Mua mặt nước để… làm nhà
2013-04-25 09:44:44
Có giàu tưởng tượng đến đâu, những nhà kinh doanh bất động sản cũng không thể ngờ tại một vùng sông nước Cà Mau, mọi giao dịch bất động sản hoàn toàn không có… cục đất nào. Nền nhà là một khoảnh nước mênh mông có giá từ 20 đến 40 triệu đồng. Dĩ nhiên, chuyện giao dịch không thông qua chính quyền và hầu hết người mua, kẻ bán đều không có cục đất chọi chim.
Cục đất chọi chim… chọi đi rồi
Là cửa biển sầm uất nhất ĐBSCL, thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) là nơi tập trung ngư dân từ mọi miền đất nước. Thanh niên trai tráng về đây hành nghề đi biển, giăng câu, bủa lưới. Phụ nữ trẻ em cũng theo về mua bán, làm công cho những chủ vựa cá tôm. Họ bám theo 2.300 con tàu đánh bắt thuỷ sản của thị trấn và trên 4.500 tàu cá từ các tỉnh thường xuyên ra vào cửa biển. Cách đây 30 năm, ông Lê Văn Tư bỏ lại 7 công ruộng tại xã Xỉ Liêu (huyện Gò Quau, tỉnh Kiên Giang) cùng vợ về Sông Đốc sinh sống. Do có nghề câu cá ngát, nên vợ chồng ông Tư sống lênh đênh trên chiếc xuồng câu, tấp vô là bờ, lấy xuồng làm nhà. Những đứa con ông Tư cũng lần lượt ra đời và lớn lên trên chiếc xuồng câu ấy. Năm 1995, ông Tư trở về quê Gò Quau bán 7 công đất mua cái nền dựng nhà tại thị trấn Sông Đốc.
Sau cơn bão số 5 (1997), xuồng câu bị sóng đánh tan tành, căn nhà chỉ còn trơ lại cái nền đất. Ông Tư quyết định bán đất để mua xuồng tiếp tục hành nghề giăng câu. Còn dư một số tiền, ông về “xóm liều”, thuộc khóm 2, thị trấn Sông Đốc mua một mặt nước 4m x 20m với giá 5 triệu đồng dựng lên căn nhà ở. Ông thở dài: “Hồi trước mới có giá đó, còn bây giờ mặt nước như vầy phải đến 20 triệu lận đó. Nước mênh mông vậy nhưng có chủ hết rồi, muốn dựng nhà cao cẳng lên phải sang lại người ta...”. Xa quê hơn 30 năm, nhưng ông Tư chưa bao giờ có ý định quay về. Ông ngậm ngùi: “Bây giờ mình về quê biết làm gì sống vì không còn đất đai, nghề nghiệp. Ở đây dù còn khó khăn, nhưng con cá, con tôm dưới sông cũng còn nuôi mình được hằng ngày”.
Bà Phạm Phương Loan - 44 tuổi, quê Bến Tre, hàng xóm của ông Tư - nghe chuyện than thở: “Mấy rày cái hàng ba của tui nó bị hư mà chưa làm lại được nè”. “Hàng ba” nhà của bà Loan là một khoảng nước trắng tươi, chiếc cầu thang đã mục, con chó phèn đang nằm dài quẫy đuôi. Chỉ khoảnh nước còn trống trước mặt, chị Loan nói vu vơ: “Phải chi có tiền tui mua lại miếng đất này (30 triệu) để dựng lên cái nhà, và làm đường đi cho nó đàng hoàng, để như vầy sợ mấy đứa nhỏ nó chạy tới chạy lui rớt xuống sông chết bất đắc kỳ tử”.
“Xóm liều” bất đắc dĩ
Ông Tư, bà Loan là một trong 360 hộ sống tại “xóm liều cây gòn” thuộc khóm 2, thị trấn Sông Đốc. Cả xóm chẳng có cục đất nào nên họ phải đóng cọc, dựng nhà sàn cách mặt nước hơn 1 mét và cách bờ sông đến vài chục mét. Họ sống biệt lập với những người dân trong bờ. Đến mùa nước nổi, những cư dân “xóm liều ” co ro trong căn nhà của mình. Những vật dụng trong nhà cứ kê nới lên cao, cho đến khi nào không còn kê được nữa họ mới chịu vào bờ.
