Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Quỹ đầu tư chứng khoán: Đến hồi mở!
2010-07-05 09:40:10

Quỹ đầu tư chứng khoán: Đến hồi mở!
Do các quy định pháp luật còn hạn chế nên các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam vẫn phải chịu lép vế trước các CTCK và nhà đầu cá nhân. 

TTCK phát triển không thể thiếu vắng các quỹ đầu tư, mô hình đầu tư chuyên nghiệp là thông qua bộ máy đầu tư của các công ty quản lý quỹ. Tuy nhiên, do các quy định pháp luật còn hạn chế nên các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam vẫn phải chịu lép vế trước các CTCK và nhà đầu cá nhân.

Quỹ đầu tư có thể chia thành hai loại theo nguồn huy động vốn: quỹ onshore - quỹ nội địa huy động vốn trong nước như VF1, VF4 của VFM; quỹ offshore huy động vốn từ nước ngoài như VOF của VinaCapital hay VEIL, VGF của Dragon Capital.

Dù đã có đủ cả 2 loại hình như vậy, nhưng đến nay, tâm lý nhà đầu tư vẫn còn nghi ngại và thờ ơ với việc đầu tư gián tiếp qua quỹ, thể hiện qua giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV) lớn hơn nhiều so với thị giá của chứng chỉ quỹ.

Quỹ đại chúng – Khó vì “đóng”

Các quỹ đại chúng đóng (gồm tối thiểu trên 100 nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức và chuyên nghiệp) là mô hình chuyên nghiệp thay thế cho việc đầu tư tự phát và thiếu kinh nghiệm, kiến thức về TTCK của đại bộ phận nhà đầu tư cá nhân.

Mô hình này nhanh chóng xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2004 với sự ra đời của quỹ onshore VF1 của Công ty Quản lý quỹ VFM. Từ vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ đồng, VFM là trường hợp hiếm hoi thành công trong việc 2 lần tăng vốn điều lệ của quỹ VF1 lên 1.000 tỷ đồng bằng việc phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu, mặc dù vấp phải phản ứng gay gắt của nhà đầu tư nhỏ lẻ năm 2007.

Giá phát hành lúc đầu điều chỉnh từ 18.167đ/ccq chỉ lên 33.200đ/ccq, sau đó buộc phải thay đổi lại giá ban đầu do thị giá chứng chỉ quỹ giảm mạnh bất chấp thông tin mua vào của Ban đại diện quỹ.

Cú sốc này vẫn chưa thể bị quên lãng và vẫn ảnh hưởng nhất định tới hình ảnh công ty quản lý quỹ khi nhà đầu tư luôn đặt câu hỏi về mức độ an toàn và mức độ sinh lời khi bỏ tiền vào quỹ. Nếu trả lời an toàn và lợi suất cao thì không đúng hoàn toàn khi xét giá trị tài sản ròng (NAV) của VF1 tới 24.000 đồng/ccq mà thị giá chỉ có 12.000 đồng/ccq bằng 50% NAV.

Nguyên nhân quỹ đại chúng chưa đủ sức thuyết phục niềm tin nhà đầu tư phần nào là do giá các chứng chỉ quỹ rớt mạnh và hồi phục không đáng kể sau đợt suy giảm mạnh của thị trường năm 2008.

Các quỹ đại chúng ra đời sau VF1 như PRUBF1, MAFPF1 chịu chung số phận khi giao dịch với mức giá thấp hơn mệnh giá 10.000đ/ccq và thậm chí thấp hơn NAV 20 - 30%. Chính vì vậy, việc tăng vốn bằng phát hành quyền mua cho cổ động hiện hữu không thể khả thi nếu quỹ khát vốn để đầu tư.

Theo quyết định 45/2007/QĐ-BTC, quỹ đóng không được phép đầu tư vào chính chứng chỉ quỹ của họ hoặc của quỹ khác. Điểm hạn chế của quỹ đóng gây thiệt thòi cho quyền lợi nhà đầu tư nhỏ lẻ nếu giá chứng chỉ quỹ giảm sâu mà công ty quản lý quỹ không mua vào.

Các quỹ đại chúng offshore chủ yếu dành cho nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) muốn đầu tư vào thị trường mới nổi.

Quỹ offshore vào Việt Nam sớm nhất năm 1995 là Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) do Dragon Capital quản lý, niêm yết trên sàn chứng khoán Ailen. Hiện nay, tổng NAV của 3 quỹ (VEIL, VGF, VDF) cho D.C quản lý lên tới 889 triệu đô la Mỹ.

Số lượng các quỹ offshore cũng như nguồn vốn giải ngân không ngừng tăng đã vẽ nên diện mạo mới cho thị trường Việt Nam khi giá trị mua ròng của NĐTNN từ đầu năm đến cuối tháng 5 năm 2010 đạt trên 6.300 tỷ đồng.

Quỹ thành viên – Nở rộ

Không giống như quỹ đại chúng, mô hình quỹ thành viên là sân chơi dành cho tổ chức với số lượng tối đa 30 pháp nhân. Ưu điểm khi thành lập quỹ thành viên là tiết kiệm thời gian do giảm bớt được thủ tục trong việc cấp giấy phép thành lập với UBCKNN so với quỹ đại chúng.

