Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Thị trường nhiều khả năng giằng co trong biên độ hẹp
2010-11-23 08:52:33



Các CTCK cho rằng, thị trường đang ở rất gần vùng đáy. Tuy nhiên, với thông tin vĩ mô không tích cực được công bố, nhiều khả năng thị trường sẽ dao động đi ngang trong biên độ hẹp.

ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 23/11.

Thị trường nhiều khả năng sẽ có một diễn biến giằng co

(CTCK Vietcombank - VCBS)

Chịu ảnh hưởng nặng nề và phản ứng khá mạnh trước thông tin không mấy khả quan về việc CPI tháng 11 tăng cao tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cả hai chỉ số chứng khoán chính trên thị trường Việt Nam, HNX và VN-Index, đều đồng loạt giảm điểm.

Tâm lý lo lắng có phần hoảng loạn bao trùm lên cả hai sàn được minh chứng qua đà bán tháo giá thấp xuất hiện ngay từ đầu phiên giao dịch, trong khi đó, dòng tiền dường như vẫn đứng ngoài thị trường bất chấp giá nhiều cổ phiếu đã ở mức thấp khá hấp dẫn, thậm chí một số còn ở dưới mệnh giá, kết quả là tính thanh khoản trên cả hai sàn vẫn lình xình ở mức thấp. Thêm vào đó, dòng vốn mặc dù đã khá tích cực tham gia thị trường và tạo lực đỡ đáng kể cho VN-Index nhưng lại tỏ ra khá lạnh nhạt với sàn Hà Nội, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính lý giải cho việc giảm điểm khá sâu của HNX-Index, trong khi VN-Index lại đóng cửa chỉ ở mức giảm nhẹ.

Phiên giao dịch ngày 23/11 được dự đoán sẽ không có chuyển biến tích cực đáng kể nào từ phía vĩ mô cũng như các doanh nghiệp niêm yết, thêm vào đó, tâm lý các nhà đầu tư dường như đã bình tĩnh hơn với sự thụ hẹp mức giảm đáng kể của VN-Index, do đó thị trường ngày 23/11 nhiều khả năng sẽ có một diễn biến giằng co trong biên độ hẹp trước khi hình thành xu hướng rõ ràng hơn.

 

Giá cổ phiếu đang ở vùng đáy

(CTCK FPT - FPTS)

Phản ứng trước thông tin chỉ số CPI tháng 11 của hai thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tăng mạnh, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục giảm điểm trong phiên 22/11. Ngay từ khi mở cửa, lượng cung lớn khiến nhiều cổ phiếu tại HNX gần chạm sàn. Thanh khoản trên cả hai sàn tiếp tục duy trì ở mức thấp. Lực cầu gia tăng ở nhóm blue-chips đã giúp chỉ số VN-Index chỉ giảm nhẹ khi đóng cửa.

Trở lại thông tin chỉ số CPI tăng mạnh, chúng tôi cho rằng, ảnh hưởng của nó chỉ diễn ra trong phiên giao dịch 22/11 do giá cổ phiếu đang ở vùng đáy. Giá nhiều cổ phiếu ở mức rất thấp sau những ảnh hưởng của các thông tin tiêu cực và yếu tố tâm lý. Chúng tôi bảo lưu quan điểm khuyến nghị nhà đầu tư trung hạn nên gia tăng giải ngân trong tình trạng thị trường hiện nay. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro nhà đầu tư không nên sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính.

 

Chưa có dấu hiệu thị trường sẽ đảo chiều tăng điểm

(CTCK VNDirect - VND)

Không quá nhiều bất ngờ khi cổ phiếu trên cả hai sàn đã giảm điểm đồng loạt ngay từ đầu phiên. Lực bán được tiếp thêm sức mạnh bởi cung hàng giải chấp, đã có lúc đưa VN-Index xuống dưới mức hỗ trợ 420 điểm. Bất ngờ xảy ra trong phiên ATC khi một số cổ phiếu trụ cột như  BVH, MSN, FPT, VCB tăng điểm đưa chỉ số VN-Index lên gần mức tham chiếu.

