Nhìn chung, rất ít CP có tăng trưởng về giá khi thực hiện niêm yết trong năm nay.
Đến thời điểm này, có thể nói năm 2010 diễn ra không suôn sẻ cho TTCK Việt Nam. Chỉ số chứng khoán trên cả hai sàn HNX và HOSE đều lình xình đi xuống. Vậy nhưng, số lượng DN niêm yết lại tăng mạnh, trong đó đáng chú ý là cổ phiếu (CP) ngân hàng - một thời được coi là CP "vua" khi có tăng trưởng cao, ổn định và thanh khoản tốt.
Trào lưu
Đầu năm 2010, nhiều đại gia ngân hàng như Quân Đội, Hàng Hải... công bố sẽ niêm yết CP trong năm 2010. Tuy nhiên, đến nay mới có Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) chính thức thực hiện niêm yết trên HNX vào ngày 23/11 tới với mã chứng khoán HBB. Đây là ngân hàng thứ 2 sau NVB niêm yết trong năm nay. Quyết định của HBB khiến nhiều NĐT đặt câu hỏi, vì sao Ngân hàng lại niêm yết trong bối cảnh thị trường giá xuống sâu như hiện nay (HNX vừa xuống dưới 100 điểm - mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm gần đây).
Hồi tháng 7, giữa lúc thị trường điều chỉnh sâu, CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCG) niêm yết 60 triệu CP trên HOSE. Sau khi tăng giá trong phiên chào sàn (đạt 42.000 đồng/CP), QCG đã có đợt điều chỉnh giảm mạnh. Cùng thời điểm này, 10 triệu CP của CTCP Đầu tư phát triển nhà đất Cotec (CLG) lên sàn HOSE. Giá CP CLG cũng không duy trì được đà tăng trước áp lực chung của thị trường. CP PTL của CTCP Bất động sản dầu khí cũng lên HOSE vào tháng 10 và giá rớt một mạch từ 20.000 đồng/CP ngày chào sàn về sát mệnh giá.
Không chỉ CP ngân hàng và bất động sản, năm 2010 cũng đón nhận làn sóng niêm yết của các DN khai khoáng, CTCK, các ngành dịch vụ... Nhìn chung, rất ít CP có tăng trưởng về giá khi thực hiện niêm yết trong năm nay.
Nâng cao năng lực quản trị
Theo dự kiến ban đầu, trong năm 2010, TTCK tập trung sẽ đón nhận khoảng 100 mã cổ phiếu mới, nhưng con số thực tế chào sàn đã cao hơn. Nhiều chuyên gia đánh giá, việc gia tăng chủng loại hàng hóa trên thị trường là một tín hiệu tốt, nhưng bên cạnh số lượng, chất lượng CP chào sàn là vấn đề cần quan tâm. CP ngân hàng một thời là "vua", đến nay mặc dù không giữ được "ngai" nhưng vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều NĐT, nhất là NĐT tổ chức. Tính đến nay, trên 2 sàn HOSE và HNX đã có 7 ngân hàng niêm yết gồm: STB, VCB, CTG, EIB, ACB, NVB, SHB và tới đây là HBB.
Giải thích vì sao Ngân hàng lại niêm yết tại thời điểm này, bà Bùi Thị Mai, Phó chủ tịch HĐQT HBB cho biết, Habubank chỉ niêm yết chứ không phát hành CP để tăng vốn, do đó, không bị ảnh hưởng vì thị trường lên xuống. Việc niêm yết của HBB là thực hiện theo đúng chiến lược và kế hoạch của Ngân hàng, đã được ĐHCĐ thông qua, vì quyền lợi cao nhất của các cổ đông và đóng góp cho sự phát triển của thị trường thông qua việc gia tăng tính thanh khoản và tính minh bạch cho CP, giúp NĐT chủ động trong việc quản lý tài sản. Việc niêm yết cũng giúp HBB nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tiếp thị hình ảnh HBB gần gũi hơn trong mắt người dân và giới đầu tư.
Bà Mai cho biết, do đã đủ vốn điều lệ tối thiểu theo yêu cầu của NHNN (3.000 tỷ đồng), nên sau khi niêm yết, HBB sẽ không thực hiện tăng vốn ngay. Ngân hàng cũng đã phát hành 1.050 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, theo đó, vốn điều lệ sẽ tăng lên thành 4.050 tỷ đồng vào tháng 8/2011 khi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu. "Tùy thuộc yêu cầu của NHNN mà HBB có tăng vốn tiếp hay không. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chuẩn bị phương án nâng vốn điều lệ lên 7.000 tỷ đồng vào năm 2014 chủ yếu qua kênh phát hành trái phiếu", bà Mai nói.
Với lợi nhuận gần 500 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm (kế hoạch năm 2010 trên 600 tỷ đồng) và cam kết trả cổ tức 12%/năm bằng tiền mặt, NĐT sẽ đánh giá đúng giá trị của CP này.
Khác với HBB, ngay sau khi niêm yết, QCG đã phát hành thêm 60 triệu CP cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1, nâng vốn điều lệ lên 1.200 tỷ đồng. Bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT QCG cho biết, do cam kết tại ĐHCĐ về việc niêm yết, nên mặc dù thị trường có nhiều khó khăn nhưng DN vẫn quyết định lên sàn.
Không chỉ QCG, nhiều DN lên sàn cũng nhắm đến việc tăng vốn. Việc huy động vốn qua TTCK đang tích cực được đẩy mạnh thông qua hình thức phát hành CP, đấu giá hoặc trái phiếu chuyển đổi trong điều kiện tín dụng co hẹp, lãi suất ngân hàng khá cao như hiện nay.
Theo UBCK, tính đến hết tháng 9, tổng khối lượng chứng khoán đăng ký phát hành của các DN được UBCK phê duyệt khoảng 34.622 tỷ đồng, trong khi năm 2009 chỉ là 19.341 tỷ đồng. Trong những tháng cuối năm, khi giá vàng liên tiếp xác lập các kỷ lục, tỷ giá leo thang, NHNN siết lại chính sách tiền tệ là những yếu tố tác động không tốt đến TTCK.
"Lên sàn để tăng vốn vào thời điểm này rõ ràng là mục tiêu không hiện thực, bởi thị trường quá xấu. Do đó, cần xác định rõ mục tiêu khi niêm yết", tổng giám đốc một CTCK cho biết.
Khi niêm yết CP cùng những cam kết nắm giữ của các cổ đông lớn, không tăng vốn, giữ nguyên vốn điều lệ là một trong những biện pháp bảo vệ NĐT trong bối cảnh thị trường giá xuống.
Mỗi DN khi lên sàn đều có mục tiêu riêng. Một điều dễ thấy, DN niêm yết trên TTCK sẽ có rất nhiều lợi ích như: tăng uy tín, quảng bá thương hiệu, huy động vốn, minh bạch thông tin… Các NĐT cũng sẽ linh hoạt hơn trong quyết định đầu tư hay thoái vốn.
Tuy nhiên, "cho dù với mục tiêu nào thì DN cũng cần xác định rõ cái mình cần khi thực hiện niêm yết. Nếu không sẽ bị mất phương hướng", một chuyên gia tài chính cao cấp nhận định.
Theo Nguyên Thành
ĐTCK
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,560.00 | 5,100.00 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,621.30 | 4,141.30 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,762.90 | 13,302.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,741.20 | 1,341.20 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 137
- Truy cập hôm nay: 2373
- Lượt truy cập: 8848873