Điểm mặt trên thị trường hầu hết các quỹ thành lập thời gian gần đây đều là quỹ thành viên như Vietnam Tiger Fund với quy mô 500 tỷ do MB Capital quản lý, SSIVF có vốn điều lệ 1.700 tỷ đồng quản lý bởi SSIAM v.v…

Các cổ đông tham gia góp vốn là doanh nghiệp lớn có nguồn tiền nhàn rỗi, muốn đầu tư tài chính hoặc là khách hàng tín dụng thân thiết của ngân hàng có liên quan tới công ty quản lý quỹ như trường hợp cổ đông Cao su Đồng Phú, Cao su Hòa Bình, Nhà Thủ Đức, Bảo Việt, Habubank, Dệt May Thái Tuấn v.v…của quỹ Việt Long (VLF) có quy mô 300 tỷ đồng.

Hơn thế nữa, thời gian đóng quỹ nhanh hơn khiến cho việc giải ngân tương đối dễ dàng, tiêu chí đầu tư không bị gò bó như quỹ đại chúng, khiến cho mô hình này phát triển khá mạnh mẽ thời gian gần đây.

Ngoài ra, nhiều công ty quản lý quỹ cũng mở rộng, tìm kiếm nguồn vốn ngoại chủ yếu từ thị trường tiềm năng Nhật Bản bằng cách thành lập các quỹ offshore: DSCAP - Vietnam Growth Investment Fund 50 triệu USD, dự kiến đóng quỹ là 100 triệu USD quản lý bởi SSIAM; hay gần đây là quỹ Vietnam Dream Fund với quy mô 100 triệu USD do MB Capital quản lý. Sức hấp dẫn của TTCK mới nổi như ở Việt Nam khiến nhà đầu tư khó lòng cưỡng nổi cơ hội sinh lời cao, mức vốn hóa của toàn thị trường đạt 55% GDP tính đến quý II/2010.

Chiến lược đầu tư của quỹ

Đối với các quỹ onshore, chiến lược đầu tư phải tuân thủ quy định pháp luật về giới hạn đầu tư đặc biệt đối với quỹ đại chúng và bản thân quy chế quỹ. Phân bổ tài sản của các quỹ onshore chủ yếu là cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết (OTC), trái phiếu chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (ngoại trừ quỹ cân bằng như PRUBF1).

Cổ phiếu các doanh nghiệp được chọn thường có tính thanh khoản cao, quy mô vốn điều lệ tối thiểu trên 100 tỷ và thuộc nhóm ngành nghề sinh lời cao (khai khoáng và vật liệu xây dựng, cơ sở hạ tầng và bất động sản, ngân hàng và dịch vụ tài chính).

Trong năm 2009, VFM mạnh tay cơ cấu lại danh mục đầu tư của 2 quỹ VF1 và VF4 nên NAV của 2 quỹ này có sự tăng trưởng ấn tượng, trên 50%. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của VFM trong việc lấy lại hình ảnh trong mắt nhà đầu tư.

Lợi thế hơn các quỹ onshore, các quỹ offshore có thể đa dạng hóa danh mục tốt hơn khi được phép đầu tư vào vốn cổ phần tư nhân (private equity) hay các dự án bất động sản do quỹ được thành lập ở nước ngoài và có tư cách pháp nhân.

Điển hình gần đây, quỹ VOF của VinaCapital đã đầu tư 15 triệu đô la Mỹ để nắm giữ 7% cổ phần của Prime Group, tập đoàn sở hữu 8 nhà máy gạch ceramic, chiếm thị phần 25% cả nước.

Tuy nhiên, việc thoái vốn private equity không dễ dàng nếu đại diện quỹ không tìm được tiếng nói chung với ban quản trị điều hành công ty, cũng như tìm kiếm đối tác nhượng lại. Trường hợp của DragonCapital (D.C) chuyển nhượng 70% cổ phần tại liên doanh Nuiphaovica cho Masan Group cũng gây bất ngờ.

Một xu hướng thịnh hành gần đây là việc “lướt sóng” của các quỹ để gia tăng lợi nhuận như SSIVF vừa mua vừa bán cổ phiếu VHL, VF1 lướt sóng cổ phiếu SD5. Thay vì trạng thái nằm im và giữ dài hạn danh mục, quỹ có thể hiện thực hóa lợi nhuận bằng cách “đảo hàng” - mua đi bán lại một phần danh mục.

Khả năng thu được lợi nhuận 15 - 20% là khả thi, đồng nghĩa với sự tăng trưởng NAV trong điều kiện quỹ không còn tiền mặt hoặc chưa giải ngân thêm.

Đây là giải pháp hài hòa cho lợi ích cả đôi bên: bộ phận quản lý và cổ đông quỹ khi quy định pháp luật hạn chế các công cụ đầu tư như repo, đòn bẩy tài chính, sản phẩm phái sinh và đầu cơ khi giá xuống.

