Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Chọn ngành đánh sóng
2010-01-21 15:04:25




Nhóm CP bất động sản (BĐS) luôn là ưu tiên số một của đại đa số NĐT nói chung và khối ngoại nói riêng. Đây là nhóm CP có mức vốn hóa lớn, tính thanh khoản cao, biến động giá nhiều và là ngành để có lợi nhuận đột biến từ việc định giá lại đất đai hoặc bán dự án; đa phần đều có quỹ đất lớn và dự án đang triển khai.

Đặc biệt, không ít CP trong nhóm ngành này còn có thông tin hỗ trợ tích cực như (DIG và HAG) với kế hoạch mua 4-5 triệu CP quý, hay NTL có kế hoạch chia thưởng 1:1 (lấy ý kiến tại ĐHCĐ trong tháng 3). Nhóm CP ngành BĐS được dự báo sẽ có nhiều sóng nhất trong năm 2010.

CP ngành thép trong năm 2009 có biến động mạnh hơn mức trung bình của thị trường, nhưng vẫn thấp hơn ngành BĐS. Sóng ngành thép đã tăng mạnh trong quý II và quý III do nhiều DN có doanh thu và lợi nhuận đột biến nhờ hưởng lợi từ nguồn nguyên liệu giá rẻ.

Theo dự báo của nhiều chuyên gia, ngành thép sẽ có một số khó khăn trong năm 2010 do giá đầu vào tăng, nhu cầu giảm. Dù vậy, trong quý I này, ngành thép vẫn được hưởng lợi từ việc giá thép tăng trong khi lượng hàng tồn kho giá rẻ còn nhiều.

Hơn nữa khi việc cho vay lại của các ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho nhiều dự án bất động sản được triển khai và kích thích nhu cầu thép trên thị trường. Như vậy, có nghĩa BĐS ấm lên thép sẽ ăn theo. Do vậy, trong năm 2010 sẽ có nhiều đợt sóng của CP ngành thép, trước mắt là trong tháng 1 và tháng 3 hoặc tháng 4.

Các DN khai thác và chế biến mủ cao su tiếp tục được hưởng lợi từ sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên vẫn đang khả quan, khi một số nước xuất khẩu lớn khác ảnh hưởng tiêu cực từ khí hậu như Thái Lan và Malaysia, khiến nguồn cung trên thế giới bị giảm sút.

Thêm vào đó, giá bán đã tăng đáng kể so với thời điểm đầu năm 2009 nhờ sự phục hồi của giá dầu.

Chi phí hoạt động của các công ty khai thác mủ cao su thiên nhiên khá ổn định (phụ thuộc nhiều vào giá nhân công) nên việc khai thác mủ cao su có giá bán cao sẽ mang lại tỷ lệ lợi nhuận tốt hơn so với đầu năm 2009.

Nhu cầu cũng như giá bán được dự đoán sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2010, nên các DN khai thác mủ như DPR, TRC, HRC trong những tháng đầu năm 2010 sẽ có triển vọng lợi nhuận tốt so với cùng kỳ năm 2009.

Ngược lại lợi nhuận của những DN sử dụng mủ cao su như DRC và CSM sẽ ít khả năng tăng trưởng đột biến như quý II/2009 do nguyên liệu cao su không còn rẻ như trước.

Lợi nhuận ngành ngân hàng vẫn dựa chủ yếu vào lãi suất tín dụng (do lợi nhuận từ dịch vụ chưa đa dạng), nhiều ngân hàng đã gặp không ít khó khăn vào thời điểm cuối năm 2009.

Mặc dù lãi suất cơ bản đã được nâng lên mức 8%/năm nhưng vốn huy động vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Lãi suất huy động liên tục được giữ ở mức sát trần cho phép 10,5%/năm đã phản ánh sự mất cân bằng trong luân chuyển dòng tiền của hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, lợi nhuận của nhóm CP ngân hàng sẽ không có nhiều biến động.

Trong ngắn hạn CP ngân hàng khó tạo được những đợt sóng lớn trên thị trường, nên thích hợp với NĐT không thích rủi ro và chỉ yêu cầu mức lợi nhuận vừa phải. Mặt khác, do vốn lớn, cổ phiếu ngân hàng có mức thanh khoản cao, thích hợp cho các NĐT lớn và dài hạn. Thế nhưng, khi cơn khủng hoảng kinh tế thực sự qua đi, nền kinh tế vực dậy, ngân hàng có khả năng trở thành một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận.

Dự báo nhóm CP ngành thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong những tháng đầu năm do những quy định về quản lý hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp (IUU) của EU có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.

Tuy vậy, theo phân tích của nhiều chuyên gia, sẽ có 2 đợt sóng cho nhóm CP này. Đợt sóng đầu tiên sẽ diễn ra trong những tháng đầu năm nhằm đón đầu kết quả kinh doanh quý IV/2009.

Các DN có thị phần chính không phải là thị trường EU như MPC, ANV, AMM, AGP sẽ có lợi thế hơn những DN khác trong 2 quý đầu năm.

Dù đưa ra những phân tích dự báo trên, nhưng theo khuyến cáo chung của các CTCK, giá CP luôn biến động trong ngắn hạn, do vậy thời điểm mua của NĐT mới đóng vai trò quyết định lợi nhuận ngắn hạn. NĐT nên sử dụng các công cụ hỗ trợ khác như phân tích thông tin vĩ mô, diễn biến kinh tế quốc tế, phân tích kỹ thuật để chọn thời điểm mua vào hợp lý.

Nguồn: cafef.vn




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,524.805,024.80
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,592.104,092.10
100g ABC Bullion Bar
14,669.2013,169.20
1kg ABC Bullion Silver
1,741.701,341.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 149
  • Truy cập hôm nay: 5707
  • Lượt truy cập: 8825337