Ứng xử trước thực tế thiếu thông tin chất lượng ở TTCK mới nổi
2010-04-05 16:19:13
Việc nghiên cứu chỉ số S&P 500 với bề dày kinh nghiệm 83 năm chắc chắn sẽ đem lại rất nhiều thông tin hữu ích về phản ứng của thị trường và từ đó áp dụng vào Việt Nam.
Các
thị trường mới nổi thường thiếu thông tin có chất lượng cho việc phân
tích, cụ thể là các thông tin dài hạn, và đặc biệt là các thông tin có
chu kỳ cả trăm năm nay. Vì thế, câu hỏi đặt ra là: “Làm thế nào để nhà
đầu tư ở các thị trường mới nổi có thể nắm bắt được thị trường trong
khi không có đủ thông tin dài hạn?”.
Bài viết này sẽ cố gắng đưa ra một số giải pháp đối với vấn đề trên. Tôi cũng tin rằng cách thức vận hành của các thị trường là giống nhau, và việc tìm hiểu hoạt động của các thị trường lâu năm sẽ cung cấp cho nhà đầu tư ở thị trường mới nổi đầy đủ thông tin để có thể vận dụng vào hoạt động đầu tư của mình.
Sự tương quan giữa các thị trường
Sự tương quan rất hữu dụng bởi chúng chỉ ra các mối quan hệ có thể dự đoán trước để ứng dụng vào thực tế. Sự tương quan được đề cập trong bài viết này là mối quan hệ giữa 2 chuỗi dữ liệu nếu xét dưới góc độ xác suất thì chúng không phải là các biến ngẫu nhiên.
Một minh chứng rõ ràng mà không cần đến số liệu thống kê hay các thị trường là sự tương quan giữa trình độ học vấn và thu nhập. Các dữ liệu nhìn chung đều cho thấy thu nhập có tương quan với trình độ học vấn.
Với sự ra đời và phát triển chóng mặt của Internet, tất cả mọi người trên thế giới đều có thể tiếp cận được vô số thông tin và mối tương quan giữa các thị trường cũng ngày càng gia tăng.
Sự thật này được khẳng định trong một nghiên cứu công bố ngày 16/03/2010 của Đại học McGill và Đại học Houston với tựa đề: “Liệu sự đa dạng hoá giữa các quốc gia có khả năng biến mất?”. Xin trích dẫn một đoạn trong bài tóm tắt công trình nghiên cứu trên như sau:
“Đối với thị trường phát triển, mối tương quan với các thị trường phát triển khác thường cao hơn so với các thị trường mới nổi. Đối với thị trường mới nổi, độ tương quan với các thị trường phát triển nhìn chung thường cao hơn so với độ tương quan với các thị trường mới nổi khác.
Tuy nhiên, sự khác biệt là không đáng kể; và cùng với việc mối tương quan giữa các thị trường ngày càng gia tăng, thực tế này rõ ràng là đi ngược với giả thuyết tách rời (vốn cho rằng biến động ở thị trường mới nổi ngày càng tách rời khỏi diễn biến ở các thị trường phát triển).
Mặc dù công trình nghiên cứu trên cho thấy việc nắm giữ cổ phiếu ở nhiều thị trường có thể không đem lại sự đa dạng hoá trong danh mục như mong đợi, nhưng tôi cho rằng thông điệp của nghiên cứu này chính là các thị trường trên thế giới đang ngày càng tương quan với nhau.
Để ý đến điều này có thể đem lại nhiều điều lý thú cho nhà đầu tư tại thị trường mới nổi và còn non trẻ như Việt Nam.
Dưới đây là loạt biểu đồ (Hình A) thể hiện mối tương quan giữa các thị trường phát triển, mối tương quan giữa các thị trường mới nổi, cũng như mối tương quan giữa thị trường phát triển và thị trường mới nổi. Có thể thấy mối tương quan giữa các thị trường ngày càng tăng cao trong vòng 35 năm qua, và xu hướng này được kỳ vọng sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
Hình A: Mối tương quan của các thị trường chứng khoán
Trở lại với câu hỏi làm thế nào để nhà đầu tư Việt Nam có thể biết được cách thức vận hành của thị trường trong tương lai? Câu trả lời chính là nghiên cứu các thị trường phát triển lâu năm.
Một vài ví dụ
Biểu đồ 1 cho thấy chỉ số VN-Index (đường màu đen) và chỉ số S&P 500 (đường màu xanh) trong phần trên và mối tương quan hàng năm của hai chỉ số này (đường màu đỏ) trong phần dưới.
Khi nào đường màu đỏ trên vạch số 0 thì mối tương quan xuất hiện và đường màu đỏ càng cao thì mối tương quan giữa hai chỉ số là càng lớn.