Ông Hoàng Anh Tuấn - người có hơn 20 năm sống ở xóm này - tóm tắt lịch sử cái xóm có tên rất kỳ cục này: Trước cơn bão số 5 năm 1997, xóm chỉ có hơn 10 căn nhà thôi. Họ chủ yếu là những người không đất, không đủ tiền mua nổi cái nền để cất cái nhà làm chỗ chui ra chui vào. Bỗng dưng sau cơn bão có rất nhiều người không nhà nên họ ra đây sinh sống, rồi thành nên xóm, nên làng như bây giờ. Sở dĩ có tên “xóm liều” vì người dân ở đây liều mạng với sóng nước, với những đợt triều dâng làm trôi hết vật dụng trong nhà.
Theo ông Hoàng Anh Tuấn, ngoài “xóm liều”, ngoài chóp mũi của cửa biển này còn một xóm nữa mà muốn tới chỉ có cách duy nhất là thuê đò. Trả cho anh lái đò dọc 200.000 đồng với điều kiện chờ rước về, phải mất hơn 1 giờ đồng hồ, tôi mới ra tới xóm liều khóm 7, thị trấn Sông Đốc ngoài cửa biển. Toàn bộ xóm này có khoảng chừng 50 hộ gia đình sinh sống, chủ yếu là những trạm thu mua cá, tôm, tiệm tạp hoá, cây xăng và đặc biệt là thu mua đẻn biển.
Anh Nguyễn Văn Công - làm nghề thu mua loại bò sát độc hại nhất của biển này hơn 7 năm - căn dặn: “Các anh không quen nên đừng đụng chạm vào chúng nghen, nó độc lắm đó”. Đẻn biển được các tàu đánh bắt chở vào tập kết ngoài “xóm liều” trước khi được đóng thùng chở vào đất liền lên xe đi xuất khẩu. Theo anh Công, nghề thu mua đẻn biển chỉ thích hợp ở ngoài khơi này thôi, trong đất liền người ta sợ lắm.
Xóm có vài quán nước giải khát kiêm luôn karaoke, quán ăn và có cả bia, rượu. Bà chủ quán tên Chi - năm nay đã ngoài 50 - vừa làm thức ăn vừa kể: “Tôi quê tận miệt Đồng Tháp, cái nghèo đẩy gia đình tôi trôi xuống miệt biển này mưu sinh. Cũng cái nghèo nó đẩy tui sống giữa sông như vầy. Được cái là cả xóm chỉ có vài quán, mình mua bán vui vẻ nên hai bữa cơm qua ngày không phải lo”. Để có một chỗ sống chênh vênh ngoài khơi, xa đất liền như “xóm liều” này không phải dễ. Họ phải mua lại của người khác bởi tất cả đều có chủ hết. Một diện tích mặt nước vừa đủ dựng lên một cái nhà ở “xóm liều” có mức giá từ 40 đến 60 triệu đồng. Để làm được thành cửa, thành nhà cần rất nhiều cây, vừa đóng cọc vừa làm sàn. Theo bà Chi, cũng tròm trèm 100 triệu đồng, bà mới có được nhà ở như hiện tại.
Ở đây mỗi người một hoàn cảnh. Như chị Hồng, chồng chết từ cơn bão số 5, một mình ra ngoài này sinh sống bằng nghề làm móng tay, móng chân cho các chị em phụ nữ. Chị Nguyễn Thị Thanh theo chồng ra đây sinh sống, mang theo đứa con 8 tuổi chưa đến trường bao giờ, suốt ngày chạy tung tăng ngoài cầu thang, leo từ nhà này qua nhà khác. Tôi ái ngại đi dọc theo những chiếc cầu nối liền nhà này qua nhà kia tạo thành xóm và không khỏi nghĩ đến bọn trẻ. Nhưng bà Chi cười vô tư: “Trời ơi, trẻ con té sông là chuyện thường ngày. Té xuống thì có người vớt lên, có gì đâu mà lo”.
Xa lắc chuyện lên bờ
Hai năm trở lại đây, người dân không dám cất nhà ở tại những “xóm liều” nữa, do hầu hết diện tích tăng thêm đều nằm ở những bãi nước sâu, khó xây cất, trong khi giá sang bán mặt nước đã đắt đỏ hơn và chính quyền địa phương cũng ngăn cản, không cho mở rộng những xóm làng chênh vênh sóng nước như vậy nữa. Thật ra, huyện Trần Văn Thời đã có dự án di dời dân từ dưới sông lên bờ từ cách đây 5 năm. Đó là khu tái định cư thuộc khóm 6 của thị trấn.
