Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Nhìn lại dòng tiền tháng 4
2010-05-04 08:40:31


Thứ ba, 04/05/2010 8:38:44
Những ngày cuối tháng 4, VN-Index đã vượt qua mức cản 520 điểm, sau khoảng 1 tháng giằng co trong khu vực 500 - 520 điểm.

Nhiều nhân tố cơ bản cho thấy, đây là thời điểm thuận lợi để dòng tiền đổ vào cổ phiếu, tạo ra sự bứt phá cho VN-Index hướng về những mức cản mới trong khu vực 550 - 600 điểm.

"Vượt chướng ngại vật" khi thời cơ đến

Một số nút thắt tâm lý lớn khiến dòng tiền đổ vào cổ phiếu vẫn chưa thể đẩy VN-Index vượt qua khỏi khu vực 520 - 530 điểm trong suốt tháng 3 và những tuần đầu tháng 4 bao gồm: trần lãi suất khi nào mới được gỡ bỏ, lạm phát liệu có cao đến mức khiến lãi suất phải tiếp tục tăng hay không, căng thẳng trong thanh khoản của ngân hàng và việc siết chặt tín dụng còn duy trì bao lâu. Những tin tức cơ bản vào giai đoạn nửa cuối tháng 4 đã làm giảm những lo ngại này.

Đầu tiên là từ giữa tháng 4, nút thắt lãi suất và thanh khoản của ngân hàng được dự đoán nới lỏng, khi mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bắt đầu cho phép thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản cho vay, gồm cả các khoản cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại. Với động thái này, xem như trần lãi suất đã tạm thời được gỡ bỏ. Vì vậy, nguồn cung tín dụng cho nền kinh tế và TTCK được mong đợi dồi dào hơn. Bên cạnh đó, thông tin về việc Thủ tướng chỉ đạo NHNN điều hành theo hướng kéo lãi suất cho vay của ngân hàng về 12 - 13%/năm và lãi suất huy động xuống 10%/năm làm nhen nhóm hy vọng về một sự điều chỉnh giảm trong mặt bằng lãi suất. Điều này thường là có lợi cho thị trường cổ phiếu.

Tin tốt thứ hai là CPI tháng 4 của Hà Nội giảm 0,2% và của TP. HCM chỉ tăng 0,23% (CPI tháng 4 cả nước tăng 0,14%). Trong tháng trước đó, mức tăng CPI 0,75% của Hà Nội và 0,78% của TP. HCM khiến nhiều ý kiến lo ngại rủi ro lạm phát vẫn còn chực chờ. Do đó, với mức tăng CPI thấp của tháng 4, kỳ vọng CPI của quý II sẽ thấp hơn nhiều so với quý I, giúp duy trì lạm phát cả năm trong mức 8 - 9%. Nếu lạm phát không vượt xa mức này thì nhiều khả năng lãi suất ngân hàng cũng sẽ nằm trong tầm mục tiêu chính sách. Vì vậy, đây là nhân tố quan trọng hỗ trợ cho TTCK. Thực tế, VN-Index đã có những phiên tăng điểm sau khi CPI tháng 4 được công bố.

Lực hỗ trợ thứ ba đến từ thị trường ngoại hối, khi tỷ giá USD/VND ổn định và có xu hướng giảm nhẹ. Tỷ giá ổn định là nhân tố quan trọng xóa đi nỗi lo rủi ro tỷ giá đối với NĐT nước ngoài và giúp khuyến khích dòng vốn ngoại ở lại Việt Nam tìm kiếm cơ hội.

Lực hỗ trợ thứ tư đến từ kỳ vọng vào một mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I.

Như vậy, trong vòng 1 tháng sau những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5, thì hầu như các nỗi lo của NĐT đang tạm được gác sang một bên.

Những chính sách và thông tin cơ bản xuất hiện vào nửa cuối tháng 4 nhen nhóm lên hy vọng về một môi trường đầu tư mà lãi suất và lạm phát trong tầm kiểm soát, tỷ giá ổn định, lợi nhuận DN không gây thất vọng. Ít nhất, kỳ vọng về những yếu tố này sẽ khó mà chuyển  biến ngược lại trong vòng vài tuần sau ngày lễ 30/4, tạo ra thời cơ thuận lợi để VN-Index vượt qua các mức kháng cự.

