội vừa qua, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lần đầu tiên trong năm nay đề cập đến biện pháp phục hồi TTCK, và sau đó chủ trương này đã thể hiện qua yêu cầu của thủ tướng đối với Bộ Tài chính về triển khai những giải pháp cụ thể.
Nhưng cùng trong bối cảnh trên, Thăng Long (TLS) - với tư cách là một trong những công ty chứng khoán lớn nhất ở Việt Nam vừa công bố con số lỗ gần 200 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2011, cùng với sự thay đổi vai trò trọng trách cao nhất tại doanh nghiệp này.
Tuần qua cũng chứng kiến sự di chuyển làn sóng công luận từ thị trường bất động sản sang TTCK. Không còn xuất hiện quá nhiều ồn ào về tình thế khốn cùng của các doanh nghiệp nhà đất, mà thay vào đó là phản ảnh về tình trạng cùng quẫn của các chủ thể kinh doanh cổ phiếu. Bất chấp những hứa hẹn ban đầu từ phía Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà nước cũng như lời kêu gọi mua vào đã manh nha hiện ra từ một số công ty chứng khoán, niềm tin của nhà đầu tư vẫn tiếp tục chìm sâu trong phạm trù khủng hoảng.
Đến lúc mua vào?
Đáy của thị trường đã rất gần? Lại một lần nữa câu hỏi này đánh đố tất cả các chủ thể trong thị trường. Cho dù thanh khoản vẫn ở mức khá yếu ớt, nhưng chỉ số gần như kéo ngang trong tuần qua cũng ít nhiều làm cho nhà đầu tư bớt sợ hãi.
So với tuần trước nữa, tuần qua các nhóm cổ phiếu có mức vốn hóa siêu nhỏ và nhỏ đã không còn bị suy giảm mạnh hơn hẳn so với nhóm cổ phiếu có vốn hóa siêu lớn và nhóm cổ phiếu vừa. Trong nhiều giai đoạn đi ngang của thị trường từ cuối năm 2010 đến nay, mối tương quan như thế thường cho thấy thị trường nằm trong thế cân bằng tạm. Vấn đề là sau thời gian cân bằng tạm ấy, nếu có sự xuất hiện của dòng tiền đủ mạnh thì thị trường sẽ lập tức đi lên.
Nhưng cũng từ cuối năm 2010 đến nay, đã nhiều lần nhà đầu tư bị hố bởi sự đánh đố của những đoạn chỉ số kéo ngang, bởi sắc xanh tăng trần của một số cổ phiếu nhỏ. Nhiều người đã vội vã cho rằng đó là tiền đề của sóng phục hồi. Tuy nhiên tất cả đều sai lầm khi thị trường vẫn tiếp tục trượt giảm rồi dẫn tới lao dốc.
Còn lần này, vẫn có một cảm giác không hề an toàn khi thị trường được kéo ngang trong suốt 3 tuần qua. Nếu là trạng thái tích lũy để chuẩn bị phục hồi thì giá trị và khối lượng giao dịch đã phải vượt trội so với giai đoạn suy giảm trước đó. Nhưng 3 tuần qua lại không chứng kiến một hình ảnh vượt trội nào về thanh khoản. Thay vào đó, khối nhà đầu tư nước ngoài vẫn trah thủ bán ròng vào những phiên thị trường tăng điểm.
Với nhiều nhà đầu tư đã thấm đẫm kinh nghiệm xương máu, cơ sở gần như duy nhất cho sự phục hồi, hoặc ít nhất cũng tạo lập vùng đáy của thị trường, là sự chấm dứt dần, tiến đến chấm dứt hoàn toàn "cơ chế làm giá" tại bộ ba cổ phiếu BVH, MSN và VIC.
Thế nhưng bộ ba trên vẫn được vận hành đều đặn và chưa có dấu hiệu nào cho thấy sức lực của chúng đã cạn kiệt. Trong khi đó, thanh khoản tại một phần mười số cổ phiếu trên thị trường đã thật sự cạn kiệt từ khá lâu nay.
Chúng ta có thể quay ngược thời gian để xác định một vấn đề khác: con sóng tăng từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9/2011 diễn ra trước mốc thời điểm 7/9 khi Ngân hàng nhà nước tái thiết lập trần lãi suất huy động 14%. Con sóng này phần nào minh chứng là TTCK đã nhạy cảm với tín hiệu vĩ mô và phản ứng trước.
Đúng ra, từ tuần cuối của tháng 11 vừa qua, khi tín hiệu hạ lãi suất đi kèm với "gói giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô" cùng sự hứa hẹn về những biện pháp cứu chứng khoán được nêu ra, TTCK đã phải có bước phản ứng tích cực hơn. Song trong thực tế, tất cả các nhà đầu tư đều thấy rõ rằng thị trường vẫn trôi ngang một cách buồn tẻ, tuyệt đối chẳng có khí sắc gì đặc biệt.
Vậy thì những lời kêu gọi bắt đáy thị trường từ một số công ty chứng khoán liệu có hợp lý vào lúc này? Hay lại một lần nữa, giới đầu tư hoài nghi mắc phải tình thế "bắt dao rơi"?
Không ngoài nhận định của chúng tôi vào đầu tuần trước, thị trường, mà cụ thể là chỉ số HNX, đã nghiêng về xu thế đi ngang trong thế suy giảm trong tuần qua.
Thế còn tuần này thì sao? Diễn biến của HNX trong tuần này sẽ phụ thuộc cơ bản không phải vào sự hứa hẹn về những giải pháp dài hơi của cơ quan quản lý nhà nước, mà vào việc quyết định hạ lãi suất có xảy ra hay chưa.
Nếu lãi suất huy động được kéo giảm, tuần này có thể chứng kiến một làn sóng nho nhỏ từ tiền gửi ngân hàng chảy vào kênh chứng khoán, giống như hiện tượng tương tự đã diễn ra trong tháng 9/2011. Tương ứng với thuận lợi này, thị trường sẽ có thể tăng một số phiên với biên độ thấp.
Nhưng ngay cả trong trường hợp phục hồi, thị trường cũng rất khó kéo dài tăng trưởng.
Còn nếu quyết định hạ lãi suất chưa diễn ra trong tuần này, cảm giác bất an sẽ tăng mạnh: sau những đoạn miệt mài đi ngang, thường là thị trường lao dốc. Hiện tượng nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu cảnh mất giá khá mạnh trong tuần qua phải chăng là một tín hiệu?
Khi đó, HNX đã phá vỡ ngưỡng 60 điểm và lại tiếp tục rơi vào một chu kỳ suy giảm mới.
Theo Việt Thắng
Diễn đàn kinh tế Việt Nam
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,188.10 | 4,788.10 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,308.70 | 3,918.70 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,812.80 | 12,662.80 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,685.70 | 1,335.70 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 99
- Truy cập hôm nay: 4675
- Lượt truy cập: 8612334