Thông điệp của Chính phủ trong năm nay là thắt chặt tín dụng vào Chứng khoán và Bất động sản. Cụ thể hóa những chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã ban hành chỉ thị 01/CT-NHNH nêu rõ những giải pháp tiền tệ sẽ được thực hiện trong năm nay.
Đáng chú ý nhất là quy định của NHNN về tỷ lệ tín dụng dành cho phi sản xuất được ấn định cả tỷ lệ và thời hạn các TCTD phải hoàn thành. Kèm theo đó là chế tài với TCTD không hoàn thành đúng yêu cầu của NHNN.
Thắt chặt tiền tệ là thách thức ngắn hạn
Ông Đỗ Linh Phương, trưởng phòng đầu tư Công ty chứng khoán Vietinbank, cho rằng: “Tín dụng thắt chặt đương nhiên là thông tin không tốt cho thị trường chứng khoán nhưng thị trường có vẻ không bất ngờ về việc này”. Từ cuối năm 2010, tổng kết tình hình kinh tế của Chính phủ đã nêu quan điểm ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu nhất quán. Như vậy việc thắt chặt tiền tệ, chống lạm phát là những bước đi cụ thể để đạt mục tiêu ổn định vĩ mô.
“Thắt chặt tín dụng cho chứng khoán đã thực hiện từ tháng 10/2010”- Ông Nguyễn Việt Đức, Phó giám đốc nghiên cứu và phân tích SHF, chia sẻ quan điểm. Theo ông Đức chỉ với thông tư 13& sửa đổi 19 của NHNN thì tín dụng dành cho chứng khoán đã giảm đi khá nhiều. Các khoản cho vay đầu tư chứng khoán hay thậm chí là cho công ty chứng khoán vay đều áp tỷ lệ rủi ro là 250%. NHTM không mặn mà với những khoản tín dụng như vậy.
Đến tháng 7/2009 thì tín dụng cho vay CK chỉ là 9.000 tỷ. Với giả định tăng trưởng tín dụng chứng khoán bằng tăng tín dụng năm thì đến cuối năm 2010 cũng chỉ khoảng 11.000 tỷ. So với tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế theo báo cáo cuối năm NHNN là 2.304 ngàn tỷ thì dư nợ cho vay chứng khoán chiếm khoảng 0,47% tổng dư nợ cho vay. “Như vậy chính sách tiền tệ với Chứng khoán đã rất chặt, đâu thể thắt chặt nhiều hơn được”- ông Đức nói.
Rõ ràng là tín dụng chịu nhiều ảnh hưởng từ quy định của NHNN sẽ là tín dụng dành cho bất động sản chứ không phải chứng khoán. Với dư nợ cho vay bất động sản theo NHNN đến hết 31/12/2010 là 228.000 tỷ chiếm hơn 50% dư nợ cho vay phi sản xuất (dư nợ cho vay phi sản xuất tính đến cuối tháng 2 là 431.000 tỷ).
Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhận xét về chỉ thị của NHNN là sự “hi sinh tạm thời” để đạt những mục tiêu vĩ mô khác. Ông Hiếu cho rằng “bất động sản và chứng khoán là 2 động mạch” của nền kinh tế nên khi vĩ mô có những biến chuyển tích cực NHNN sẽ cần hỗ trợ để tăng thanh khoản cho thị trường này. Đương nhiên khi thắt chặt tiền tệ thì TTCK sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực do ưu tiên “vốn cho sản xuất, tăng cung hàng hóa, kiềm chế lạm phát”. Ưu tiên này sẽ giúp ổn định vĩ mô và là cơ sở cho sự phát triển của TTCK trong dài hạn.
Cơ hội sẽ đến với ai kiên nhẫn
Nhìn lại những gì đã diễn ra trên thị trường thì có thể thấy TTCK đã chịu nhiều tin xấu đến dồn dập. Điều mà nhà đầu tư có thể thấy là bức tranh thị trường khó có thể xấu hơn, hay nói cách khác “bức tranh đang dần sáng hơn”. Ông Phương cho biết: “Hiện có khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài xúc tiến hoạt động mua lại công ty Việt Nam”.
Theo đó thì việc các công ty đang chịu ảnh hưởng của sự suy giảm của thị trường nên cổ phiếu được định giá thấp hơn giá trị nội tại (undervalue) là cơ hội tốt để mua. Chiến lược mua sẽ là thâu tóm và phát triển doanh nghiệp. Nhận biết năm 2011 là cơ hội tốt nhưng các nhà đầu tư cũng nên hiểu cơ hội chỉ tốt với ai biết bảo toàn vốn và kiên nhẫn chờ đợi thời điểm thích hợp.
Ông Đức thì cho rằng: “Năm nay là cơ hội cho M&A thực chất”. Trước kia các quỹ, cổ đông lớn tuy góp vốn vào công ty nhưng không nhận được sự hợp tác của phía công ty. Vì thế việc góp vốn không đem lại giá trị nhiều do không thể tham gia điều hành để phát triển công ty.
Bây giờ với việc thắt chặt tiền tệ thì vay vốn hay phát hành cổ phiếu tăng vốn đều khó khăn. Các công ty sẽ phải chấp nhận tiếng nói cổ đông lớn. Đây chính là cơ hội cho thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp.
Mặc dù chính sách tiền tệ thắt chặt cho phi sản xuất nhưng UBCK cũng đang dự thảo giao dịch ký quỹ. Có thể thấy rằng thị trường chứng khoán vẫn có chính sách hỗ trợ phát triển.
Ông Đức nói: “Cơ hội rõ ràng trong dài hạn nhưng khó khăn là xác định thời điểm để giải ngân mà không mất đi chi phí cơ hội. Đây cũng là thách thức không chỉ với nhà đầu tư nhỏ lẻ mà các tổ chức cũng cân nhắc kỹ lưỡng trước mỗi quyết định đầu tư.”
Nhà đầu tư Trần Tiến Dũng trên sàn FPTS có góc nhìn của một nhà đầu tư cá nhân. Năm nay tín dụng thắt chặt, thị trường liên tục giảm điểm nên nhiều cổ phiếu đã giảm giá rất nhiều. So với đỉnh ngắn hạn thì nhiều cổ phiếu cũng đã giảm thêm 25-30%. Những diễn biến xấu của vĩ mô đã phản ánh vào giá rất nhiều.
“Vì vậy, nhìn dài hạn trong 1 năm tài chính thì hoàn toàn có thể tìm được những cổ phiếu đem lại lợi nhuận tương đối 20-30%. Điều quan trọng là phải có kế hoạch phù hợp với những chuyển biến vĩ mô”- anh Dũng nói.
Thách thức và cơ hội luôn xuất hiện trên thị trường chứng khoán. Điều khác biệt để có thể nhận biết đâu là cơ hội, đâu là khó khăn dựa vào chính kiến thức và kinh nghiệm của NDT.
Cao Sơn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,201.50 | 4,801.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,319.90 | 3,929.90 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,848.50 | 12,698.50 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,689.30 | 1,339.30 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 60
- Truy cập hôm nay: 23
- Lượt truy cập: 8612644