Chúng ta có thể thấy rằng khi thị trường đang trong đợt tăng giá thì mức độ tương quan giữa hai chỉ số này là khá cao, còn trong đợt giảm giá thì mối tương quan biến mất và thậm chí tại một số thời điểm là biến động ngược nhau.
Lý do của hiện tượng này là chỉ số VN-Index đã có phản ứng nhanh hơn trước tình hình thị trường đang dần xấu đi vào cuối năm 2007.
Biểu đồ 2 cũng tương tự nhưng sử dụng chỉ số Nasdaq Composite (màu đỏ) và chỉ số VN-Index (màu đen) trong quãng thời gian dài hơn với mối tương quan hàng năm (màu đỏ) trong phần dưới.
Qua hai biểu đồ này chúng ta có thể thấy rằng mối tương quan giữa VN-Index và S&P 500 cao hơn mối tương quan giữa VN-Index và Nasdaq Composite.
S&P 500 là chỉ số của các của các công ty có vốn hóa lớn, trong khi Nasdaq Composite lại bao gồm rất nhiều công ty có mức vốn hóa khác nhau từ nhỏ đến lớn, và cả các công ty công nghệ,…
Sự khác nhau về mức độ tương quan có thể là do chỉ số VN-Index chỉ có khoảng 220 cổ phiếu, còn S&P 500 có 500 cổ phiếu và Nasdaq có tới khoảng 2,400 cổ phiếu.
Vì vậy có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu chỉ số S&P 500 với bề dày kinh nghiệm 83 năm chắc chắn sẽ đem lại rất nhiều thông tin hữu ích về phản ứng của thị trường và từ đó áp dụng vào Việt Nam.
Kết luận
Trong bối cảnh khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng gia tăng, tôi tin tưởng rằng sự tương quan với thị trường thế giới cũng sẽ tiếp tục tăng cao. Đây sẽ là cơ hội để nâng cao chất lượng hoạt động phân tích về thị trường Việt Nam.
Phần trình bày đầu tiên của tôi tại Việt Nam vào tháng 5 tới sẽ tập trung vào diễn biến và phản ứng của thị trường trước các tác động lâu dài như sự thay đổi lâu dài về mặt giá trị. Tôi tin rằng điều này rất quan trọng khi áp dụng phân tích kỹ thuật vào thị trường Việt Nam.
Việc nghiên cứu lịch sử diễn biến của thị trường phát triển có thể giúp nhà đầu tư nhanh chóng nắm bắt được các xu hướng tại một thị trường non trẻ như Việt Nam.
Bài viết này sẽ cố gắng đưa ra một số giải pháp đối với vấn đề trên. Tôi cũng tin rằng cách thức vận hành của các thị trường là giống nhau, và việc tìm hiểu hoạt động của các thị trường lâu năm sẽ cung cấp cho nhà đầu tư ở thị trường mới nổi đầy đủ thông tin để có thể vận dụng vào hoạt động đầu tư của mình.
Sự tương quan giữa các thị trường
Sự tương quan rất hữu dụng bởi chúng chỉ ra các mối quan hệ có thể dự đoán trước để ứng dụng vào thực tế. Sự tương quan được đề cập trong bài viết này là mối quan hệ giữa 2 chuỗi dữ liệu nếu xét dưới góc độ xác suất thì chúng không phải là các biến ngẫu nhiên.
Một minh chứng rõ ràng mà không cần đến số liệu thống kê hay các thị trường là sự tương quan giữa trình độ học vấn và thu nhập. Các dữ liệu nhìn chung đều cho thấy thu nhập có tương quan với trình độ học vấn.
Với sự ra đời và phát triển chóng mặt của Internet, tất cả mọi người trên thế giới đều có thể tiếp cận được vô số thông tin và mối tương quan giữa các thị trường cũng ngày càng gia tăng.
Sự thật này được khẳng định trong một nghiên cứu công bố ngày 16/03/2010 của Đại học McGill và Đại học Houston với tựa đề: “Liệu sự đa dạng hoá giữa các quốc gia có khả năng biến mất?”. Xin trích dẫn một đoạn trong bài tóm tắt công trình nghiên cứu trên như sau:
“Đối với thị trường phát triển, mối tương quan với các thị trường phát triển khác thường cao hơn so với các thị trường mới nổi. Đối với thị trường mới nổi, độ tương quan với các thị trường phát triển nhìn chung thường cao hơn so với độ tương quan với các thị trường mới nổi khác.
Tuy nhiên, sự khác biệt là không đáng kể; và cùng với việc mối tương quan giữa các thị trường ngày càng gia tăng, thực tế này rõ ràng là đi ngược với giả thuyết tách rời (vốn cho rằng biến động ở thị trường mới nổi ngày càng tách rời khỏi diễn biến ở các thị trường phát triển).
