Dự kiến số doanh nghiệp niêm yết năm nay sẽ tăng lên gấp ba lần năm ngoái, số vốn cần huy động hơn 76.000 tỉ đồng.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho mở rộng đầu tư kinh doanh, tăng đủ vốn pháp định…, các doanh nghiệp, ngân hàng đang đua nhau huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán (TTCK). Trước áp lực nguồn cung “bội thực” càng làm cho thị trường khó bứt phá tăng điểm và doanh nghiệp cũng khó đạt mục đích huy động vốn.
Đua nhau niêm yết, phát hành thêm
Trong số gần 500 doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn có tới 156 doanh nghiệp đã công bố kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn với giá trị khoảng 32.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó, khối ngân hàng thương mại cổ phần chưa niêm yết cũng đang cần huy động số vốn trong năm 2010 khoảng 44.000 tỉ đồng. Tổng cộng số tiền cần huy động qua TTCK từ nay đến cuối năm khoảng 76.000 tỉ đồng.
Đây là con số khổng lồ nhưng chưa đầy đủ vì còn hơn 100 doanh nghiệp trên sàn TP.HCM và sàn Hà Nội chưa đại hội cổ đông nên chưa công bố kế hoạch tăng vốn. Theo ông Trịnh Minh Hoàng, chuyên viên Công ty Chứng khoán Bảo Minh, ước tính từ đầu năm đến nay có gần 70 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên sàn, dự kiến số doanh nghiệp niêm yết trong năm nay sẽ tăng lên gấp đôi, gấp ba lần năm ngoái. Như vậy số vốn cần huy động thực của các doanh nghiệp còn lớn hơn 76.000 tỉ đồng.
Đây sẽ là áp lực lớn, thậm chí quá tải cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn èo uột như hiện nay. Nhất là khi van tín dụng vẫn rất hẹp với kênh đầu tư này thì thị trường khó có thể bứt phá và kế hoạch huy động vốn của doanh nghiệp khó khả thi.
Cổ đông từ chối mua
Từ đầu năm tới nay, các doanh nghiệp niêm yết trên sàn thông qua kế hoạch chia thưởng, phát hành thêm cổ phiếu khá lớn với tỉ lệ chia từ 30% đến 100%. Theo ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc khối phân tích của Công ty Chứng khoán TP.HCM, chỉ riêng lượng cung mới của những cổ phiếu lớn trong năm nay sẽ tăng thêm ít nhất 10%-15%. Chưa kể, đa phần các doanh nghiệp chia thưởng, trả cổ tức năm 2009 đều bằng cổ phiếu, kể cả việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn đã làm cho lực cầu không hấp thụ nổi, bội thực vì lượng nguồn cung quá lớn. Đó chính là nguyên nhân khiến nhiều đợt phát hành thêm gần đây không thành công, cổ đông từ chối mua, nhiều kế hoạch phát hành thêm phải hủy, hoãn lại, hoặc thay đổi phương án do cổ đông không đồng ý.
Cụ thể, sau khi bị cổ đông từ chối mua hơn 400.000 cổ phiếu trong đợt phát hành vừa qua, Tổng Công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (PVC) phải xin ý kiến cổ đông thay đổi phương án phát hành. Theo đó, PVC sẽ chào bán riêng lẻ cho Công ty Đạm Phú Mỹ và cán bộ chủ chốt của công ty để tăng vốn điều lệ.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán liên tục lao dốc rồi đi ngang như tháng 5 vừa qua làm cho nhiều cổ phiếu giảm sâu, có mã giảm dưới giá trị sổ sách nên việc phát hành thêm để tăng vốn rất khó khăn. Điển hình là Công ty Cổ phần Tấm lợp và Vật liệu xây dựng Đồng Nai (DTC). Theo kế hoạch, DTC sẽ phát hành hơn 9 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỉ lệ 2:1 bằng mệnh giá. Nhưng rất nhiều cổ đông từ chối không mua vì giá cổ phiếu này đã giảm sát mệnh giá. “Nếu thị trường vẫn tiếp tục lình xình, có thể cổ phiếu này sẽ giảm xuống dưới mệnh giá. Nên tôi không mua, để tiền chọn cơ hội khác tốt hơn” - anh Nhật Đồng, một cổ đông, phân tích.
Việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng khó khăn, lãi suất cao, trước áp lực vốn không còn cách nào khác các doanh nghiệp lại đổ xô qua TTCK. Nếu kênh huy động này khơi thông sẽ giảm tải nhu cầu vốn cho hệ thống ngân hàng và mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn cực lớn cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thế nhưng thực tế cả huy động tín dụng ngân hàng và TTCK đều bế tắc. Theo chuyên gia Lê Đạt Chí, giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, để thị trường hấp thụ hết lượng vốn 76.000 tỉ đồng nêu trên thì cần khai thông dòng tiền vào nền kinh tế và tín dụng ở các ngân hàng. Một khi tín dụng được khai thông, lãi suất giảm xuống sẽ giảm áp lực huy động vốn của các doanh nghiệp trên TTCK, giảm tải lượng cung thị trường. Theo đó TTCK sẽ có những bứt phá mạnh mẽ hơn, không luẩn quẩn quanh mức 500 điểm như suốt thời gian qua.
Tháo gỡ nút thắt tín dụng, giảm lãi suất sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả, đồng thời giúp TTCK bớt bội thực, bứt phá đi lên theo các chuyên gia là rất cần thiết trong thời gian này.
Cổ phiếu bị pha loãng Nguyên nhân làm cho cổ phiếu phát hành thêm bị ế ẩm như hiện nay là do các cổ đông, nhà đầu tư lo ngại cổ phiếu liên tục bị pha loãng. Vốn tăng nhưng lợi nhuận của cổ phiếu không tăng, thậm chí giảm. Lượng cung tăng đã kéo theo sự điều chỉnh giảm giá cổ phiếu và giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu ngân hàng khi điều chỉnh tăng vốn pháp định hơn 50% nhưng năm nay với những khó khăn thắt chặt tín dụng, lợi nhuận nhóm cổ phiếu này khó tăng trưởng tương xứng. Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán SJC |
Theo Pháp luật
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,560.90 | 5,090.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,622.10 | 4,132.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,765.50 | 13,265.50 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,748.10 | 1,348.10 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 176
- Truy cập hôm nay: 5159
- Lượt truy cập: 8839245