Chính sự  phục hồi này của VN-Index cũng đã giúp cho HNX-Index bớt mất điểm. Khối ngoại đã trở lại mua ròng 60 tỷ trên HOSE và bán ròng tới 30 tỷ trên HNX - riêng mã SCR mới lên sàn đã bị bán ròng tới hơn 34 tỷ đồng.

Với việc CPI tháng 11 của cả nước được dự báo dựa trên CPI của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ ở mức cao trên 1,5% đang làm dấy lên lo ngại Chính phủ sẽ có các biện pháp thắt chặt tiền tệ mạnh tay hơn. Có lẽ trong tương lai gần, thị trường chứng khoán sẽ không có được sự hỗ trợ từ dòng tiền đầu tư mới từ các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Dòng vốn giá rẻ do các gói hỗ trợ kinh tế của các nước lớn được kỳ vọng sẽ chảy vào vùng “đất trũng” cũng đang bị các bất ổn về tỷ giá và quy mô của thị trường trong nước ngăn  trở.

Chúng tôi không kỳ vọng vào những biến đổi tích cực trong ngắn hạn của chính sách tiền tệ cũng như khả năng tăng mạnh của thị trường trong một vài tuần tới. Ngoại trừ việc nhiều cổ phiếu đã về mức giá rất hấp dẫn cho các nhà đầu tư giá trị thì hiện chưa có dấu hiệu  thị trường sẽ đảo chiều tăng điểm. Với diễn biến trong phiên giao dịch ngày 22/11, điều được kỳ vọng nhiều nhất là VN-Index sẽ giữ được mốc hỗ trợ 420 điểm và giao dịch trong xu thế đi ngang cho đến khi có các tin tức tốt hơn.

 

Nhiều khả năng, VN-Index vẫn tiếp tục đi ngang

(CTCK Quốc tế - VIS)

Mặc dù VN-Index giảm điểm nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần, nhưng tâm lý nhà đầu tư trong nước đã dần được cải thiện hơn. Thanh khoản thị trường tăng nhẹ trở lại do có một sự tích cực của lực cầu bắt đáy khi giá cổ phiếu đã giảm sâu. Có thể lực cầu này sẽ sớm tạo ra một vài phiên phục hồi lại các mốc điểm quan trọng.

Bên cạnh đó, thị trường cũng đang đón nhận yếu tố hỗ trợ từ nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng sẽ là động lực cho sự hồi phục của VN-Index trong ngắn hạn. VN-Index vẫn bảo toàn ngưỡng 420 điểm, đây là ngưỡng hỗ trợ mới của chỉ số này trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, thị trường đang gặp phai rào cản về tỷ giá, lãi suất và lạm phát, do đó nhiều khả năng, VN-Index vẫn tiếp tục đi ngang trong biên độ hẹp trong phiên giao dịch ngày 23/11 hơn là tăng điểm.

 

Rất có thể một mặt bằng giá mới thấp hơn sẽ được thiết lập

(CTCK Trí Việt - TVSC)

Mốc hỗ trợ 420 được bảo vệ phần lớn nhờ sự mua vào của khối ngoại trong đợt khớp lệnh cuối cùng. Mặc dù vậy, có thể nói, đợt sụt giảm tuần trước khiến VN-Index mất mặt bằng giá 440 - 460 đã phản ánh kỳ vọng tiêu cực vào mức CPI tháng 11 bởi thông tin

về các đợt tăng giá lương thực, thực phẩm, các mặt hàng nhu yếu phẩm liên tiếp xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng trước đó. Rất có thể một mặt bằng giá mới thấp hơn sẽ được thiết lập cho chỉ số trở lại trạng thái giao dịch sideways. Tuy vậy, các cổ phiếu nằm ngoài danh mục của khối ngoại vẫn có thể tiếp tục giảm giá thêm đôi chút trước khi thị trường trở nên ổn định hơn sau thông tin lạm phát cả nước chính thức được đưa ra.