Mặc dù công trình nghiên cứu trên cho thấy việc nắm giữ cổ phiếu ở nhiều thị trường có thể không đem lại sự đa dạng hoá trong danh mục như mong đợi, nhưng tôi cho rằng thông điệp của nghiên cứu này chính là các thị trường trên thế giới đang ngày càng tương quan với nhau.
Để ý đến điều này có thể đem lại nhiều điều lý thú cho nhà đầu tư tại thị trường mới nổi và còn non trẻ như Việt Nam.
Dưới đây là loạt biểu đồ (Hình A) thể hiện mối tương quan giữa các thị trường phát triển, mối tương quan giữa các thị trường mới nổi, cũng như mối tương quan giữa thị trường phát triển và thị trường mới nổi. Có thể thấy mối tương quan giữa các thị trường ngày càng tăng cao trong vòng 35 năm qua, và xu hướng này được kỳ vọng sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
Hình A: Mối tương quan của các thị trường chứng khoán
Trở lại với câu hỏi làm thế nào để nhà đầu tư Việt Nam có thể biết được cách thức vận hành của thị trường trong tương lai? Câu trả lời chính là nghiên cứu các thị trường phát triển lâu năm.
Một vài ví dụ
Biểu đồ 1 cho thấy chỉ số VN-Index (đường màu đen) và chỉ số S&P 500 (đường màu xanh) trong phần trên và mối tương quan hàng năm của hai chỉ số này (đường màu đỏ) trong phần dưới.
Khi nào đường màu đỏ trên vạch số 0 thì mối tương quan xuất hiện và đường màu đỏ càng cao thì mối tương quan giữa hai chỉ số là càng lớn.
Chúng ta có thể thấy rằng khi thị trường đang trong đợt tăng giá thì mức độ tương quan giữa hai chỉ số này là khá cao, còn trong đợt giảm giá thì mối tương quan biến mất và thậm chí tại một số thời điểm là biến động ngược nhau.
Lý do của hiện tượng này là chỉ số VN-Index đã có phản ứng nhanh hơn trước tình hình thị trường đang dần xấu đi vào cuối năm 2007.
Biểu đồ 1: Tương quan giữa VN-Index và S&P 500
Biểu đồ 2 cũng tương tự nhưng sử dụng chỉ số Nasdaq Composite (màu đỏ) và chỉ số VN-Index (màu đen) trong quãng thời gian dài hơn với mối tương quan hàng năm (màu đỏ) trong phần dưới.
Qua hai biểu đồ này chúng ta có thể thấy rằng mối tương quan giữa VN-Index và S&P 500 cao hơn mối tương quan giữa VN-Index và Nasdaq Composite.
S&P 500 là chỉ số của các của các công ty có vốn hóa lớn, trong khi Nasdaq Composite lại bao gồm rất nhiều công ty có mức vốn hóa khác nhau từ nhỏ đến lớn, và cả các công ty công nghệ,…
Biểu đồ 2: Tương quan giữa VN-Index và Nasdaq
Sự khác nhau về mức độ tương quan có thể là do chỉ số VN-Index chỉ có khoảng 220 cổ phiếu, còn S&P 500 có 500 cổ phiếu và Nasdaq có tới khoảng 2,400 cổ phiếu.
Vì vậy có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu chỉ số S&P 500 với bề dày kinh nghiệm 83 năm chắc chắn sẽ đem lại rất nhiều thông tin hữu ích về phản ứng của thị trường và từ đó áp dụng vào Việt Nam.
Kết luận
Trong bối cảnh khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng gia tăng, tôi tin tưởng rằng sự tương quan với thị trường thế giới cũng sẽ tiếp tục tăng cao. Đây sẽ là cơ hội để nâng cao chất lượng hoạt động phân tích về thị trường Việt Nam.
Phần trình bày đầu tiên của tôi tại Việt Nam vào tháng 5 tới sẽ tập trung vào diễn biến và phản ứng của thị trường trước các tác động lâu dài như sự thay đổi lâu dài về mặt giá trị. Tôi tin rằng điều này rất quan trọng khi áp dụng phân tích kỹ thuật vào thị trường Việt Nam.
Việc nghiên cứu lịch sử diễn biến của thị trường phát triển có thể giúp nhà đầu tư nhanh chóng nắm bắt được các xu hướng tại một thị trường non trẻ như Việt Nam.
Theo Vietstock
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,528.60 | 5,028.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,595.20 | 4,095.20 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,679.10 | 13,179.10 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,746.50 | 1,346.50 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 98
- Truy cập hôm nay: 5418
- Lượt truy cập: 8832740