Xuất hiện và gây ấn tượng với tòa nhà cao nhất Việt Nam, nhưng cũng chính từ đây, thương hiệu Keangnam Vina lại gây “đình đám” về hành vi chuyển giá nhằm trốn khoản thuế gần 100 tỷ đồng với khoảng chuyển giá 1.220 tỷ đồng; Gây bức xúc và bị hàng loạt cư dân khởi kiện ra tòa vì những bất cập trong các hợp đồng mua bán căn hộ tại Tòa nhà Keangnam Vina… Tuy nhiên, đáng quan tâm hơn cả là qua hoạt động của đại gia bất động sản này, đã lộ dần ra những “lỗ hổng” pháp lý và quản lý…
Dấu hiệu chuyển giá
Chống chuyển giá tại các doanh nghiệp FDI đang được ngành thuế Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ. Về việc này, trên công luận, Luật sư Trương Thanh Đức (Đoàn LS Hà Nội) có cách nhận định và nêu vấn đề đang được dư luận quan tâm: “Chống chuyển giá đối với doanh nghiệp FDI là một động thái đã được các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng như dư luận nhắc đến từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, thực tế, công việc này vẫn giẫm chân tại chỗ. Theo tôi, nguyên nhân của tình trạng trì trệ này về cơ bản do sự vào cuộc thiếu quyết liệt của cơ quan thuế. Rất nhiều vụ việc có thể nhìn khá rõ hành vi trốn thuế của doanh nghiệp nhưng không hiểu vì sao thanh tra thuế vẫn không tìm thấy gì? Dư luận đang đặt câu hỏi liệu có sự bắt tay của các cán bộ thanh tra thuế đối với doanh nghiệp hay không?
Ngoài nhiều hình thức chuyển giá ai cũng biết, hiện tượng chuyển giá của doanh nghiệp FDI đối với phương thức “tang” lãi vay để giảm mức lợi nhuận về 0% hoặc thậm chí lỗ không phải vấn đề xa lạ. Rất nhiều người không cần là chuyên gia về thuế cũng có thể nhận thấy sơ hở này từ cả chục năm nay nhưng không thấy cơ quan nào vào cuộc. Lấy ví dụ vụ việc dự án tổ hợp Keangnam Vina đã ký hợp đồng vay vốn từ ngân hàng Kookmin Bank (một ngân hàng trong cùng tập đoàn). Với lãi suất trung bình khoảng 12% mỗi năm chi phí vay lên tới trên 2.000 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi suất vay vốn bằng USD tại Việt Nam trong thời gian gần đây chỉ dao động trong khoảng từ 5 – 7% mỗi năm.
Hành động này, cơ quan thuế của Việt Nam có thể dễ dàng nhìn thấy dấu hiệu chuyển giá. Vậy mà việc phanh phui có thể xem như một kỳ tích của ngành thuế thì mới thật là lạ. Rõ ràng mức lãi vay quá lớn như vậy thật vô lý. Tại sao chiêu lách luật trốn thuế này rất lộ liễu mà phải đến tận bây giờ mới bị phát hiện?
Để so sánh với khu vực doanh nghiệp trong nước có thể thấy, rất nhiều daonh nghiệp nội phải vay với lãi suất thực bằng VND rất cao. Tuy nhiên, cơ quan thuế lại khống chế mức trần lãi suất vay khiến khó có doanh nghiệp nào có thể vay được tiền. Trong khi, việc tính toán lãi vay giữa VND và ngoại tệ hoàn toàn có thể kiểm soát được như nhau…
Từ cách tính toán về lãi suất vay cho chi phí của doanh nghiệp đến câu chuyện “lỗ hổng” trong chống chuyển giá có thể thấy, cơ quan thuế có cách kiểm soát bất hợp lý. Chỗ đáng làm chặt đối với doanh nghiệp FDI thì không làm, còn đối với doanh nghiệp trong nước lại chặt quá mức. Không biết có phải do doanh nghiệp trong nước thì dễ “bắt nạt” còn doanh nghiệp FDI thì “nể” không?”.