Ông Từ Văn Hiền - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc - trần tình: “Để người dân sống bờ không ra bờ, sông ra sông, cù lao chẳng phải cù lao như vậy, chúng tôi rất xót. Trước đây chúng tôi có quy hoạch di dời người dân vào bờ một cách an toàn, nhưng hầu hết không chịu di dời do họ không có công ăn việc làm nơi ở mới. Chúng tôi dù có nỗ lực đến đâu cũng chỉ lo được nhà ở cho dân, còn chuyện việc làm, thu nhập hằng ngày không thể chu cấp mãi. Những người dân ở hai “xóm liều” này đã quen bám vào cửa biển, con sông kiếm sống. Lên bờ có nhà ở, nhưng không nghề nghiệp khác nào quẳng họ vào căn nhà rồi đóng sập cửa lại...”.
Tương tự, ông Ngô Minh Chiến - Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời - nói: “Chúng tôi sẽ dành phần đất thích hợp để xây nhà ở xã hội cho người dân không đất, thiếu đất và di dời người dân ở ven sông, xa bờ sông, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tuy nhiên, cái khó hiện tại của chúng tôi là nguồn vốn để xây dựng và tạo công ăn việc làm cho những người dân khi lên bờ. Bởi không có việc làm, không có thu nhập ổn định người dân sẽ khó chấp nhận ở trong những căn nhà xã hội.
Thị trấn Sông Đốc đã được công nhận là đô thị loại IV. Cà Mau đang phấn đấu để thị trấn miền biển này trở thành đô thị loại III (tương đương với thị xã). Những tính toán cho thị trấn trẻ miền ven biển này đang được chú ý đến. Trong quy hoạch, vẫn dành chỗ cho những người sống ở những xóm liều, những cư dân lấn chiếm đê điều làm nhà, mua bán. Dù vậy, tất cả chỉ mới dừng lại ở quy hoạch, dự án. Chuyện “lên bờ” của những cư dân nơi đây xem ra vẫn còn xa lắm!
Là cửa biển sầm uất nhất ĐBSCL, thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) là nơi tập trung ngư dân từ mọi miền đất nước. Thanh niên trai tráng về đây hành nghề đi biển, giăng câu, bủa lưới. Phụ nữ trẻ em cũng theo về mua bán, làm công cho những chủ vựa cá tôm. Họ bám theo 2.300 con tàu đánh bắt thuỷ sản của thị trấn và trên 4.500 tàu cá từ các tỉnh thường xuyên ra vào cửa biển. Cách đây 30 năm, ông Lê Văn Tư bỏ lại 7 công ruộng tại xã Xỉ Liêu (huyện Gò Quau, tỉnh Kiên Giang) cùng vợ về Sông Đốc sinh sống. Do có nghề câu cá ngát, nên vợ chồng ông Tư sống lênh đênh trên chiếc xuồng câu, tấp vô là bờ, lấy xuồng làm nhà. Những đứa con ông Tư cũng lần lượt ra đời và lớn lên trên chiếc xuồng câu ấy. Năm 1995, ông Tư trở về quê Gò Quau bán 7 công đất mua cái nền dựng nhà tại thị trấn Sông Đốc.
Sau cơn bão số 5 (1997), xuồng câu bị sóng đánh tan tành, căn nhà chỉ còn trơ lại cái nền đất. Ông Tư quyết định bán đất để mua xuồng tiếp tục hành nghề giăng câu. Còn dư một số tiền, ông về “xóm liều”, thuộc khóm 2, thị trấn Sông Đốc mua một mặt nước 4m x 20m với giá 5 triệu đồng dựng lên căn nhà ở. Ông thở dài: “Hồi trước mới có giá đó, còn bây giờ mặt nước như vầy phải đến 20 triệu lận đó. Nước mênh mông vậy nhưng có chủ hết rồi, muốn dựng nhà cao cẳng lên phải sang lại người ta...”. Xa quê hơn 30 năm, nhưng ông Tư chưa bao giờ có ý định quay về. Ông ngậm ngùi: “Bây giờ mình về quê biết làm gì sống vì không còn đất đai, nghề nghiệp. Ở đây dù còn khó khăn, nhưng con cá, con tôm dưới sông cũng còn nuôi mình được hằng ngày”.