Giải thể quỹ không dễ

Các quỹ đầu tư thường có “tuổi thọ” trung bình từ 5 - 10 năm, tuy nhiên việc giải thể giữa chừng hoàn toàn có thể xảy ra nếu cổ đông yêu cầu rút vốn khi NAV giảm quá nhanh và điều lệ quỹ cho phép.

Bài học khi VN-Index lao dốc không phanh từ 1.170 điểm xuống 365 điểm năm 2008 khiến cho nhiều quỹ điêu đứng khi đóng quỹ đúng đỉnh cao nhất của VN-Index trong lịch sử như quỹ tăng trưởng Manulife (MAFPF1).

Quỹ thành viên onshore S. có quy mô hơn 1.000 tỷ đồng cũng đứng trước nguy cơ giải thể năm 2008 khi cổ đông thấy NAV giảm từng ngày. May mắn thay, điều lệ quỹ quy định quyền phủ quyết của cổ đông lớn kiêm đơn vị quản lý (chiếm 30%), giúp cho quỹ này tồn tại và tăng trưởng đến bây giờ.

Điều thú vị hơn, chênh lệch giữa NAV và thị giá đã từng biến việc giải thể quỹ thành giấc mơ làm giàu cho giới đầu cơ quốc tế mà quỹ offshore Indochina Capital Vietnam (ICV) là tâm bão.

NAV của quỹ ICV liên tục giảm hơn 50% từ khi đóng quỹ tại đỉnh của VN-Index năm 2007 chỉ còn 4,66 đô la Mỹ tại thời điểm 31/12/2008. Như vậy, chỉ mất có 2,48 đô la Mỹ đã có thể mua được 1 chứng chỉ quỹ này để được tài sản hơn 87%.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, quỹ ICV chưa thể bị giải thể mặc dù cổ đông quỹ đã thông qua việc rút vốn từ quý I/2009 và phần lớn danh mục cổ phiếu niêm yết đã được bán hết.

Tính thanh khoản và chất lượng của tài sản thanh lý là vấn đề lớn đối với ICV khi danh mục còn lại tính đến cuối tháng 4/2010 gồm private equity (83%), OTC (10%), cổ phiếu niêm yết bị hạn chế chuyển nhượng đến tháng 8/2010 (4,6%).

Niềm tin của nhà đầu tư vào quỹ đầu tư

Điểm sáng của năm nay là sự ra đời của quỹ đại chúng VFA do VFM quản lý, có quy mô trung bình 300 tỷ đồng, trong đó cổ đông chủ yếu là các CTCK lớn. VFM đã đóng quỹ thành công giữa tháng 3 và sẽ niêm yết chứng chỉ quỹ VFA trong tháng 6 năm nay.

Xét theo khía cạnh nào đó, đầu tư vào chứng chỉ quỹ đại chúng có thể coi là việc đầu tư gián tiếp danh mục cổ phiếu thị trường được đa dạng hóa bởi công ty quản lý quỹ.

Hơn thế nữa, việc trả cổ tức 10 - 15%/năm đối với một số chứng chỉ quỹ khá hấp dẫn nếu xét theo tiêu chí dividend yield (thị giá trên cổ tức) tương đương lãi suất gửi tiền ở ngân hàng.

Nhưng nhiều nhà đầu tư cho rằng, cơ hội sinh lời khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ là thấp do phải đầu tư với khối lượng lớn, giá chứng chỉ quỹ thường tăng rất chậm (thường rơi vào cuối chu kỳ tăng giá của toàn thị trường).

Do vậy, hầu hết nhà đầu tư cá nhân vẫn thích tự đầu tư vào các mã chứng khoán theo tin đồn và theo sóng mà các CTCK tạo ra, hơn là lựa chọn hình thức đầu tư gián tiếp thông qua quỹ đại chúng.

Bức tranh mờ nhạt của loại hình đầu tư qua quỹ đại chúng của nhà đầu tư cá nhân trái ngược hẳn với biểu hiện tích cực của tổ chức trong nước và nước ngoài giải ngân thông qua các quỹ thành viên và các quỹ offshore.

Hiện nay, UBCKNN đang lấy ý kiến các thành viên thị trường về việc ban hành quy chế thành lập quỹ mở tại Việt Nam. Với khung pháp lý liên tục được cập nhật để TTCK Việt Nam phát triển theo kịp xu thế thế giới, nhà đầu tư sẽ có thêm nhiều lựa chọn và thay đổi quan điểm về hình thức đầu tư qua các quỹ đầu tư quản lý bởi các công ty quản lý quỹ.

Vấn đề chỉ là niềm tin với công ty quản lý quỹ và sự phát triển lên tầm chuyên nghiệp của TTCK Việt Nam đang ở mức nào.

Theo DDDN





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,250.604,830.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,351.503,951.50
100g ABC Bullion Bar
13,956.2012,656.20
1kg ABC Bullion Silver
1,693.201,343.20
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 203
  • Truy cập hôm nay: 4525
  • Lượt truy cập: 8604895