Dòng tiền lưu động trên thị trường đang khan hiếm nhưng dòng tiền đầu tư dài hạn vẫn chảy vào. Trong ngắn hạn, nhiều dòng tiền lưu động trên thị trường đang tạm thời nằm yên, đặc biệt đối với các dòng tiền đầu cơ nóng. Sự cạnh tranh của kênh lãi suất tiết

kiệm, việc các CTCK mới đây nâng lãi suất cho vay đều khiến cho dòng tiền lưu động thêm khó khăn. Tuy nhiên, có nhiều tínhiệu cho thấy dòng tiền đầu tư dài hạn của các nhà đầu tư có ưu thế về tiền mặt đang được giải ngân: nhiều công ty đăng ký mua vào cổ phiếu quỹ, hoạt động thâu tóm DN đang âm thầm diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu xuống thấp; các phiên đấu giá mới đây của BSC và PVGas đều có mức độ thành công cao hơn dự kiến; dòng tiền nộp vào và rút ra tại các CTCK tương đối cân bằng.

Trong khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã hạ nhiệt thì lãi suất huy động tại các NHTM dường như lại diễn biến khá nóng khi cuối tuần trước các NH công khai niêm yết biểu lãi suất mới vượt trần đồng thuận là 12%.

 

Th trường đang khá ri ro

(CTCK ACB - ACBS)

Trước thông tin xấu về CPI của 2 thành phố lớn, VN-Index và HNX-Index đã có mức giảm điểm ngay đầu phiên. Vào giữa phiên, VN-Index đã chạm ngưỡng 420 trước khi dần tăng điểm trở lại với mức tăng giá nhẹ của nhiều bluechip.

Có nhiều lời bình luận khác nhau cho sự phục hồi vào cuối phiên của VN-Index. Các nhà đầu tư theo trường phái “mua tin xấu” có thể nói toàn bộ tin xấu đã phản ánh vào giá và VN-Index đã chạm đáy trong phiên 22/11.

Theo trường phái phân tích kỹ thuật, mức phục hồi nhẹ vào cuối phiên là do VN-Index đã chạm ngưỡng kháng cự mạnh tại mức 420 điểm. Lực cầu mạnh từ khối ngoại cũng có thể giải thích cho sự phục hồi vào cuối phiên của VN-Index vì phần lớn các bluechips tăng điểm vào cuối phiên và cứu VN-Index khỏi một phiên giảm sâu đều có lực cầu khối ngoại chiếm đến 80-90% tổng khối lượng giao dịch.

Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, tham gia thị trường vào thời điểm này là khá rủi ro khi mà (1) cuộc đua lãi suất huy động dường như chưa đến hồi kết khi mà đỉnh lãi suất huy động mới chưa được thiết lập, (2) mức tăng CPI trong tháng 11 thực sự là cao hơn dự kiến và lo ngại về CPI tháng 12 vẫn còn nguyên vẹn (3) kết quả kinh doanh quý IV của phần lớn các doanh nghiệp có thể xấu hơn dự kiến do lãi suất và lỗ do chênh lệch tỷ giá tăng cao.

Nhìn chung, trừ phi nhà đầu tư có mục tiêu chiến lược/dài hạn trong doanh nghiệp được đầu tư hoặc có chiến lược đầu tư và lựa chọn cổ phiếu cụ thể (ví dụ như chiến lược Phòng Thủ được giới thiệu trong Báo cáo Chiến lược số 4 của ACBS), tham gia thị trường vào thời điểm này có thể không thích hợp.

 

 

VN-Index đang trong một trend giảm điểm.