Bà Phạm Phương Loan - 44 tuổi, quê Bến Tre, hàng xóm của ông Tư - nghe chuyện than thở: “Mấy rày cái hàng ba của tui nó bị hư mà chưa làm lại được nè”. “Hàng ba” nhà của bà Loan là một khoảng nước trắng tươi, chiếc cầu thang đã mục, con chó phèn đang nằm dài quẫy đuôi. Chỉ khoảnh nước còn trống trước mặt, chị Loan nói vu vơ: “Phải chi có tiền tui mua lại miếng đất này (30 triệu) để dựng lên cái nhà, và làm đường đi cho nó đàng hoàng, để như vầy sợ mấy đứa nhỏ nó chạy tới chạy lui rớt xuống sông chết bất đắc kỳ tử”.
“Xóm liều” bất đắc dĩ
Ông Tư, bà Loan là một trong 360 hộ sống tại “xóm liều cây gòn” thuộc khóm 2, thị trấn Sông Đốc. Cả xóm chẳng có cục đất nào nên họ phải đóng cọc, dựng nhà sàn cách mặt nước hơn 1 mét và cách bờ sông đến vài chục mét. Họ sống biệt lập với những người dân trong bờ. Đến mùa nước nổi, những cư dân “xóm liều ” co ro trong căn nhà của mình. Những vật dụng trong nhà cứ kê nới lên cao, cho đến khi nào không còn kê được nữa họ mới chịu vào bờ.
Chị Hồng sống bằng nghề làm móng tay móng chân tại “xóm liều”. |
Ông Hoàng Anh Tuấn - người có hơn 20 năm sống ở xóm này - tóm tắt lịch sử cái xóm có tên rất kỳ cục này: Trước cơn bão số 5 năm 1997, xóm chỉ có hơn 10 căn nhà thôi. Họ chủ yếu là những người không đất, không đủ tiền mua nổi cái nền để cất cái nhà làm chỗ chui ra chui vào. Bỗng dưng sau cơn bão có rất nhiều người không nhà nên họ ra đây sinh sống, rồi thành nên xóm, nên làng như bây giờ. Sở dĩ có tên “xóm liều” vì người dân ở đây liều mạng với sóng nước, với những đợt triều dâng làm trôi hết vật dụng trong nhà.
Theo ông Hoàng Anh Tuấn, ngoài “xóm liều”, ngoài chóp mũi của cửa biển này còn một xóm nữa mà muốn tới chỉ có cách duy nhất là thuê đò. Trả cho anh lái đò dọc 200.000 đồng với điều kiện chờ rước về, phải mất hơn 1 giờ đồng hồ, tôi mới ra tới xóm liều khóm 7, thị trấn Sông Đốc ngoài cửa biển. Toàn bộ xóm này có khoảng chừng 50 hộ gia đình sinh sống, chủ yếu là những trạm thu mua cá, tôm, tiệm tạp hoá, cây xăng và đặc biệt là thu mua đẻn biển.
Anh Nguyễn Văn Công - làm nghề thu mua loại bò sát độc hại nhất của biển này hơn 7 năm - căn dặn: “Các anh không quen nên đừng đụng chạm vào chúng nghen, nó độc lắm đó”. Đẻn biển được các tàu đánh bắt chở vào tập kết ngoài “xóm liều” trước khi được đóng thùng chở vào đất liền lên xe đi xuất khẩu. Theo anh Công, nghề thu mua đẻn biển chỉ thích hợp ở ngoài khơi này thôi, trong đất liền người ta sợ lắm.
Trẻ con ở xóm liều hằng ngày đi lại trên những chiếc cầu như thế này |
Xóm có vài quán nước giải khát kiêm luôn karaoke, quán ăn và có cả bia, rượu. Bà chủ quán tên Chi - năm nay đã ngoài 50 - vừa làm thức ăn vừa kể: “Tôi quê tận miệt Đồng Tháp, cái nghèo đẩy gia đình tôi trôi xuống miệt biển này mưu sinh. Cũng cái nghèo nó đẩy tui sống giữa sông như vầy. Được cái là cả xóm chỉ có vài quán, mình mua bán vui vẻ nên hai bữa cơm qua ngày không phải lo”. Để có một chỗ sống chênh vênh ngoài khơi, xa đất liền như “xóm liều” này không phải dễ. Họ phải mua lại của người khác bởi tất cả đều có chủ hết. Một diện tích mặt nước vừa đủ dựng lên một cái nhà ở “xóm liều” có mức giá từ 40 đến 60 triệu đồng. Để làm được thành cửa, thành nhà cần rất nhiều cây, vừa đóng cọc vừa làm sàn. Theo bà Chi, cũng tròm trèm 100 triệu đồng, bà mới có được nhà ở như hiện tại.
