Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Nhìn lại 20 tuần mua ròng liên tiếp của khối ngoại tại HoSE
2010-07-26 10:44:07

Nhìn lại 20 tuần mua ròng liên tiếp của khối ngoại tại HoSE
Tổng giá trị mua ròng trong quãng thời gian qua đạt hơn 6.260 tỷ đồng – gấp đôi giá trị mua ròng cả năm 2009. Gần một nửa số này dùng để mua nhóm cổ phiếu bất động sản.
 

Từ đầu năm 2010 đến nay, trải qua 28 tuần giao dịch, nhà đầu tư nước ngoài đã có 25 tuần mua ròng và 3 tuần bán ròng với tổng chênh lệch giá trị mua bán (mua ròng) đạt hơn 7.540 tỷ đồng. Cả năm 2009, khối ngoại chỉ mua ròng 39,5 triệu đơn vị, tương đương 3.194 tỷ đồng.

Đáng chú ý là kể từ tuần giao dịch thứ 2 của tháng Ba (8-12/3) đến tuần qua, khối ngoại đã duy trì được mạch 20 tuần mua ròng mua ròng liên tiếp. Tổng giá trị mua ròng trong quãng thời gian này đạt 6.264 tỷ đồng, bình quân hơn 313 tỷ đồng/tuần.

Trong đó, tổng lượng mua vào đạt 348,9 triệu đơn vị, trị giá 16.771 tỷ đồng. Còn lượng bán ra đạt 260,8 triệu đơn vị, trị giá 10.507 tỷ đồng.

Thời kỳ khối ngoại mua ròng mạnh nhất là từ cuối tháng Ba tới cuối tháng Tư: trong 5 tuần, họ đã mua ròng hơn 2.400 tỷ đồng.

Từ tháng Năm đến nay, ngoại trừ một số tuần đột biến, giá trị mua ròng của khối ngoại thường từ mức 200 tỷ trở xuống.

Những tuần gần đây, do ảnh hưởng từ diễn biến chung của thị trường, giao dịch của khối ngoại cũng đi xuống. Tuy vậy, nhóm cổ phiếu chủ chốt cũng như những mã có yếu tố cơ bản tốt vẫn được đều đặn mua vào. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy khối ngoại sẽ dừng mua ròng. Ba tuần gần nhất họ chưa bán ròng một phiên nào.

Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm bluechip bất động sản

Tổng cộng có 18 mã được mua ròng trên 100 tỷ đồng. Tổng giá trị mua ròng của 18 mã này đạt 5.975 tỷ đồng – gần bằng tổng giá trị mua ròng của toàn thị trường.

Bốn mã được mua ròng nhiều nhất (theo giá trị) trong 20 tuần vừa qua đều là các cổ phiếu bất động sản. Tổng giá trị mua ròng của 4 mã này đạt hơn 2.612 tỷ đồng.

Dẫn đầu là HAG: khối ngoại đã mua vào 16,12 triệu và bán ra 4,74 triệu đơn vị, chênh lệch mua bán đạt 11,37 triệu đơn vị, tương đương 940 tỷ đồng.

Hiện tại, khối ngoại đang sở hữu 27,6% vốn của HAG. Năm 2009, HAG là mã được mua ròng nhiều thứ 2 sau FPT với 10,9 triệu đơn vị, tương đương 870 tỷ đồng.

Theo thông tin mới nhất, HAG đã bán 23,5 triệu cổ phần (11,75% vốn) của Tổng công ty Bất động sản và thu về gần 1.200 tỷ đồng. Các đối tác chiến lược mua cổ phần bao gồm SSI, Dragon Capital,Quỹ đầu tư Jaccar…

Bên cạnh đó, HAG cũng đang tiến hành thủ tục để phát hành trái phiếu chuyển đổi cho Temasek Holding (Singapore) trị giá 1.100 tỷ đồng.
 
15 mã được mua ròng nhiều nhất
trong 20 tuần vừa qua

Ba mã đứng sau HAG lần lượt là KBC (11 triệu đơn vị - 596 tỷ đồng), VIC (5,4 triệu đơn vị - 540 tỷ) và SJS (6,56 triệu đơn vị - 537 tỷ). Đây cũng là những mã được mua ròng trên 500 tỷ đồng.

