Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Giá dầu tăng “đánh thức” Nga
2010-02-18 10:25:08

Kể từ giữa năm 2008, thị trường chứng khoán Nga đã theo sát diễn biễn của giá dầu với công thức chỉ số RTS Index bằng 20 lần giá dầu.

Vì cả tỷ số P/E lẫn lợi nhuận đều phụ thuộc chặt chẽ vào giá dầu, công thức ấy cũng có cái lý của nó.

 

Giá dầu bình ổn hơn sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn mới về Nga như một quốc gia tăng trưởng nhanh mà vay nợ lại ít. Nếu dầu giữ ở gần mức giá này, tới cuối năm nay chỉ số RTS sẽ đạt mốc 2.000, tức là tăng 30% so với hiện tại và thấp hơn 20% so với đỉnh.

 

Thứ nhất, cả chứng khoán lẫn đồng bản tệ đều rẻ. Với giá dầu đứng ở mức 70 đôla/thùng, P/E năm 2010 được dự báo là 8,4 còn P/B là 1,1. Cổ phiếu Nga đang được giao dịch với mức giá rẻ hơn 20-30% so với các thị trường mới nổi khác.

 

Tuy vậy không phải lúc nào cũng được như thế; đã có lúc chỉ số P/E lên tới 13. Đồng rúp có giá chỉ bằng 2/3 sức mua tương đương của nó tính theo giá trị hợp lý trong khi quốc gia này có thặng dư tài khoản vãng lai lớn.

 

Nga rất giàu tiềm năng tăng trưởng vì mức độ phổ cập của phần lớn hàng hóa dịch vụ chưa bằng một nửa Tây Âu; cho vay thế chấp mua nhà chỉ chiếm 3% GDP và chỉ 20% dân số có ô tô.

 

Những công ty biết nắm bắt cơ hội đã có được phần thưởng xứng đáng khi nước Nga nay là thị trường di động, bia và hàng điện tử lớn nhất Châu Âu.

 

Đất nước bạch dương cũng là nơi dự trữ nhiều tài nguyên nhất thế giới giúp doanh nghiệp Nga hưởng lợi nhờ số hàng hóa cơ bản khổng lồ được định giá thấp hơn nhiều so với quốc tế.

 

Doanh nghiệp Nga có lợi nhuận cao, ROE tiền khủng hoảng gần 20% và hiện nay ước tính khoảng 16%. Đó là một trong những nền tảng cho sự tăng trưởng ấn tượng suốt thập kỷ qua khi chứng khoán Nga tăng 8 lần, mức cao nhất trong các thị trường lớn.

 

Trái ngược với những câu chuyện đáng sợ thường nghe thời khủng hoảng, nợ của Nga vẫn thấp.

 

Nợ chính phủ và hộ gia đình đều dưới 10% GDP, tín dụng khoảng 395 GDP, và trong một nghiên cứu gần đây của McKinsey về bong bóng tín dụng toàn cầu, nước Nga nổi bật với tỷ số nợ trên GDP cực thấp (71%), một nửa trong số đó là với Trung Quốc còn một phần tư với các nước phát triển.

 

Nhờ đó Nga sẽ không bị cầm chân bởi quá trình giảm nợ như các quốc gia khác.

 

Trong bối cảnh tương đối thuận lợi ấy, có thêm một chất xúc tác trợ giúp thêm cho thị trường này trong năm 2010, đó là lạm phát thấp. Lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ, lạm phát giảm xuống một con số trong thời gian dài.

 

Từ 13% năm 2008, lạm phát giảm xuống 9% năm 2009 và hiện đang ở mức 6%. Do đó chính phủ có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất, năm nay, lãi suất được dự báo sẽ hạ thêm 1,5%.

 

Tăng trưởng nhờ thế được củng cố: năm 2010, tín dụng sẽ tăng trưởng 20%, GDP tăng trưởng 5% và lợi nhuận tăng trưởng 41%.

 

Có nhiều lý do nữa làm viễn cảnh phía trước thêm xán lạn.

 

Chương trình hiện đại hóa được cả Tổng thống Medvedev và Thủ tướng Putin thúc đẩy đã tạo ra một nền kinh tế đa dạng hơn, một ngành tư pháp mạnh hơn và một chính quyền hiệu quả hơn.

 

Nga đang chuyển dần sang thị trường các nước phương Đông với việc xây dựng thêm đường ống và cơ sở hạ tầng trong khi quan hệ với phương Tây dần được cải thiện.

 

Những lời phản biện thường tập trung vào vấn đề minh bạch, tài chính doanh nghiệp và tham nhũng.

 

Về vấn đề minh bạch, môi trường kinh doanh đã thay đổi sâu sắc trong vài năm trở lại đây khi doanh nghiệp Nga áp dụng các tiêu chuẩn kế toán và minh bạch quốc tế.

 

Về tài chính doanh nghiệp, nhiều vụ “điểm” như Mechel, Vimpelcom hay Uralkali đã được giải quyết thỏa đáng. Hơn nữa, trong một thế giới của những Madoff và Enron, các nước khác có lẽ cũng chẳng hơn gì Nga.

 

Tham nhũng vẫn là yếu tố kìm hãm tăng trưởng, tuy vậy, chính phủ đang cố hết sức để giải quyết vấn nạn này.

 

Nỗi lo về một cuộc Chiến tranh lạnh mới có lẽ chỉ còn trong tưởng tượng khi mà định hướng thị trường của Nga đã rõ ràng. Giới đầu tư lại càng an tâm hơn khi Ukraine đã có một chính phủ mới và Mỹ dần mềm dẻo hơn.

 

Vấn đề chính làm đau đầu nhà đầu tư là giá dầu, khi mà đồng rúp, ngân sách và lợi nhuận đều phụ thuộc nặng nề vào yếu tố này.

 

Thị trường căng thẳng nếu giá dầu xuống dưới 60 đôla/thùng và nếu con số này phá dưới ngưỡng 40 đôla, toàn bộ nền kinh tế trở nên mong manh.

 

Hiện nay ít ai cho rằng giá dầu sẽ thấp được đến vậy, tuy vậy, đó vẫn là rủi ro chính trong năm tới.

 

Theo Hoàng Sơn

Dân Trí/Businessweek





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 192
  • Truy cập hôm nay: 4430
  • Lượt truy cập: 8597412