Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Chiêu thức tạo sóng trên thị trường OTC
2010-05-28 15:22:57

Thời gian vừa qua, thị trường chứng kiến nhiều cổ phiếu chào sàn khá rm r, tăng trn nhiu phiên liên tiếp. Nhưng cũng không ít mã c phiếu trình làng mt cách lng l, m nht. Theo các môi gii OTC, vic tích cc truyn thông đến NĐT và áp dng cách thc to thanh khon cho mi c phiếu trước khi chào sàn là nhng yếu t to nên s khác bit này.

Theo ghi nhận của ĐTCK, hiện có rất nhiều cách để tạo thanh khoản cổ phiếu OTC. Cách đáng chú ý nhất là chuẩn bị chào sàn khoảng 1 - 2 tháng, DN công bố thông tin chia tách cổ phiếu trên cơ sở lợi nhuận đột biến. Trường hợp này không phải DN nào cũng làm được vì phụ thuộc vào kết quả lợi nhuận, kế hoạch kinh doanh của mỗi DN.

Chẳng hạn như trường hợp cổ phiếu của Cotec Land. Hồi tháng 3/2010, DN này quyết định tăng vốn điều lệ từ 21,4 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng, trong đó chào bán cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:3 với giá bằng mệnh giá, chia cổ tức bằng cổ phiếu 40% (30% năm 2009 và 10% năm 2008) để tăng vốn từ 21,4 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng. Phần vốn tăng từ 100 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng, Công ty sẽ chào bán cho đối tác chiến lược…

Trong lúc thị trường OTC tương đối ảm đạm thì những thông tin trên khiến cổ phiếu Cotec Land được NĐT tìm mua ráo riết. Sau một số khiếu nại liên quan đến giao dịch cổ phiếu của NĐT, DN này đã phải thành lập riêng một ban cổ phiếu để đảm nhiệm việc làm thủ tục chuyển nhượng. Ngoài ra, Cotecland còn phối hợp với một trang web chuyên về tài chính để thường xuyên cung cấp thông tin ra công chúng.

Mới đây, CTCK Sài Gòn (SSI) đã thực hiện bản báo cáo phân tích cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai. Không chỉ đưa ra các thông tin thuận lợi, những khó khăn của DN này được phản ánh khá đầy đủ làm tăng tính khách quan của bản báo cáo. Điều đó góp phần giúp cổ phiếu này thu hút được sự quan tâm của NĐT.

Bên cạnh kết quả kinh doanh khả quan, hàng loạt dự án đất sạch đang và sắp triển khai cũng khiến giúp NĐT có cái nhìn toàn diện, dài hơi về DN này. Mới đây, Quốc Cường Gia Lai đã thực hiện chia tách cổ phiếu, sau khi chia tách, giá vẫn lên mạnh và hiện được giao dịch ở mức 52.000 đồng/CP.

Cách thức thứ hai để tạo thanh khoản cho cổ phiếu OTC là chiến thuật gom - đẩy. Sau khi công bố lộ trình lên sàn, cổ phiếu của DN sẽ có thanh khoản rõ rệt. Tuy nhiên, có trường hợp lượng cổ phiếu trôi nổi bên ngoài lớn, nên sẽ có nhiều NĐT nhỏ lẻ muốn chốt lời ngay sau thời gian dài chờ đợi.

Điều này khiến nguồn cung tăng lên quá mức và đẩy giá cổ phiếu liên tục đi xuống. Trong trường hợp này, cổ phiếu có thanh khoản nhưng lại mất giá, DN sẽ phải thực hiện mua vào một lượng cổ phiếu trôi nổi trên thị trường nhằm tạo hiệu ứng "khan hàng". Sau đó, tùy tình hình thị trường mà DN có thể bán ra. Tuy nhiên, việc bán ra chưa nhằm mục đích chốt lời mà chỉ nhằm tạo thanh khoản cho cổ phiếu. Sau những đợt mua - bán như vậy sẽ giúp cổ phiếu hình thành một mặt bằng giá mới.

Đối với các DN tốt có lộ trình lên sàn nhưng lượng cổ phiếu bên ngoài quá ít, người muốn mua không mua được cũng là một bất lợi cho DN. "Trường hợp này gọi là DN tốt nhưng cổ phiếu không tốt.

Vì yếu tố thanh khoản là hết sức quan trọng làm nên giá trị của mỗi cổ phiếu", một NĐT sành sỏi trên thị trường OTC tại Hà Nội cho biết. Hiện có một số DN chuẩn bị niêm yết thuộc diện này như cổ phiếu Cơ sở Hạ tầng Vĩnh Phúc, cổ phiếu Đầu tư phát triển nhà (HUD 3)… Việc khó mua cổ phiếu sẽ khiến NĐT đi từ kỳ vọng đến thất vọng và không quan tâm đến cổ phiếu đó nữa. Trong trường hợp này, muốn tạo thanh khoản và tạo ấn tượng tốt với NĐT, lãnh đạo DN có thể phải thực hiện bán bớt một lượng cổ phiếu không hạn chế chuyển nhượng trên thị trường.

Vừa qua, một số cổ phiếu lên sàn thu hút sự quan tâm của rất nhiều NĐT như Thép Đà Nẵng Ý (DNY), cổ phiếu Xây dựng công trình giao thông 584, VCR. Hiện có một số mã như UDEC, Petroland… được NĐT chú ý. Điều này có được nhờ sự phối hợp ăn ý giữa đơn vị tư vấn và DN.

Song song với việc làm thủ tục, hồ sơ lên sàn, DN thực hiện công bố thông tin một cách chuyên nghiệp về hoạt động kinh doanh, kế hoạch lợi nhuận, chia cổ tức… Điều quan trọng không kém là CTCK thực hiện quản lý sổ cổ đông có thể phối hợp với ngân hàng và thông qua các đầu môi giới thực hiện repo hoặc ủy thác hỗ trợ tài chính cho NĐT mua cổ phiếu OTC.

Hiện một số DN chưa có kế hoạch niêm yết thường phối hợp với những đầu môi giới lớn để tạo thanh khoản cho cổ phiếu. Bên cạnh thực hiện việc mua vào hoặc bán ra cổ phiếu tùy vào từng thời điểm, việc công bố thông tin cũng được thực hiện thông qua các đầu môi giới. Cách này không chỉ tạo thanh khoản mà còn có thể “đỡ giá” mỗi khi "có biến" trên thị trường niêm yết.

Theo Nguyên Thành

Đầu tư chứng khoán

 





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,268.004,848.00
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,364.203,964.20
100g ABC Bullion Bar
13,997.2012,697.20
1kg ABC Bullion Silver
1,698.001,348.00
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 134
  • Truy cập hôm nay: 2747
  • Lượt truy cập: 8603117