Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Khi “cơn lốc màu xanh” đi qua
2010-05-25 09:09:40



“Cơn lốc màu xanh” của các cổ phiếu thị giá thấp “penny stock" đã tạm lắng nhưng sức nóng tăng trưởng 300-600% ở một số mã vẫn là những trải nghiệm ấn tượng. Quan điểm về thị trường và triết lý đầu tư của nhà đầu tư trong nước tỏ ra lạc quan hiếm thấy.
Quan điểm về thị trường sideway

Từ trước đến nay, nhắc đến trạng thái sideway của thị trường (dao động răng cưa trong biên độ hẹp), nhiều nhà đầu tư cho rằng, thời điểm khó khăn đang đến. Tuy nhiên, năm 2010 đã đáp lại bằng một câu trả lời đáng ngạc nhiên. “Đây mới là cơ hội kiếm tiền dễ dàng và thư thái nhất!” Triển vọng kinh tế vĩ mô không có gì quá xấu, tăng trưởng tín dụng vẫn ở trong vòng kiểm soát - 25%, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp dự báo sẽ tăng trưởng hơn năm ngoái 10 - 15% khi khủng hoảng kinh tế đã đi qua. Nền tảng đó đã tạo được thế cho thị trường có sức bật trong năm nay. Lý do để thị trường sideway chính là chính sách tiền tệ thận trọng do lo ngại ảnh hưởng lạm phát, đi kèm với thanh khoản của hệ thống ngân hàng chưa được cải thiện đáng kể trong 3 tháng đầu năm. Chính vì vậy, dòng tiền đổ vào thị trường hạn chế, chỉ chọn lọc những cổ phiếu có tính đầu cơ cao và dịch chuyển từ từ theo nhóm ngành khác nhau. Cơ hội tuyệt vời khi chốt lãi xong ở một mã này và chuyển sang đầu cơ mã khác một cách thư thả, không có gì phải vội vã. So sánh với “cơn điên” năm 2006 - 2007 khi cả thị trường đồng loạt tăng điểm, các nhà môi giới và giới đầu cơ chứng khoán thầm cám ơn trạng thái sideway vì mang lại nhịp điệu kiếm tiền thong dong và dễ dàng hơn cả. Và quan trọng hơn hết là không bỏ sót những “mẻ cá lớn” như SHN, PVA, DQC, VSP…

Chu trình đảo ngược

Năm 2009, thị trường hồi phục mạnh mẽ xuất phát từ việc kinh tế toàn cầu chính thức thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Năm nay, động lực để các cổ phiếu tăng giá là việc các công ty tăng vốn mạnh thông qua phát hành thêm cổ phiếu, bán tài sản, công bố các dự án lớn … Một điểm đáng chú ý là nhóm penny stock mới dẫn dắt thị trường thay vì nhóm bluechip có mức vốn hóa lớn. Điều này có thể được giải thích bởi thanh khoản hệ thống ngân hàng gặp khó khăn, dòng tiền yếu không thể đủ sức nâng đỡ bluechip mà thay thế bằng penny stock. Chu trình tăng giá theo trật tự trong 5 tháng đầu 2010 thiết lập trật tự hoàn toàn đảo ngược: small cap - mid cap - large cap (vốn hóa nhỏ - trung bình - lớn) so với mọi năm khác. Không quá ngạc nhiên khi dòng tiền lớn đổ vào sàn Hà Nội với những phiên giao dịch trên 2.000 tỷ đồng, gấp 2 lần giá trị giao dịch đỉnh sàn Hà Nội trong các năm trước.

Bong bóng tăng vốn với tỉ lệ khủng

300% - 600% là mức lợi nhuận nằm mơ cũng không tưởng nếu nắm giữ hai cổ phiếu siêu hot PVA và SHN trong vòng 8 tuần. Hai công ty này thành lập từ năm 2007, kết quả kinh doanh rất bình thường, không có gì đặc biệt ngoại trừ nghị quyết tăng vốn được Đại hội cổ đông thông qua (1:2,68 đối với SHN và 1:3,2 đối với PVA cho cổ đông hiện hữu). Tâm lý chơi những cổ phiếu có tin tăng vốn đã ăn sẵn trong gu “rót tiền” của giới đầu cơ chứng khoán nếu nhìn lại trường hợp S96 năm 2009. Cổ phiếu sẽ tăng giá chóng mặt trước khi chia tách chỉ đơn giản vì công ty sẽ tăng vốn và phải thế thì kế hoạch tăng vốn mới thành công.

Trường hợp Công ty In sách giáo khoa Hòa Phát niêm yết trên sàn HNX (Mã CK: HTP) thì hoàn toàn ngược lại. Nghị quyết tăng vốn từ 12 tỷ lên 50 tỷ, phát hành cổ phiếu tỷ với tỉ lệ 1:3 cho cổ đông hiện hữu có từ 2 năm nay nhưng đều không thể thực hiện do giá cổ phiếu không vượt quá 15.000đ/đơn vị trong thời gian dài. Sau khi chia tách, giá cổ phiếu sẽ về dưới mệnh giá 10.000đ cho dù hoạt động kinh doanh của công ty không thua lỗ! Rõ ràng chuyện tăng vốn chỉ là cái cớ để thu hút dòng tiền đầu cơ, hỗ trợ đẩy giá cổ phiếu lên cao dưới bàn tay của các nhà tạo lập thị trường (market-maker) mặc dù ai cũng hiểu việc pha loãng cổ phiếu sẽ làm giảm lợi ích của cổ đông và không đoái hoài đến việc sử dụng tiền thu về của doanh nghiệp. Cổ phiếu tốt và công ty tốt là hai khái niệm hay bị nhầm lẫn !