Như vậy, điều có ý nghĩa nhất sau việc phát hiện một danh sách các đối tượng bị nghi vấn chuyển giá, giao dịch liên kết, trốn thuế lớn nhất trong cuộc điều tra chống chuyển giá hiện nay của ngành thuế gồm: Coca-Cola, Metro, Adidas, đại gia bất động sản Keangnam Vina, là phải tìm ra những lỗ hổng pháp lý và quản lý “giúp” các doanh nghiệp có thể lọt qua.
Có thể thấy điều này qua trường hợp của Keangnam Vina khi chủ đầu tư tòa nhà cao nhất Việt Nam – Keangnam Vina đã buộc phải thừa nhận vi phạm chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng. Với tổng giá trị bị điều chỉnh lớn như vậy, toàn bộ số lỗ mà Cty TNHH một thành viên Keangnam Vina, 100% vốn Hàn Quốc khai báo phát sinh 2007, 2007 – 2011 đã hiển nhiên giảm hết.
“Nghệ thuật” của Keangnam Vina
Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina sau 5 năm vào Việt Nam luôn liên tục báo lỗ. Tính tới năm 2011, khi tòa nhà bắt đầu vận hành, với doanh thu đạt trên 5.200 tỷ đồng, Công ty này vẫn báo lỗ 140 tỷ đồng. Đồng thời, bằng những dàn xếp về giá vốn xây dựng, một khoản lợi nhuận kếch xù đã được Keangnam Vina chuyển về Hàn Quốc. Ngay trong năm 2012, chủ đầu tư tòa nhà cao nhất Việt Nam vẫn còn dọa cắt điện, cắt thang máy của cư dân, rồi tuyên bố sẽ trả lại tòa nhà cho TP Hà Nội vì lỗ.
Bằng sự vào cuộc của ngành thuế, mới đây, Keangnam Vina đã buộc phải thừa nhận vi phạm chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng. Và từ đó, những mánh lới chuyển giá đã lần lượt được phơi bày.
Keangnam Vina đã ký hợp đồng “chìa khóa trao tay” với Công ty Keangnam Enterprise là một thành viên cùng công ty mẹ để làm tổng thầu EPC. Keangnam Enterprise không chỉ đảm nhiệm việc khảo sát, thiết kế dự án, cung cấp thiết bị máy móc, thi công xây dựng mà còn cung cấp cả dịch vụ tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay cho Keangnam Enterprise này đã được chủ đầu tư Keangnam Vina chi trả tới 30 triệu USD, tương đương hơn 485 tỷ đồng. Phí dịch vụ sắp xếp nguồn vay lên tới 20 triệu USD, chi phí tư vấn quảng cáo, tư vấn cấp quyền sử dụng đất, cấp giấy phép đầu tư cũng lên tới vài triệu USD. Khoản lãi vay, chi phí tài chính đã được hạch toán là 2.030 tỷ đồng!
Một khoản lợi nhuận kếch sù đã được Keangnam Vina chuyển về Hàn Quốc mà “nghệ thuật kinh doanh” chính là những dàn xếp về giá vốn xây dựng, nâng khống đầu vào. Trong khi đó, trên sổ sách, trong khi chủ đầu tư Keangnam Vina thua lỗ liên tục, không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì tổng thầu EPC Keangnam Enterprise ở Hàn Quốc hưởng khoản lợi nhuận không thể gọi là nhỏ do chỉ phải nộp thuế nhà thầu cho Việt Nam, thấp hơn nhiều so với việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25 – 28%.
Đáng chú ý là Dự án ban đầu chỉ thiết kế hơn 40 tầng, nhưng sau đó, đã được điều chỉnh thành 72 tầng. Vào thời điểm năm 2008, giá căn hộ tại đây được rao bán với mức giá cao kỷ lục: 3000 USD/m2, tức khoảng 60 – 80 triệu đồng/m2. Tính trung bình, mỗi căn hộ tại đây được bán với giá 6 – 8 tỷ đồng, có căn tới 7 – 8 tỷ đồng. Thấy rõ, Keangnam Vina đã lãi lớn trong hoạt động bán căn hộ cao cấp. Đoàn thanh tra của ngành thuế xác định, chi phí giá vốn xây dựng cho khu căn hộ này chỉ chiếm 33% trong tổng gói giá trị hợp đồng EPC trên. Doanh thu bán căn hộ khoảng 3.500 tỷ đồng. Keangnam Vina bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho mảng kinh doanh bán căn hộ lên tới 95,2 tỷ đồng.
