Hiện nay, các chỉ số chứng khoán đang phụ thuộc rất nhiều vào các quỹ ETF, có đặc thù chuyên giao dịch những CP có vốn hóa lớn. Giữ vai trò là NĐT lớn, có nhiều ảnh hưởng trên thị trường, nhưng quỹ ETF lại không chịu nhiều ràng buộc về việc công bố thông tin.
Chỉ dân “pro” mới biết
Giám đốc truyền thông của một công ty quản lý quỹ lớn cho biết, một số NĐT cá nhân thường hay nhầm lẫn giữa công ty quản lý quỹ và quỹ, điều này có thể dẫn đến những sự ngộ nhận. Với những quỹ đầu tư nổi tiếng đã hoạt động tại Việt Nam cả chục năm nhiều khi còn không biết, việc mù mờ đối với các quỹ ETF mới nổi trong thời gian gần đây không có gì khó hiểu. 2 quỹ ETF được nhiều người biết đến nhất hiện nay là FTSE Vietnam Index ETF (HD9) do Deutsche Bank quản lý và Market Vectors Vietnam ETF (VNM) do Van Eck Global quản lý.
Đối với NĐT cá nhân, tìm để đọc hiểu thông tin về 2 quỹ này trên mạng không hề đơn giản vì tất cả được trình bày bằng tiếng Anh theo những thuật ngữ, định dạng khá lạ lẫm. Có những thuật ngữ ngay cả một số người làm trong ngành quản lý quỹ tại Việt Nam cũng bối rối trong cách giải thích. Phần lớn NĐT truy cập vào website các ETF chủ yếu cập nhật thông tin về danh mục đầu tư.
Còn nhớ cách đây khoảng 2 tháng, VNM công bố bổ sung khoản tiền mặt lên đến 276 triệu USD, tương đương với số tài sản trước đó của VNM. Nhưng không lâu sau đó, con số 276 triệu USD kia đã “bốc hơi” và thay vào đó là con số âm 1,63 triệu USD. Đáng nói ở chỗ, thông tin VNM có một lượng tiền mặt tương đương 5.800 tỷ đồng đã được lan truyền ra khắp thị trường.
Nhiều NĐT vì nghe thông tin này nên đã lật đật mua vào một số blue chip có khả năng được VNM mua và sau đó phải chịu thiệt hại. Nhiều NĐT đánh giá VNM đã “bỏ bom” thị trường khá tinh vi, đối tượng nhắm đến là những NĐT chuyên nghiệp, nên khi những người này đọc thông tin và lan truyền ra thị trường sẽ có độ khả tín rất cao.
Sau sự kiện này, ông Eduardo Escario, giám đốc Phát triển kinh doanh của VNM đã phát biểu trên một trang thông tin điện tử với đại ý ai cũng biết là chúng tôi không làm giá, thậm chí còn phát biểu rằng sẽ niêm yết ETF tại… TTCK Việt Nam.
Thiếu luật để siết?
Theo quy định, NĐT phải sở hữu từ 5% vốn điều lệ của doanh nghiệp (DN) trở lên mới phải công bố thông tin giao dịch. Hiện tại, VNM đang nắm giữ khoảng 6,1 triệu CP BVH, chiếm chưa đến 1%. Tuy nhiên, VNM và các ETF khác vẫn có thể hô phong hoán vũ BVH để từ đó tác động đến VN Index bởi lẽ thanh khoản của BVH rất thấp. Khối lượng BVH do VNM nắm giữ hiện gấp hơn 80 lần KLGD khớp lệnh trung bình 10 phiên gần đây.
Phiên hôm qua, chỉ có hơn 70.000 CP BVH khớp lệnh, trong khoảng 1 tháng qua, không có 1 phiên nào BVH đạt KLGD trên 200.000 CP. Có thể tác động đến giá CP (với số tiền không lớn) nhưng lại không phải công bố thông tin rõ ràng là một lợi thế quá lớn đối với các ETF. Đâu sẽ là giải pháp để khắc phục tình trạng này? Có lẽ, chờ đợi các cơ quan quản lý thị trường đưa ra những luật lệ để “siết” các ETF rất khó khả thi.
Các ETF với đặc thù hoạt động theo kiểu đánh nhanh rút gọn và liên tục thay đổi chiến thuật nên tìm ra giải pháp chế tài phù hợp không dễ dàng. Nhiều quy định có thể hợp với hoàn cảnh hiện nay nhưng sẽ sớm lỗi mốt trong thời gian tới. Như vậy, chìa khóa để giải quyết vấn đề sẽ chỉ phụ thuộc vào các thành viên còn lại của thị trường.
Thế nhưng, các CTCK, quỹ đầu tư lẫn các DN lại đang dửng dưng và để cho các ETF tự tung tự tác. Lấy thí dụ đơn giản, chỉ cần vài buổi hội thảo, một số tài liệu, báo cáo là CTCK có thể cung cấp nhiều kiến thức cho NĐT, nhưng tại sao không thấy CTCK nào làm? Ngay đến một số quỹ đầu tư kêu ca rằng các ETF đang làm méo mó thị trường nhưng không thấy động thái nào rõ ràng để chống sự méo mó này.
Không loại trừ động thái vào hùa với các ETF đánh lên thị trường để đỡ cho danh mục của mình. Và cuối cùng chính là các DN, việc lãnh đạo DN muốn xác định cổ đông của mình bao gồm những ai, cơ cấu, thành phần ra sao để từ đó biết được CP của mình đang bị ai đánh lên dìm xuống là việc không quá khó. Nếu DN chủ động công bố thông tin để cảnh báo NĐT, có lẽ các ETF dù có đánh lên cũng phải ngó trước ngó sau chứ không thể đẩy một CP tăng 50-60% lúc thị trường xấu được.
Không loại trừ việc nhiều DN cũng mong CP của mình được các ETF “ngó” đến để giá CP tăng cũng có một số lợi thế. NĐT cá nhân lúc này chỉ còn cách nâng cao trình độ, hiểu biết của mình để có thể cập nhật những thông tin và đối phó với các ETF thay vì chờ đợi sự trợ giúp nào.
Theo Thái Ca
Sài gòn giải phóng – Đầu tư tài chính
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,565.20 | 5,125.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,619.00 | 4,139.00 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,743.50 | 13,283.50 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,722.90 | 1,322.90 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 172
- Truy cập hôm nay: 945
- Lượt truy cập: 8856760