Sức nóng của thị trường hàng hóa

Giá thép xây dựng tăng chóng mặt thời gian vừa qua từ 11 triệu lên 16 triệu đồng/tấn khiến các doanh nghiệp sản xuất/thương mại vừa mừng vừa lo. Mừng vì hàng nhập về lên giá từng ngày, lo vì nhập giá cao khi giá rớt thì thua lỗ nặng như bài học hồi năm 2008. Trên thị trường chứng khoán, cơn sốt cổ phiếu thép cũng bùng phát theo diễn biến giá thép của thị trường hàng hóa. Không chỉ vậy, giá cổ phiếu các doanh nghiệp hàng hải cũng chạy theo “đường đua xanh” vì những tin đồn: doanh nghiệp A bán tàu. Chiếc tàu biển cấu thành từ hàng nghìn tấn thép sẽ hời  như thế nào khi giá thép tăng 45%? Suy luận logic như vậy đi kèm với tin đồn bán “cần câu cơm” của các công ty hàng hải khiến giá cổ phiếu tăng như vũ bão, bất chấp doanh nghiệp thua lỗ triền miên như Hanoi Marina (Hàng hải Hà Nội - sàn HOSE).

Thua lỗ/bán tài sản

Vinsashin Petrol (VSP) là trường hợp lạ kỳ nhất của TTCK Việt Nam: càng thua lỗ thì cổ phiếu VSP càng tăng giá. Quý I/2010, VSP công bố có lãi 11,6 tỷ đồng sau khi thua lỗ gần 360 tỷ trong năm 2009. Giá VSP tăng 120% từ 25.000 đồng lên 60.000 đồng/cổ phiếu do kỳ vọng bán bớt đội tàu và dự án Melinh Golf. Dự án Melinh Golf doanh nghiệp đã đem đi thế chấp làm tài sản đảm bảo để vay ngân hàng và tổng dư nợ ngắn và dài hạn của công ty đã vượt 2.000 tỷ so với vốn chủ sở hữu là 1.200 tỷ đồng. Trường hợp cổ phiếu Công ty Cung ứng và dịch vụ kỹ thuật hàng hải (MAC) là ví dụ về tính thiếu minh bạch thông tin khi giá cổ phiếu tăng 180% trước tin đồn bán đất tại trụ sở ở quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Mù mờ thông tin, nhà đầu tư vẫn mua bằng niềm tin rằng công ty này sẽ thu được khoản lợi nhuận lớn nhờ việc bán tài sản!

Từ OTC lên niêm yết

Các cổ phiếu OTC chuẩn bị niêm yết luôn được giới đầu tư săn đón do không có biên độ giá, chênh lệch lớn do giá chào sàn cao, cộng thêm tâm lý chuộng nhân tố mới. Tại sàn Hà Nội, không quy định giá niêm yết, cổ phiếu có thể được khớp với giá bất kỳ, do vậy mà các cổ phiếu OTC sắp niêm yết trên HNX vẫn được ưa chuộng hơn cả. Năm 2010, cổ phiếu LIG (Licogi 13) giao dịch OTC với mức giá trung bình 30.000 đồng - 35.000 đồng/đơn vị, ngày đầu tiên niêm yết với mức giá trung bình cao ngất ngưởng 50.800 đồng, chênh lệch tới +45% - khá hấp dẫn để xem xét đầu tư theo hình thức này. Ngược lại, sàn HCM có quy định giá niêm yết với biên độ +/- 20%, nếu lựa mức giá niêm yết phải chăng thì giá cổ phiếu có thể tăng rất nhanh, như TDC tăng trần 5 phiên liên tiếp khi chào sàn.

Cho dù có nhiều quan điểm đầu tư khác nhau, yếu tố cơ bản của doanh nghiệp vẫn là động lực để tạo nên sự tăng trưởng bền vững cho giá cổ phiếu và giảm thiểu rủi ro do những thông tin bất lợi như thua lỗ, thay đổi bộ máy điều hành v.v.. TTCK Việt Nam còn quá non trẻ, mang nặng yếu tố đầu cơ khi tăng trưởng rất mạnh và sụt giảm rất sâu. Nhà đầu tư phải nhận thức được “lòng tham” xuất phát từ đâu, hơn là bám đuổi theo những “cơn lốc màu xanh” penny stock vừa qua mà quên mất tính thanh khoản và những yếu tố cơ bản của cổ phiếu.
Theo DĐDN




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,556.905,086.90
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,618.704,128.70
100g ABC Bullion Bar
14,754.8013,254.80
1kg ABC Bullion Silver
1,764.001,364.00
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 110
  • Truy cập hôm nay: 3487
  • Lượt truy cập: 8837573