Hôm thứ Hai, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, chi tiêu của người dân trong tháng 12/2009 đã tăng 0,2%, sau khi tăng 0,7% trong tháng 11/2009. Như vậy, tổng mức chi tiêu của người dân trong năm 2009 đã giảm 0,4%.
Trong khi đó, tổng mức thu nhập trong tháng 12 năm ngoái đã tăng 0,4%, sau khi tăng 0,5% trong tháng 11/2009. Tính chung năm 2009, tổng mức thu nhập của người dân đã giảm 1,4%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1938.
Cùng ngày, Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành sản xuất trong tháng 1/2010 đã tăng lên 58,4 điểm - cao hơn so với mức dự báo 55,5 điểm của giới phân tích, từ mức 54,9 điểm trong tháng 12/2009. Như vậy, đây là tháng tăng điểm thứ sáu liên tiếp của chỉ số này.
Cũng trong ngày 1/2, tập đoàn năng lượng ExxonMobil công bố lợi nhuận quý 4/2009 giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 6,05 tỷ USD, tương đương 1,27 USD/cổ phiếu, từ mức 7,82 tỷ USD (1,54 USD/cổ phiếu). Doanh thu của hãng tăng 6% lên 89,84 tỷ USD. Kết quả kinh doanh của ExxonMobil đã vượt dự báo của giới phân tích.
Lực cầu mạnh vào thị trường
Mở cửa với mức tăng trên 0,5% giá trị, ba chỉ số chứng khoán sau đó liên tục có những đợt tăng vững chắc với nhiều thông tin hỗ trợ. Thông tin chỉ số ISM ngành công nghiệp tăng vượt dự báo đã thúc đẩy thị trường khởi sắc. Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh của Exxon Mobil khả quan đã giúp khối năng lượng có phiên bứt phá, qua đó góp sức vào đà tăng của thị trường.
Ngoài ra, với mức giảm điểm khá mạnh tuần trước đó và tháng 1, lực gom mua cổ phiếu giá rẻ cũng được nhiều nhà đầu tư thực hiện. Sức mua của thị trường phiên này tỏ ra khá vững, song song với những đợt lên điểm không đột ngột với đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
Điểm đáng chú ý là sau nhiều tháng, ngưỡng giá trị của các chỉ số chứng khoán đã ở mức cao nhất khi đóng cửa ngày giao dịch. Điều này cho thấy lực gom mua khá mạnh và không đơn thuần chỉ là phiên phục hồi kỹ thuật.
Cổ phiếu khối năng lượng nổi trội với mức tăng 3% của chỉ số S&P Năng lượng, trong đó cổ phiếu Exxon Mobil lên 2,73%, cổ phiếu Chevron tăng 1,98%.
Mức tăng điểm nổi bật hơn cả thuộc về cổ phiếu khối công nghiệp và khai thác mỏ khi lên 6,1%, những cổ phiếu dẫn đầu trong khối này là Alcoa (4,95%), U.S. Steel Corp (6,5%).
Trong 30 cổ phiếu thuộc Dow Jones, 26 cổ phiếu đã lấy lại đà tăng điểm, trong đó mức tăng lớn nhất thuộc về khối công nghiệp, năng lượng, tài chính… Các cổ phiếu American Express, Bank of Ảmerica, JPMorgan Chase đạt mức tăng từ 1,45% - 1,9%.
Về khối công nghệ, sau khi có tháng giảm điểm mạnh trước đó, phiên đầu tháng 2, khối này cũng đã phục hồi trở lại, cổ phiếu Apple tăng 1,4%, cổ phiếu Qualcomm nhích 1,5%, cổ phiếu IBM tiến thêm 1,9%.
Thanh khoản trên sàn New York suy giảm khi chỉ đạt 1,04 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 4 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh đạt 2,22 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 17 cổ phiếu lên điểm thì có 10 cổ phiếu giảm điểm.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chứng khoán Mỹ ngày 1/2 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 1/2: chỉ số Dow Jones tăng 118,2 điểm, tương đương 1,17%, chốt ở mức 10.185,53.
Chỉ số Nasdaq lên 23,85 điểm, tương đương 1,11%, chốt ở mức 2.171,2.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 15,32 điểm, tương ứng 1,43%, đóng cửa ở mức 1.089,19.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Ba: Công bố doanh số nhà chờ bán; công bố doanh số bán ôtô.
Thứ Tư: ADP công bố báo cáo về tình trạng cắt giảm việc làm của khối doanh nghiệp tư nhân; công bố chỉ số ISM ngành dịch vụ; Pfizer, Time Warner, Cisco và Visa công bố kết quả kinh doanh.
Thứ Năm: Công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; số đơn đặt hàng từ các nhà máy.
Thứ Sáu: Aetna và Tyson Foods công bố kết quả kinh doanh.
Nhiều thị trường chứng khoán châu Á khởi sắc
Ngày 1/2, chứng khoán châu Á đã có diễn biến tích cực hơn khi nhiều thị trường đã khởi sắc trở lại.
Phiên giảm điểm mạnh cuối tuần trước của chứng khoán thế giới đã không còn tác động mạnh tới diễn biến của thị trường chứng khoán khu vực phiên đầu tháng 2. Sự phục hồi nhẹ của chứng khoán Nhật, Hồng Kông, Hàn Quốc và Ấn Độ đã mở ra hy vọng đợt giảm điểm đang đi vào giai đoạn cuối.
Lo ngại chính sách thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc sẽ tác động tới đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, tiếp tục tạo áp lực lên thị trường chứng khoán Trung Quốc nói riêng và khu vực nói chung.
Chỉ số Shanghai Composite đã mất 47,93 điểm, tương đương -1,6%, chốt ở mức 2.941,36. Mức giảm mạnh hơn 1% cũng xuất hiện ở thị trường Australia và Đài Loan. Đáng chú ý là chỉ số Hang Seng của Hồng Kông - vốn có diễn biến khá sát với chỉ số Shanghai Composite - phiên này đã đi lên, đạt mức tăng 0,61%.
Tại Hàn Quốc, chỉ số KOSPI đã tăng nhẹ vào cuối ngày giao dịch với biên độ 0,25%, chốt ở mức 1.606,44. Nhiều cổ phiếu blue-chip có sức ảnh hưởng tới thị trường đã lên điểm, trong đó cổ phiếu Hyundai tiến thêm 2,65%, cổ phiếu Kia nhích 5,63%, cổ phiếu Hynix Semiconductor tăng 1,54%.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này giảm 0,3% xuống 116,44 điểm. Như vậy, chỉ số này đã giảm hơn 10% giá trị sau khi Trung Quốc và Ấn Độ đưa ra yêu cầu nâng dự trữ bắt buộc của ngân hàng thương mại.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,52%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 0,22%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam lên 1,04%. Chỉ số ASX của Australia hạ 1,13%. Chỉ số BSE của Ấn Độ nhích 0,34%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật lên 0,07%.
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,481.20 | 4,981.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,555.90 | 4,055.90 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,552.80 | 13,052.80 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,754.60 | 1,354.60 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 388
- Truy cập hôm nay: 7673
- Lượt truy cập: 8827303