Doanh thu tuy lớn nhưng lợi nhuận phải … âm, đó là có thể nói là “bài toán” mà Keangnam Vina đã “giải” bằng các chiêu thức riêng đó để đạt mục đích mà ai cũng biết: Không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với Việt Nam. Một diễn biến khác, đó là “màn” đối phó với khoản vay 400 triệu USD từ ngân hàng Kookmin Bank (một ngân hàng trong cùng tập đoàn). Đó là, mức lãi suất của khoản vay ban đầu được kê khai tới 12%/năm, cao hơn nhiều mức lãi suất vay USD của các ngân hàng Việt Nam thời điểm đó, khiến tổng mức chi trả cho lãi vay lên tới 2.030 tỷ đồng.
Tuy nhiên, khi biết đoàn thanh tra thuế đến làm việc, thì ngay trước thời điểm bị thanh tra, khoản vay này đã được chủ đầu tư tự khai hạ thấp lãi suất xuống còn 5 – 7%, vì thế đã không bị phạt về hành vi chuyển giá. Sau thanh tra, cơ quan thuế xác minh loại trừ tất cả những khoản chi phí đầu vào bất hợp lý. Tổng giá trị hợp đồng EPC từ mức 871 triệu USD thực chất chỉ còn 699 triệu USD.
Kết quả đợt thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng tại 122 doanh nghiệp FDI thuộc 23 địa phương trên cả nước (giai đoạn từ năm 2007 đến 2012) của Tổng cục Thuế đã cho thấy một đặc điểm chung: Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi nhưng đã kê khai lỗ hoặc lợi nhuận rất thấp để trốn thuế.
Còn trước đó, ngành thuế cũng đã tổng rà soát kết quả kinh doanh những năm gần đây đối với 5.531 doanh nghiệp FDI. Và kết quả là: có 3.175 doanh nghiệp lỗ lũy kế trong nhiều năm liền. Trong khi đó, tốc độ tăng doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp này vẫn cao và hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục được mở rộng, ngay cả khi số lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu. Đó là một nghịch lý!...
Và nghịch lý lại trở thành vô lý đến khó hiểu trong nhiều trường hợp, như Coca Cola đang thống lĩnh thị trường đồ uống tại Việt Nam, doanh số tăng vọt theo từng năm, nhưng Coca Cola chưa từng đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào tại Việt Nam, mà liên tục khai lỗ.
Bây giờ thì cũng với Keangnam và Coca Cola, những cái tên như Adidas, Metro, Cash&Carry… cũng đã được ngành thuế đưa vào danh sách những doanh nghiệp FDI có nghi vấn trốn thuế. Tuy nhiên, đến nay, cơ quan chức năng cũng mới chỉ phát hiện Keangnam Vina đã có những hành vi phạm luật!
GS Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Cách đây 3 – 4 năm mình đặt ra nghi vấn chuyển giá với Coca Cola, Keangnam… đáng nhẽ chúng ta phải có phản ứng chính sách nhanh nhạy hơn. Từ đó, ngăn chặn các doanh nghiệp FDI khác nếu có ý định chuyển giá. Còn hiện nay việc phát hiện thêm hàng loạt doanh nghiệp FDI chuyển giá, điều này chứng tỏ năng lực phản ứng chính sách của ta còn kém”.
Những “lỗ hổng” về pháp lý và quản lý để lọt những hành vi gian lận trốn thuế, chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đối với các cơ quan quản lý rõ ràng đã tồn tại từ nhiều năm nay. Bây giờ, với kết quả gây “sốc” của đợt thanh tra chống chuyển giá của ngành thuế, một hồi chuông cảnh báo chống chuyển giá, tối thiểu hóa nghĩa vụ nộp thuế và tối đa hóa lợi nhuận đã được gióng lên. Ngân sách Nhà nước không thể tiếp tục thất thu lớn trong khi đất nước đang trải qua thời kỳ hết sức khó khăn, đang cần nguồn vốn ngân sách đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
VOV
http://cafef.vn/thi-truong-dau-tu/keangnam-va-cuoc-thanh-tra-chong-chuyen-gia-2013111608105408711ca43.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 120
- Truy cập hôm nay: 1393
- Lượt truy cập: 8588726