(CTCK Woori CBV)

Thông tin về CPI vượt dự đoán của hai thành phố lớn Hà Nội (1,93%) và TP.HCM Hồ Chí Minh (1,73%) rõ ràng là nguyên nhân chủ yếu để dùng để giải thích cho phiên sụt giảm ngày hôm nay.

Mặc dù rất nhiều nguồn tin đã dự đoán về lạm phát tháng 11 có thể ở mức cao, nhưng con số cụ thể của 2 thành phố lớn khi được công bố vẫn cao hơn mọi suy đoán trước đó. Sắc đỏ bao trùm cả hai sàn ngay từ những phút đầu tiên của phiên giao dịch. VN Index đã có thời điểm xuống dưới mốc 420 khi bảng điện tử ghi nhận mức 419,98; nhưng đã hồi phục ngay sau đó và kết thúc phiên ở mức cao nhất trong ngày 426,19 điểm.

Đà hồi phục của VN Index từ ngưỡng hỗ trợ 420 lên mức 426,19 điểm vào cuối phiên là tương đối ấn tượng về mặt điểm số. Tính chung, VN-Index đã tăng 1,48% vào thời điểm đóng cửa nếu so với mức thấp nhất trong ngày. Điểm nhấn rõ ràng là việc giữ vững ngưỡng hỗ trợ 420 điểm trong lần thứ 2 tiếp cận kể từ cuối tháng 8. Mốc 419,98 cũng chính thức là điểm thấp nhất của VN Index tính từ đầu năm nay.

Diễn biến của VN-Index tính đến cuối phiên hai phản ánh tương đối chính xác những gì thực sự diễn ra cũng như tương quan cung cầu của thị trường. Mức giảm gần 1% là hợp lý khi sự hồi phục nhẹ của VN-Index vẫn chỉ đến từ lực cầu bắt đáy những cổ phiếu bị bán sàn do người cầm cổ muốn thoát hàng đầu phiên. Điểm tích cực là lượng cung không quá ồ ạt và không có dấu hiệu hoảng loạn, bán tháo cổ phiếu bằng mọi giá. Tuy phản ứng chưa thật sự rõ ràng nhưng có thể thấy ảnh hưởng của thông tin CPI đến nhà đầu tư không quá tiêu cực và mức giảm dưới 4 điểm đến hết phiên hai là chấp nhận được khi VN Index vẫn trong giai đoạn thử thách ngưỡng 420.

Cú bật tăng mạnh trong phiên 3 không có nhiều ý nghĩa khi tác nhân vẫn là những cổ phiếu blue-chip có sự tham gia mạnh của khối ngoại. Có chăng chỉ có tác dụng vẽ nên một cây nến trắng rất đẹp ở vùng đáy trên phương diện kỹ thuật. Tuy nhiên, các tín hiệu giao dịch là không có khi khối lượng giao dịch, lẫn các chỉ báo có độ tin cậy cao như RSI, MFI vẫn trong xu hướng đi ngang. MACD vẫn dịch chuyển bên dưới đường tín hiệu cho thấy VN Index đang trong một trend giảm điểm.

Các thông tin tiêu cực đã không gây nên những phản ứng quá gay gắt, sẽ phần náo làm giảm bớt khả năng giảm điểm sâu của VN Index. Theo Woori CBV, nhà đầu tư lướt sóng có thể giải ngân trong những phiên giao dịch thử thách ngưỡng 420 như hôm nay, nhưng rất cần một chiến lược cắt lỗ hợp lý đi kèm bởi rủi ro thị trường vẫn khá lớn.

 

Khả năng sự hồi phục ngắn hạn có thể hình

(CTCK Dầu khí - PSI)

Theo phân tích kỹ thuât, xu thế giảm vẫn chi phối thị trường. Tuy vậy, VN-Index đang dao động quanh mốc hỗ trợ trung, dài hạn tại 420 điểm và việc thị trường có phản ứng tại mức giá này là việc dễ xảy ra.

