Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Đánh đổi tăng trưởng để ổn định kinh tế vĩ mô
2010-11-12 08:55:56

Trong trao đổi gần đây với CafeF, bà Hoàng Thị Hoa - Trưởng phòng phân tích Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã phân tích về những khó khăn hiện nay của doanh nghiệp và xu hướng thị trường chứng khoán.
 
Thưa bà, doanh nghiệp bị ảnh hưởng thế nào khi lạm phát và lãi suất cao như hiện nay?

 

Lạm phát cao tác động trước nhất đến ổn định vĩ mô, theo đó, đồng tiền của VN sẽ bị mất giá và ảnh hưởng đến tỷ giá. Do đó, doanh nghiệp-nhất là doanh nghiệp phải sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu- phải gánh thêm chi phí tài chính do chênh lệch tỷ giá.

Lãi suất cao khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc duy trì hoạt động và/hoặc mở rộng phát triển kinh doanh. Chi phí tài chính (chi phí lãi vay) trở thành gánh nặng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động. Điều này thể hiện rõ nét trong báo cáo kết quả kinh doanh của một số DN. Lợi nhuận bị sụt giảm mạnh do chi phí lãi vay tăng.

 

Một số chuyên gia nước ngoài cho rằng, VN đang theo đuổi quá nhiều mục tiêu vĩ mô khó mà làm tốt tất cả được, ý kiến của bà về vấn đề này?

 

Tại VN, mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu ổn định vĩ mô luôn đi cùng với nhau.

Ở một vài thời điểm thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt lên hàng đầu và tất cả các chính sách khác đều phải hướng theo mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng như giảm lãi suất, tăng kích cầu, nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa…

 

Tuy nhiên, trong vài ngày gần đây,Chính phủ đã có những điều chỉnh về định hướng mục tiêu ưu tiên kiểm soát lạm phát ổn định vĩ mô. Như vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn phải đánh đổi.

Các đánh đổi chính sách sẽ là siết chặt tiền tệ, tăng mặt bằng lãi suất, bơm USD vào thị trường nhằm tăng niềm tin vào đồng nội tệ. Những thay đổi chính sách này luôn có những tác dụng phụ trong ngắn hạn.

Sự đánh đổi này có thể là yếu tố tiêu cực tác động không tốt đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Diễn biến thị trường chứng khoán thời gian qua cũng đã phản ứng trước “sự đánh đổi” đó.

Một chính sách có tính chất ổn định hơn và có định hướng rõ ràng sẽ giúp nhà đầu tư yên tâm hơn với những rủi ro về thay đổi chính sách có thể gặp phải.

 

Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh có phải là 1 dấu hiệu báo trước tình hình vĩ mô khó khăn trong năm sau? Chiến lược nào phù hợp với các nhà đầu tư cá nhân trong năm tới?

 

Nhiều người quan niệm rằng TTCK là một hàn thử biểu của nền kinh tế. Điều này có thể đúng trong một số trường hợp khi các doanh nghiệp niêm yết đủ lớn và đủ mang tính đại diện cho tất cả các ngành nghề và lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam.

 

Tuy nhiên, hiện tại, quy mô TTCK Việt Nam còn khá nhỏ với tổng vốn hóa thị trường chỉ khoảng 40% GDP nên không đại diện hết cho nền kinh tế.

Việc TTCK sụt giảm cũng xuất phát phần nào từ những khó khăn hiện tại của nền kinh tế, ảnh hưởng đến hoạt động của DN.

Cũng cần nhìn nhận là vẫn có một số doanh nghiệp hiện đang làm ăn hiệu quả, biết tận dụng cơ hội để chiếm lĩnh thêm thị phần, chuẩn bị nguồn lực để nắm bắt cơ hội nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng.

 

TTCK VN hiện đang khá rẻ nếu so sánh với các nước trong khu vực với mức PE 10,5 trong khi các nước khác trong khu vực đều có mức PE cao hơn hẳn, chẳng hạn, TTCK Inđônêxia có mức PE khá cao 21.4; Mã Lai (18,4); Philipin (13.5) và Thái Lan (16).

 

TTCK hiện chưa phản ánh kỳ vọng phục hồi của giai đoạn sau khủng hoảng: Kể từ đầu năm đến nay, VNindex đã giảm khoảng 7.6% trong khi hầu hết các thị trường chứng khoán trong khu vực đều có sự tăng trưởng vượt bậc. Thị trường chứng khoán Philipine tăng 37.5%, Thái Lan tăng 43% và Inđônêxia tăng 38%.

 

Chính điều này đã giúp thu hút nguồn vốn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào VN, chứng minh qua động thái mua ròng hơn 10.000 tỷ đồng kể từ đầu năm đến nay.

 

TTCK đã giảm từ đầu năm đến nay và đi ngang khá lâu xoay quanh ngưỡng 450 điểm. Năm nay hầu như TTCK không có sóng cho các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội ngắn hạn.

 
Dòng vốn đầu tư gián tiếp tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào TTCK VN. Yếu tố dòng vốn ngoại có thể là nhân tố tạo ra những biến động trên TTCK VN trong thời gian tới nếu các yếu tố vĩ mô được giải quyết: ổn định lạm phát, ổn định tỷ giá và định hướng chính sách rõ ràng hơn.
 
P.V




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,555.805,095.80
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,617.804,137.80
100g ABC Bullion Bar
14,751.7013,291.70
1kg ABC Bullion Silver
1,733.901,333.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 269
  • Truy cập hôm nay: 1928
  • Lượt truy cập: 8848428