Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Cổ phiếu ngành thép năm 2011: Đầu tư thận trọng
2011-02-08 08:30:33


Cổ phiếu ngành thép năm 2011: Đầu tư thận trọng

Trên cả 2 sàn HOSE và HNX, hiện có 17 doanh nghiệp thép đang được niêm yết, trong đó tập trung đa số ở HoSE với 10 công ty.

Các doanh nghiệp có khối lượng niêm yết trên 100 triệu cổ phiếu gồm cóHSG, POM và HPG. Ngoại trừ POM có thanh khoản dưới 100 ngàn CP/phiên 2 mã còn lại có lượng giao dịch bình quân cao (HSG: 370 ngàn cp/phiên, HPG: 250 ngàn cp/phiên). Ngoài ra, một số cổ phiếu có thanh khoản tốt gồmHLA, TLH, VIS, DTL và đặc biệt là VGS có bình quân giao dịnh trên 300 ngàn cp/phiên.

Cho mục đích đầu tư cơ bản, CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (SBS) phân chia nhóm cổ phiếu ngành thép làm 3 nhóm.

1) Nhóm doanh nghiệp sản xuất có đầu tư vào khâu nguyên liệu như HPG, POM, HSG, DTL, VIS.

2) Nhóm sản xuất mang tính gia công như HLA, TLH, PHT, VGS

3) Nhóm kinh doanh thuần thương mại như SMC, HMC và đa số còn lại.

Biên lợi nhuận gộp nhóm 1 có thể đạt từ 15 – 25% và biên lợi nhuận ròng 7 – 10% trong khi mức biên ròng nhóm 2 là 3-5% và nhóm 3 khoảng 1.5 – 3% trong điều kiện bình thường.

Hoạt động đầu tư cơ bản nên tập trung vào nhóm 1 với đặc trưng nhóm doanh nghiệp này là biên lợi nhuận cao hơn nhờ đầu tư vào khâu nguyên liệu nên khả năng chịu đựng các biến động giá vốn, rủi ro chi phí tốt hơn.

Nhóm 2 được xem là có rủi ro cao nhất do biên lợi nhuận thấp của hoạt động mang tính gia công trong khi chu kỳ tồn kho lại cao hơn nhóm thương mại.

Giá cổ phiếu ngành ở mức thấp sau biến động 2010

Tốc độ giảm giá của nhóm cổ phiếu thép từ đầu 2010 đến hiện tại (1/2011) ở mức 30%, cao hơn tốc độ giảm chung của thị trường và nằm trong nhóm cổ phiếu có mức độ mất giá lớn nhất trong năm.

Nguyên nhân chính là hiệu quả kinh doanh không tốt từ quý 2 cho đến quý 4 là chu kỳ giảm của giá thép sau khi tăng mạnh quý 1 và nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh tồn kho giai đoạn này.

Kết quả kinh doanh quý 4 kém khả quan trong khi tình trạng kinh doanh Q1/2011 có chưa cải thiện tốt có thể giữ xu thế đi ngang của giá cổ phiếu thép trong giai đoạn này.

Xu hướng tăng trưởng và lợi nhuận ngành

Tăng trưởng ngành tạo ra tốc độ tăng trưởng tương đương ở các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn từ huy động các công suất mới trong khi các doanh nghiệp đã hoạt động hết công suất và không có các dự án đầu tư mở rộng những năm gần đây sẽ có tăng trưởng kém hơn. Do đó, kỳ vọng khả năng gia tăng thị phần nhiều hơn ở nhiều doanh nghiệp đang niêm yết như HPG, POM, HSG.

Khả năng điều tiết của tỷ giá vào giá bán tạo ra mặt bằng giá trung bình 2011 cao hơn 5 – 10% so với trung bình 2010 góp phần tăng doanh thu ở tốc độ cao hơn.

Tuy nhiên, dự báo biên lợi nhuận ròng có thể không tốt do tác động của mặt bằng lãi suất cao làm tăng mạnh chi phí tài chính. Bên cạnh đó, với dự báo giá thép còn nhiều biến động trong 2011, SBS chỉ dự phóng lợi nhuận ngành tương đương năm trước (2010). Khả năng tăng trưởng lợi nhuận vẫn khả thi đối với những doanh nghiệp có tỷ lệ chủ động nguyên liệu cải thiện trong năm.

Với các quan điểm ngành về xu hướng lợi nhuận như trên, khuyến khích đầu tư theo lựa chọn cổ phiếu, tập trung những cổ phiếu có hoạt động cơ bản tốt, vẫn duy trì tăng trưởng, định giá hợp lý.
 

Lựa chọn cổ phiếu

Danh mục theo PE: Do sự chi phối của phương pháp này trong lựa chọn cổ phiếu đầu tư, một số cổ phiếu được lựa chọn cho chính sách đầu tư theo PE thấp như HPG, POM, SMC, VIS, DTL.

Danh mục cơ bản theo bottom-up: HPG tiếp tục được chọn là cổ phiếu hàng đầu trong khuyến nghị đầu tư về mặt cơ bản do lợi thế khu liên hợp thép và khả năng khép kín sản xuất tạo ra giá thành cạnh tranh, tăng thị phần, tăng chủ động nguyên liệu. Tốc độ tăng lợi nhuận trên 30%. Bên cạnh đó, POM là cổ phiếu tốt cho chiến lược đầu tư cơ bản, tuy nhiên giới hạn về thanh khoản và mức độ công bố thông tin làm cho chiến lược đầu tư cổ phiếu này thận trọng hơn. SBB xếp POM sau HPG trên cơ sở so sánh chỉ số định giá.