Giao dịch của khối ngoại: sôi động

Trên HOSE, mức mua vào cổ phiếu (không phải giá trị mua ròng) của khối ngoại từ đầu tháng 4 tăng khá mạnh so với các tháng trước đó (xem hình 1). Điều này cho thấy, các NĐT nước ngoài kỳ vọng VN-Index sẽ còn tăng điểm trong thời gian tới và dòng vốn ngoại đang dần quay lại thị trường sau một giai đoạn chờ đợi, đặc biệt là sau khi họ đã bán ròng rất mạnh trong tháng 9/2009.

Tuy nhiên, xét về tỷ trọng giá trị mua vào của NĐT nước ngoài trên tổng giá trị giao dịch cổ phiếu của thị trường, thì khối ngoại vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn, dưới 20% (xem hình 2). Như vậy, xu thế tăng giảm của thị trường vẫn chịu tác động lớn từ phía NĐT trong nước. Nhiều khả năng trong vài tháng tới, lực cầu nội địa vẫn là lực quyết định diễn biến của thị trường. Trong khi đó, với lượng mua ròng tăng đột biến trong tháng 4, có khả năng lực mua ròng của khối ngoại sắp đạt tới đỉnh điểm và họ chờ cơ hội để chốt lời. Dữ liệu trên hình 2 cho thấy, khối ngoại không nắm vai trò quyết định xu thế thị trường, khi họ giảm tỷ trọng mua vào/giá trị giao dịch toàn thị trường xuống chỉ còn 5-7%/tháng và bắt đầu bán ròng là một tín hiệu cảnh báo thị trường sắp đạt tới đỉnh tạm thời và có thể sắp diễn ra điều chỉnh giảm. Dù vậy, có vẻ tín hiệu này có một độ trễ nhất định và độ trễ này phụ thuộc vào sự lạc quan của NĐT trong nước.

Xu thế dòng tiền sau ngày 30/4 và những rủi ro dài hạn

Những yếu tố hỗ trợ "vượt chướng ngại vật" nêu trên cho thấy, sau ngày lễ 30/4 vẫn là thời điểm tốt để dòng tiền tìm kiếm lợi nhuận trong cổ phiếu. Mặc dù hiện tại, nhiều chỉ số kỹ thuật trong ngắn hạn cho thấy thị trường tăng "nóng", khả năng có sự điều chỉnh giảm ngay những ngày đầu tháng 5, nhưng những phiên điều chỉnh giảm có thể không kéo thị trường giảm sâu, mà chỉ là tạo cơ hội mua vào hấp dẫn hơn.

Các yếu tố cơ bản như kỳ vọng vào lãi suất thấp hơn, lạm phát thấp trong quý II... không dễ gì thay đổi chỉ sau vài tuần. NĐT nước ngoài có thể bắt đầu chốt lời, nhưng họ không phải là lực lượng có thể trực tiếp dẫn dắt thị trường trong thời điểm hiện nay. Do đó, khi tâm lý của NĐT trong nước đang khá lạc quan và những kỳ vọng vào hiệu ứng chính sách còn tốt, thì xu thế dòng tiền sẽ tiếp tục ở lại tìm kiếm cơ hội trong các cổ phiếu (không loại trừ sẽ có những dòng tiền nóng đổ vào để chớp thời cơ).