VIC chủ yếu được mua ròng theo phương thức thỏa thuận với, với 4,5 triệu đơn vị, tương đương 435 tỷ đồng. Tuy vậy, cổ phiếu này cũng được giao dịch khớp lệnh rất lớn với 7 triệu đơn vị mua vào và 5,9 triệu đơn vị bán ra.

Một số mã bất động sản khác cũng được mua mạnh là DIG (372 tỷ đồng), BCI (180 tỷ), CTD (138 tỷ), CII, HDG, NBB…

Tiếp sau nhóm bất động sản là các mã ngành tài chính, chứng khoán như: BVH (8,35 triệu đơn vị - 386 tỷ đồng), SSI (7,64 triệu đơn vị - 293 tỷ đồng), MSN (6,37 triệu đơn vị - 280 tỷ), HCM (2,66 triệu đơn vị - 161 tỷ), VCB (3,22 triệu đơn vị - 137 tỷ)…

Như vậy có thể thấy, phần lớn dòng tiền của khối ngoại chảy vào nhóm ngành bất động sản, dịch vụ tài chính. Trong khi đó, những nhóm ngành này khá lình xình từ đầu năm đến nay. Có thể nói đây chính cơ hội cho khối ngoại “gom” hàng giá rẻ.

Một số mã thuộc nhóm ngành sản xuất và các ngành khác cũng được khối ngoại mua nhiều như HSG (7,61 triệu đơn vị - 339 tỷ), HPG (5,41 triệu đơn vị - 302 tỷ), GMD, KDC, FPT, VNM…

VNM được mua ròng hơn 1 triệu đơn vị, tương đương 96,7 tỷ đồng. Đây là lượng room còn “sót” lại vào đầu tháng Ba sau khi cổ phiếu này được mua ròng mạnh mẽ trong 2 tháng đầu năm. Nhiều khả năng quỹ của tài phiệt G.Soros đã mua lượng cổ phiếu này.

Những tuần gần đây, FPT được khối ngoại mua khá nhiều. Trong năm 2009, đây là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất với 17,2 triệu đơn vị, tương đương 1.245 tỷ đồng.

Phía bán ròng: chỉ có 6 mã bị bán ròng hơn 50 tỷ đồng.

REE dẫn đầu với 3,7 triệu đơn vị, tương đương 134 tỷ đồng. Tiếp đến là VSH (7,4 triệu đơn vị- 104 tỷ), DPM (2,93 triệu đơn vị - 84 tỷ), DQC (1,1 triệu đơn vị - 60 tỷ)…

DPM được giao dịch rất lớn, khối ngoại đã mua vào 11,5 triệu và bán ra 14,9 triệu đơn vị. Đây là 1 trong 5 mã được khối ngoại mua ròng nhiều nhất năm 2009 với hơn 417 tỷ đồng.

Giao dịch thỏa thuận:

Tổng giá trị mua vào theo phương thức thỏa thuận là 2.700 tỷ đồng, chiếm 16% tổng giá trị giao dịch trong kỳ. Con số tương ứng với phía bán ra là 2.317 tỷ, chiếm 22%.

Một số mã được chuyển nhượng nội khối với lượng và giá trị lớn như VNM (8,7 triệu đơn vị - 753 tỷ), EIB (5,7 triệu đơn vị - 119 tỷ), KBC và SSI (hơn 100 tỷ)…

STB bị bán ra 17,88 triệu và được mua vào 4,3 triệu đơn vị theo phương thức này. Lượng bán ra chủ yếu là do các quỹ của Dragon Capital bán ra theo như đăng ký.

Tuy nhiên, những nhà đầu tư ngoại cũng ngay lập tức mua trở lại lượng cổ phiếu này theo phương thức khớp lệnh. Tổng lượng mua vào là 15,77 triệu và bán ra là 2,19 triệu đơn vị.

Gần đây, Dragon Capital công bố nắm giữ 7,5% vốn của Địa ốc Sài Gòn Thương tín – Sacomreal.
 
K.A.L




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,267.404,847.40
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,365.403,965.40
100g ABC Bullion Bar
14,001.1012,701.10
1kg ABC Bullion Silver
1,691.601,341.60
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 190
  • Truy cập hôm nay: 6062
  • Lượt truy cập: 8606432