Đầu tư ngắn hạn và kỹ thuật: Tập trung nhóm có thanh khoản tốt như VIS, VGS HSG, HLA, TLH. Tuy nhiên, SBS cho rằng đây là chiến lược đầu tư có nhiều rủi ro trong năm 2011.

Bên cạnh đó, việc đầu tư nên tránh những cổ phiếu có chỉ số PE cao trên 10 lần. Các công ty trong nhóm gia công với tỷ lệ vay nợ lớn do mức nhạy cảm của biên lợi nhuận cao, rủi ro lớn.
 
Khái quát thị trường thép Việt Nam
 
Thị trường thép Việt nam có sức tiêu thụ khoảng 13 triệu tấn trong năm 2010, tăng trưởng ngành ổn định ở mức 10% sau khi phục hồi mạnh năm 2009. Doanh thu toàn ngành đạt khoảng 170.000 tỷ đồng (bình quân từ lượng và giá), xấp xỉ 10% GDP của nền kinh tế.

Phân chia phân khúc sản phẩm: Ngành phân chia theo hai dòng sản phẩm với chuỗi sản xuất riêng biệt là dòng sản phẩm thép dài (thép cây, cuộn) và thép dẹt (tấm, lá). Tỷ trọng là 50:50 trong tổng nhu cầu tiêu thụ h{ng năm.

Trong đó, mảng thép dài phục vụ chủ yếu lĩnh vực xây dựng và chi phối phần lớn bởi các doanh nghiệp trong nước.

Thép dẹt có nhu cầu khoảng 6,5 triệu tấn/năm phục vụ hoạt động công nghiệp gồm các ngành đóng tàu, ô tô, điện máy, thực phẩm,… Ở dòng sản phẩm này, đáng chú ý là hai sản phẩm tôn và ống ứng dụng khá lớn trong ngành xây dựng và chiếm khoảng 20% sản lượng.

Ngoại trừ tỷ trọng lớn thép dẹt được sử dụng như nguyên liệu hoặc bán thành phẩm trong các ngành công nghiệp, các thành phẩm thép sử dụng cuối cùng tập trung 3 loại chính là thép xây dựng, tôn và ống.

Sự chi phối của nhập khẩu: Yếu tố nhập khẩu gần như xuyên suốt trong chuỗi sản xuất ngành và còn duy trì lâu dài ở khâu nguyên liệu. Sản xuất thép dài yêu cầu lượng lớn phế liệu nhập khẩu do nguồn trong nước hạn chế với nhu cầu nhập 3,5 triệu tấn/năm. Lượng phôi nhập thêm cho các nhà máy cán khoảng 1,8 triệu tấn năm 2010.

Ở thép dẹt, Việt Nam chưa sản xuất được phôi cho sản phẩm này và đang nhập khẩu chủ yếu bán thành phẩm là thép cán nóng và nguội với sản lượng 5 triệu tấn/năm trong đó lượng cán nóng xấp xỉ 4 triệu tấn/năm.

Những công ty đầu ngành: Với sản lượng khoảng 6 triệu tấn, thép xây dựng là phân khúc lớn tập trung những công ty thép hàng đầu của Việt nam. Đây cũng là mảng sôi động nhất trên thị trường sản xuất, đầu tư thép trong nước thời gian qua.

Theo thống kê của Hiệp hội, 11 doanh nghiệp lớn nhất chi phối trên 80% sản xuất thép xây dựng, trong đó các nhà máy mới đầu tư đi vào hoạt động của các công ty tư nhân tạo ra sự chuyển dịch thị phần.
(*) Thị phần trong Hiệp hội thép Vịệt Nam (VSA), theo thống kê, VSA chi phối khoảng 90% tổng tiêu thụ thép toàn thị trường.

So với thép xây dựng, các doanh nghiệp tư nhân nhỏ tham gia khá nhiều vào mảng sản xuất ống thép và tôn mạ. Mức chi phối của 10 doanh nghiệp lớn thuộc Hiệp hội khoảng 70% thị phần mỗi mảng.

Ngành tôn thép có sự cách biệt lớn: Tập đoàn Hoa Sen (HSG) chiếm 30% thị phần – gấp đơn vị thứ hai là Sunsteel (15%); đứng thứ ba là Phương Nam (10.1%). Ở mảng này cũng thu hút khá nhiều nhà sản xuất nước ngoài như Sunsteel (Đài Loan), Blue scope steel (7.9%). Thứ tự các nhà sản xuất này dự báo ít thay đổi trong tương lai.

Sản phẩm ống thép có thị phần khá đều của 5 năm doanh nghiệp dẫn đầu là Hữu Liên Á Châu (HLA), Hòa Phát, SeAH Việt nam, Công ty 190 và Việt Đức (VGS). Khả năng thay đổi vị trí trong mảng này có khả năng cao do nhiều công ty vẫn đang thúc đẩy hoạt động đầu tư vào ngành.

Tổng công ty thép Việt nam (VNsteel): Đây là tổng công ty nhà nước thực hiện vai trò điều tiết ngành thép với thị phần chi phối cao các năm qua. Hệ thống Vnsteel có khoảng 11 công ty con, 10 đơn vị trực thuộc và 29 công ty liên liên kết với khoảng 10 liên doanh sản xuất sản phẩm thép.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của hoạt động tư nhân làm giảm đáng kể thị phần Vnsteel và vai trò chi phối cũng giảm dần.
 
 KAL
Theo SBS




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,574.705,114.70
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,633.404,153.40
100g ABC Bullion Bar
14,802.0013,342.00
1kg ABC Bullion Silver
1,742.001,342.00
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 153
  • Truy cập hôm nay: 1153
  • Lượt truy cập: 8855003