Tuy nhiên, những rủi ro dài hạn vẫn còn khá nhiều. Chẳng hạn, việc cho phép thực hiện lãi suất thỏa thuận sẽ khiến nỗ lực duy trì lãi suất thấp của NHNN không dễ gì đạt được mục tiêu. Trường hợp chứng khoán và địa ốc tiếp tục phục hồi, thì huy động tiền vào ngân hàng là không dễ dàng, nếu duy trì mức lãi suất thấp. Hệ quả là lãi suất cho vay cũng không dễ gì giữ được mức mục tiêu 12 - 13%/năm. Mặt khác, lạm phát quý II được dự đoán thấp hơn quý I, nhưng vẫn chưa thể khẳng định tác dụng của việc tăng cung tín dụng mạnh trong năm 2009 và việc giá cả hàng hóa thế giới đang có xu hướng tăng sẽ tác động thế nào trong các quý tới. Tuy người viết nghiêng về hướng lạc quan rằng, tình hình giá cả thế giới sẽ không tăng quá nhanh, nhưng việc Trung Quốc duy trì gói kích cầu trong nền kinh tế cho thấy, giá cả một số loại nguyên liệu thô vẫn có thể tăng lên. Yếu tố này có thể ảnh hưởng tới chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô để sản xuất ở một số DN, cũng như ảnh hưởng vào giá cả thành phẩm nhập khẩu. Vì vậy, lạm phát trong các quý tới vẫn không thể xem thường (có tổ chức dự đoán lạm phát năm nay của Việt Nam có thể trên 10%).

Cuối cùng, việc các ngân hàng thương mại cho một số DN vay USD cũng tiềm ẩn rủi ro. Thật ra, kinh doanh nào cũng có rủi ro, nhưng vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu cán cân thanh toán Việt Nam không chuyển biến tốt như dự báo. Nghĩa là thâm hụt thương mại tiếp tục mở rộng (nhập siêu 4 tháng đầu năm vào khoảng 4,65 tỷ USD), trong khi nguồn USD từ vốn đầu tư nước ngoài, ODA và kiều hối không bù đắp được thiếu hụt USD trong ngắn hạn. Trong bối cảnh đó, nếu nhiều DN phải trả nợ bằng USD, thì sẽ diễn ra cảnh thiếu hụt USD và tái diễn xu thế găm giữ USD trong nền kinh tế. Khi ấy, những rối loạn ngắn hạn và cục bộ này nếu không được xử lý tốt có thể khiến NĐT ngoại bất an và tìm cách bán cổ phiếu để chuyển sang USD nhằm bảo toàn vốn. Chuyện này tuy khả năng xảy ra thấp (giải ngân FDI 4 tháng đầu năm đạt khoảng 3,4 tỷ USD, nếu tính thêm nguồn từ ODA và những nguồn khác thì có lẽ đủ để bù đắp cán cân thanh toán), nhưng nếu xảy ra thì dễ gây bất ổn.

Kết luận

Những phân tích trên cho thấy, mặc dù trong dài hạn vẫn còn nhiều rủi ro từ phía bên ngoài, nhưng theo quan điểm của người viết, thì đây có lẽ là chuyện của vài tháng tới. Trong bối cảnh hiện tại, những áp lực này chưa quá lớn để khiến NĐT phải bắt đầu lo ngại từ bây giờ. Và khi mà nhiều yếu tố cơ bản đang giúp thắp lên nhiều hy vọng về khả năng VN-Index vượt qua những mức kháng cự kỹ thuật ở trên 530 điểm, thì dòng tiền sau ngày 30/4 sẽ nằm lại trong cổ phiếu một thời gian nữa để tìm kiếm cơ hội. Tuy xu thế tăng ngắn hạn đang trở nên khá "nóng", xét ở khía cạnh một số chỉ số phân tích kỹ thuật, nhưng sự điều chỉnh giảm nếu xảy ra có thể sẽ không đẩy thị trường giảm sâu, mà chỉ kích thích thêm dòng tiền đổ vào tìm cơ hội. Khi những tin tức cơ bản tốt đã xuất hiện, trong khi tin xấu thì cần một khoảng thời gian nữa mới có thể đến (nếu có), nhiều NĐT có lẽ sẽ tiếp tục "tham lam" thay vì "sợ hãi".

Theo ĐTCK




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,555.705,085.70
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,617.704,127.70
100g ABC Bullion Bar
14,751.5013,251.50
1kg ABC Bullion Silver
1,761.101,361.10
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 370
  • Truy cập hôm nay: 2099
  • Lượt truy cập: 8836185