Năm 2010 là năm khó khăn đối với hầu hết doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều công ty giảm sút về biên lợi nhuận, ảnh hưởng một phần bởi sự gia tăng mạnh của giá đầu vào, lãi vay cao và sự mất giá của tiền đồng. Chẳng hạn như Cao su Miền Nam (CSM), biên lợi nhuận giảm từ mức 25,3% trong năm 2009 xuống còn 13,8% trong năm 2010. Mặt khác, chi phí lãi vay cao làm cho lợi nhuận thuần của CSM giảm mạnh 46%.
Mặc dù không ít công ty đã quản lý được giá thành để gia tăng giá bán, nhưng năm 2011 này vẫn sẽ là một năm khó khăn. Lạm phát là yếu tố đáng lo nhất ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận của các doanh nghiệp. Căn cứ vào những cuộc phỏng vấn gần đây của chúng tôi với các công ty, sự tăng giá đầu vào là mối lo lớn nhất của hầu hết doanh nghiệp.
Giá hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là thực phẩm, năng lượng và giá nguyên liệu có xu hướng tăng, là nhân tố đẩy giá hàng hóa trong nước tăng theo.
Các công ty nhập khẩu hàng hóa hoặc nguyên liệu từ nước ngoài phục vụ cho sản xuất (như công ty dược, sắt thép, nhựa…) bị ảnh hưởng nặng, bởi giá tăng và sự mất giá của tiền đồng, khiến chi phí đầu vào tăng mạnh.
Giá cả đầu vào cho sản xuất như điện, than, dầu dưới các chính sách kiểm soát giá của Chính phủ đã tăng hoặc có kế hoạch tăng trong năm nay. Điều này làm áp lực chi phí lương cũng sẽ tăng theo.
Chính sách thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng giữ lãi suất cho vay cao đã đẩy chi phí lãi vay của doanh nghiệp tăng mạnh. Ở khía cạnh khác, chúng tôi cũng thấy rằng, chính sách tiền tệ thắt chặt và lạm phát sẽ ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng cá nhân. Chúng tôi cho rằng, kỳ vọng về sản lượng tiêu thụ của các công ty không quá lạc quan cho năm nay. Tuy nhiên, doanh số của các công ty sẽ có mức tăng trưởng khá, với giá bán tăng mạnh, trái với mức cầu sẽ giữ ở mức thận trọng. Bên cạnh đó, tăng trưởng lợi nhuận sẽ giảm sút khi biên lợi nhuận bị co lại.
Trong các buổi gặp gỡ với các công ty, chúng tôi lưu ý thái độ thận trọng của các nhà quản lý doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh năm 2011, thậm chí dự kiến không có tăng trưởng lợi nhuận kế hoạch. Chúng tôi cho rằng, năm 2011 (hoặc ít nhất là 6 tháng đầu năm 2011) sẽ không phải là thời điểm thích hợp cho các hoạt động huy động vốn. Do đó, rủi ro pha loãng cổ phiếu sẽ không quá lớn trong năm 2011.
Thống kê của chúng tôi cho thấy, các công ty không thuộc nhóm ngành tài chính, doanh số sẽ tăng 12% và lãi ròng tăng tương ứng là 9%. Còn các công ty tài chính, mức tăng của lãi ròng dự kiến là 10% trong năm 2011.
Chiến lược đầu tư
Theo quan điểm của chúng tôi, chiến lược đầu tư cho năm 2011 nên tập trung vào các ngành được hưởng lợi từ lạm phát, bên cạnh các yếu tố cơ bản, để có thể giúp các công ty duy trì hoạt động, vượt qua thời kỳ khó khăn này và tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Theo cách tiếp cận này, chúng tôi khuyến nghị chiến lược lựa chọn cổ phiếu năm 2011 như sau:
Trong thời kỳ lạm phát cao, các công ty thuộc ngành dịch vụ tiện ích sẽ chịu rủi ro hơn khi giá bán chịu sự kiểm soát của Chính phủ, trong khi giá đầu vào tăng cao. Điển hình là dược phẩm và nông nghiệp.
Các công ty có khả năng kiểm soát giá hoặc có thị phần cao sẽ có những lợi thế nhất định so với các công ty nhỏ, khi họ có khả năng chuyển chi phí sang người tiêu dùng, nhưng đa số sẽ chấp nhận việc biên lợi nhuận bị giảm trong năm 2011. Do đó, các doanh nghiệp lớn trong ngành như Vinamilk (VNM), Nhựa Bình Minh (BMP), Hòa Phát (HPG), Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) là những ví dụ điển hình có thế mạnh về giá hoặc các hoạt động phòng vệ rủi ro hiệu quả. Trong các thảo luận gần đây với nhà sản xuất cà phê hòa tan Vinacafe (VCF), chúng tôi nhận thấy Công ty có thể bị giảm biên lợi nhuận khoảng 7% trong năm 2011.
Công ty phải nhập nguyên liệu sẽ đối mặt với rủi ro, với 2 gánh nặng chi phí là biến động giá tăng cao và tiền đồng mất giá gồm các công ty dược phẩm, sắt thép, nhựa như Dabaco Việt Nam (DBC), Pin Ắc quy Miền Nam (PAC).
Những công ty có đòn bẩy nợ cao (cả nợ vay bằng tiền đồng và ngoại tệ) đều bị ảnh hưởng trong năm nay. Chúng tôi lưu ý là những công ty dựa trên đòn bẩy nợ như các công ty phát triển bất động sản sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Trong khi giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao, một số công ty bất động sản thậm chí giảm giá bán ra để đẩy doanh số tiêu thụ.
Ngược lại, một vài công ty thuộc nhóm hàng hóa sẽ được hưởng lợi từ lạm phát và giá cả leo thang. Chúng tôi lưu ý là trường hợp cổ phiếu Mía đường Bourbon Tây Ninh (SBT), tỷ lệ lãi gộp trong năm 2010 là 34,5%, cao hơn mức 26,3% năm 2009 nhờ giá đường tăng trong suốt năm 2010. Lợi nhuận SBT kỳ vọng sẽ giữ ở mức cao trong năm 2011.
Theo Khối Phân tích và Tư vấn
đầu tư, SSI
ĐTCK
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,203.50 | 4,803.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,321.60 | 3,931.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,854.00 | 12,704.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,697.50 | 1,347.50 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 88
- Truy cập hôm nay: 399
- Lượt truy cập: 8613020