Dù chưa thực sự rõ nét, nhưng đây cũng được xem là một tín hiệu vui cho thị trường BĐS trong nước.
Nhiều cơ hội
Từ thời điểm 2 nhà đầu tư người Việt Nam chi 900.000USD (gần 19 tỷ đồng) để mua thị trấn Buford ở bang Wyoming, Hoa Kỳ, câu chuyện về các nhà đầu tư Việt đầu tư BĐS ở nước ngoài bắt đầu được chú ý. Tuy nhiên, làn sóng các nhà đầu tư Việt Nam tìm mua BĐS ở nước ngoài đã manh nha từ trước đó khá lâu.
Một thống kê của Coldwell Banker Singapore cho thấy, trong năm 2010 tỷ lệ người Việt mua nhà ở Singapore chiếm đến 3,2% các giao dịch BĐS của đảo quốc này. Làn sóng đầu tư của người Việt tại Hoa Kỳ cũng xuất hiện với đại diện tiêu biểu là Thuduc House. Doanh nghiệp này đang triển khai dự án liên doanh BĐS tại Hoa Kỳ từ tháng 2-2009 với sự tham gia của 2 đối tác Hoa Kỳ là California Newland Ventures LLC và Nature Coast Horries of Central Florida LLC, với tổng vốn đầu tư 6 triệu USD (trong đó Thuduc House chiếm 50% vốn).
Cuối năm 2013, báo cáo của Savill Việt Nam cũng chỉ ra, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu trong việc đầu tư vào BĐS Lào với 32% thị phần, kế đó mới đến Thái Lan với 27%, Trung Quốc 24%, Hàn Quốc 4%... Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, cho đến nay có khoảng 29 dự án đầu tư của Việt Nam được cấp phép đầu tư sang Lào với trị giá khoảng 18,9 triệu USD.
Những dự án này, phần lớn do các doanh nghiệp ở TPHCM đầu tư, thuộc nhiều lĩnh vực. Myanmar cũng là quốc gia đang thu hút được sự chú ý của nhiều doanh nghiệp trong nước, trong đó Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là tên tuổi nổi bật với việc khởi công khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center tại thành phố Yangon, Myanmar.
Theo ông Tống Văn Nga, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội BĐS Việt Nam, sở dĩ các doanh nghiệp nước ta đầu tư ra nước ngoài là theo lực hút của lợi nhuận. Trong khi BĐS trong nước đang trầm lắng, kém hấp dẫn và dường như ngày càng chật hẹp, thì nơi nào có nhiều lợi nhuận sẽ thu hút các nhà đầu tư đến.
Những thị trường như Lào, Myanmar... đang hút đầu tư bằng nhiều chính sách ưu đãi có lợi cho doanh nghiệp của Việt Nam. Kinh doanh BĐS ở nước ngoài tốt cũng sẽ giúp bán được nhiều sản phẩm, nguyên liệu của chúng ta sang đó, như vật liệu, đồ điện, đồ nội thất...
Hướng đi mới
Một trong những động lực khiến các nhà đầu tư trong nước quyết định “mang chuông đi đánh xứ người” bất chấp một số rào cản về thủ tục là sự cởi mở của các nước đối với nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời giá cả BĐS đang xuống thấp. Tại Anh, nếu người nước ngoài mua nhà giá từ 1 triệu bảng trở lên sẽ được cấp visa thường xuyên vào Anh. Khách hàng ngoại quốc mua nhà từ 2 triệu bảng trở lên và sau 4 năm vẫn giữ không chuyển nhượng sẽ được xem xét nhập quốc tịch Anh.
Giá nhà đất ở Hoa Kỳ đã giảm đến mức thấp nhất và đây là cơ hội tốt để có thể sở hữu BĐS ở đất nước này. Còn tại Australia, theo chia sẻ của ông Ron Cross, Tổng giám đốc Tập đoàn Park Trent, tại hội thảo về BĐS Australia gần đây, việc mua một căn nhà tại Australia lúc này là khá dễ dàng và không có nhiều hạn chế về mặt pháp lý.
Hiện nay, Chính phủ Australia đang có nhiều chính sách ưu đãi để khuyến khích đầu tư, bao gồm các ưu đãi về chính sách nhập cư cho người nước ngoài, ưu đãi thuế, cho vay vốn mua nhà tại các ngân hàng Australia và một số ưu đãi dịch vụ khác… Lãi suất vay mua nhà tại Australia chỉ là 4,85%/năm với mức ký quỹ thấp, chỉ khoảng 20% giá trị căn hộ.
Trên thực tế, tất cả những điều này đã mở ra một cánh cửa mới cho các nhà đầu tư khi thị trường BĐS trong nước dường như ngày càng trở nên chật hẹp và khó khăn hơn bao giờ hết. Chính ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, cũng từng thừa nhận nếu năm 2007 không mạnh tay đầu tư sang Lào, sau đó là Campuchia hay mới đây là Myanmar thì bây giờ chỉ còn biết ngồi bó gối vì kinh tế trong nước đang vô cùng khó khăn, đặc biệt BĐS đóng băng triền miên.
Nhiều chuyên gia cũng khẳng định, đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là những thị trường tiềm năng, giá nhà rẻ, chính sách cởi mở sẽ trở thành xu hướng “nóng” trong tương lai.
Tuy nhiên, do những hạn chế chung trong việc đầu tư ra nước ngoài, các nhà đầu tư BĐS cũng gặp phải nhiều khó khăn. Các quy định của pháp luật Việt Nam không cấm cá nhân người Việt Nam sở hữu BĐS ở nước ngoài, nhưng chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam lại chưa rộng đường cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mang tiền ra nước ngoài mua nhà.
Với những quy định trong Pháp lệnh về ngoại hối, việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để mua nhà hoàn toàn không khả thi. Đã có nhiều trường hợp khách hàng Việt Nam đặt cọc mua nhà, nhưng không thể thực hiện được các thủ tục khác dẫn đến việc mất trắng tiền đặt cọc. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc thiếu thông tin cũng đang trở thành một rào cản không nhỏ khiến việc hợp tác hay đầu tư tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Đầu Tư Tài Chính
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,232.30 | 4,832.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,349.60 | 3,969.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,939.00 | 12,839.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,695.50 | 1,345.50 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 97
- Truy cập hôm nay: 1956
- Lượt truy cập: 8582799