Ở đây mỗi người một hoàn cảnh. Như chị Hồng, chồng chết từ cơn bão số 5, một mình ra ngoài này sinh sống bằng nghề làm móng tay, móng chân cho các chị em phụ nữ. Chị Nguyễn Thị Thanh theo chồng ra đây sinh sống, mang theo đứa con 8 tuổi chưa đến trường bao giờ, suốt ngày chạy tung tăng ngoài cầu thang, leo từ nhà này qua nhà khác. Tôi ái ngại đi dọc theo những chiếc cầu nối liền nhà này qua nhà kia tạo thành xóm và không khỏi nghĩ đến bọn trẻ. Nhưng bà Chi cười vô tư: “Trời ơi, trẻ con té sông là chuyện thường ngày. Té xuống thì có người vớt lên, có gì đâu mà lo”.
Xa lắc chuyện lên bờ
Hai năm trở lại đây, người dân không dám cất nhà ở tại những “xóm liều” nữa, do hầu hết diện tích tăng thêm đều nằm ở những bãi nước sâu, khó xây cất, trong khi giá sang bán mặt nước đã đắt đỏ hơn và chính quyền địa phương cũng ngăn cản, không cho mở rộng những xóm làng chênh vênh sóng nước như vậy nữa. Thật ra, huyện Trần Văn Thời đã có dự án di dời dân từ dưới sông lên bờ từ cách đây 5 năm. Đó là khu tái định cư thuộc khóm 6 của thị trấn.
Ông Từ Văn Hiền - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc - trần tình: “Để người dân sống bờ không ra bờ, sông ra sông, cù lao chẳng phải cù lao như vậy, chúng tôi rất xót. Trước đây chúng tôi có quy hoạch di dời người dân vào bờ một cách an toàn, nhưng hầu hết không chịu di dời do họ không có công ăn việc làm nơi ở mới. Chúng tôi dù có nỗ lực đến đâu cũng chỉ lo được nhà ở cho dân, còn chuyện việc làm, thu nhập hằng ngày không thể chu cấp mãi. Những người dân ở hai “xóm liều” này đã quen bám vào cửa biển, con sông kiếm sống. Lên bờ có nhà ở, nhưng không nghề nghiệp khác nào quẳng họ vào căn nhà rồi đóng sập cửa lại...”.
Tương tự, ông Ngô Minh Chiến - Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời - nói: “Chúng tôi sẽ dành phần đất thích hợp để xây nhà ở xã hội cho người dân không đất, thiếu đất và di dời người dân ở ven sông, xa bờ sông, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tuy nhiên, cái khó hiện tại của chúng tôi là nguồn vốn để xây dựng và tạo công ăn việc làm cho những người dân khi lên bờ. Bởi không có việc làm, không có thu nhập ổn định người dân sẽ khó chấp nhận ở trong những căn nhà xã hội.
Thị trấn Sông Đốc đã được công nhận là đô thị loại IV. Cà Mau đang phấn đấu để thị trấn miền biển này trở thành đô thị loại III (tương đương với thị xã). Những tính toán cho thị trấn trẻ miền ven biển này đang được chú ý đến. Trong quy hoạch, vẫn dành chỗ cho những người sống ở những xóm liều, những cư dân lấn chiếm đê điều làm nhà, mua bán. Dù vậy, tất cả chỉ mới dừng lại ở quy hoạch, dự án. Chuyện “lên bờ” của những cư dân nơi đây xem ra vẫn còn xa lắm!
Theo Nhật Hồ
Lao Động
http://cafef.vn/thi-truong-dau-tu/mua-mat-nuoc-de-lam-nha-201304241103481571ca43.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,333.50 | 4,913.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,426.80 | 4,026.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,205.60 | 12,905.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,728.40 | 1,378.40 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 126
- Truy cập hôm nay: 3123
- Lượt truy cập: 8596105