Chỉ báo RSI đang cho thấy khả năng sự hồi phục ngắn hạn có thể hình thành đi kèm với hiện tượng phân kỳ dương giữa chỉ số này và VN-Index. Mức kháng cự ngắn hạn của thị trường tại 435 điểm và hỗ trợ tại mức 420 điểm chưa bị phá vỡ. Nhà đầu tư cần chú ý các yếu tố vĩ mô vẫn chưa cải thiện đáng kể và rủi ro thị trường xuyên qua mốc 420 điểm được đánh giá cao hơn ngay trong trường hợp VN-Index có sự hồi phục tại mức hỗ trợ này.

 

Thị trường vẫn thiếu yếu tố hỗ trợ để đi lên bền vững

(CTCK Bảo Việt - BVSC)

TTCK Việt Nam phiên đầu tuần đã có diễn biến rất kịch tính. Chỉ số VN-Index dao động mạnh trong phiên, thậm chí đã có lúc giảm tới 6 điểm, tuy nhiên sự hồi phục của nhóm cổ phiếu blue-chips nhờ lực cầu của khối ngoại về cuối phiên đã khiến VN-Index đảo chiều mạnh mẽ. Mặc dù về mặt điểm số, thị trường vẫn giảm nhẹ 0,32 điểm nhưng xét về tổng thể, VN-Index đã có một phiên giao dịch tích cực.

Chịu ảnh hưởng tiêu cực từ nhưng thông tin về chỉ số CPI tháng 11 của 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, VN-Index đã giảm điểm mạnh ngay từ đầu phiên do nhà đầu tư chủ động bán ra tại các vùng giá thấp. Với mức tăng CPI là 1,93% tại Hà Nội và 1,73% tại TP. HCM, lạm phát của cả nước tháng này nhiều khả năng sẽ dao động từ 1,8 tới 2%. Như vậy, tính đến hết tháng 11, lạm phát của Việt Nam nhiều khả năng sẽ ở mức trên 9%. Với diễn biến hết sức phức tạp và khó lường của chỉ số CPI, ưu tiên hàng đầu của Chính phủ hiện nay là cố gắng kiềm chế lạm phát ở mức 1 con số (dưới 10%). Mục tiêu này cũng sẽ không đơn giản bởi lẽ theo quy luật hàng năm lạm phát trong tháng 12 thường tiếp tục tăng cao, thậm chí còn cao hơn khá nhiều so với tháng 11.

Mặc dù thị trường ngày 22/11 đã không có phản ứng bán tháo trước thông tin về CPI nhưng chúng tôi đánh giá rủi ro lạm phát hiện vẫn còn rất lớn và sẽ vẫn là yếu tố đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư. Chừng nào CPI chưa đạt đỉnh và hạ nhiệt thì chừng đó vẫn còn lý do để NHNN duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt khiến mặt bằng lãi suất tăng cao.

BVSC đánh giá, sẽ rất khó có sự thay đổi về mặt chính sách trong ngắn hạn, do đó thị trường sẽ vẫn thiếu yếu tố hỗ trợ để đi lên bền vững. Mặc dù vậy, chúng tôi không loại trừ khả năng thị trường sẽ có phản ứng hồi phục mang tính kỹ thuật trong một vài phiên tới.

Chúng tôi tiếp tục duy trì khuyến nghị nhà đầu tư ngắn hạn nên tiếp tục đứng ngoài quan sát diễn biến thị trường. Việc mua vào và tích lũy cổ phiếu chỉ phù hợp cho những nhà đầu tư có chiến lược dài hơi cũng như khả năng tài chính lành mạnh.

Theo ĐTCK




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,173.404,773.40
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,296.603,906.60
100g ABC Bullion Bar
13,773.8012,623.80
1kg ABC Bullion Silver
1,676.201,326.20
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 122
  • Truy cập hôm nay: 2749
  • Lượt truy cập: 8610408