Ngày 16-6-2010, ông Nguyễn Văn Hiền (quận Tân Bình, TP.HCM) làm hợp đồng thế chấp căn nhà của ông để bảo đảm cho công ty của người bạn vay 1,1 tỉ đồng tại một ngân hàng có phòng giao dịch ở đường Lý Thường Kiệt. Thời hạn người bạn vay tiền là một năm.
Đến cuối thời hạn vay, ông Hiền đã đến ngân hàng thông báo chấm dứt việc bảo lãnh để lấy lại giấy tờ nhà. Lúc đó ngân hàng hẹn “sẽ giao giấy sau khi hoàn thành các thủ tục công chứng đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản khác thay thế”. Gần tháng sau ông quay trở lại thì mới biết “tin dữ”: Tháng 7-2011, sau khi tất toán hợp đồng vay cũ, ngân hàng đã tiếp tục ký hợp đồng khác cho người bạn vay 1,1 tỉ đồng trong thời hạn một năm. Điều đáng nói là ngân hàng tiếp tục lấy tài sản của ông để bảo đảm cho khoản vay này. Không đồng ý, ông đã khiếu nại.
Trong văn bản trả lời ông, ngân hàng cho biết: Điều 2 hợp đồng thế chấp cũ có chữ ký của ông Hiền đã nêu rõ: “Nghĩa vụ được bảo đảm của tài sản thế chấp là toàn bộ các nghĩa vụ trả nợ cho bên vay/bên được cấp tín dụng… và bao gồm cả nghĩa vụ phát sinh trước hoặc sau thời điểm ký hợp đồng này”. Điều 12 của hợp đồng cũng lưu ý: “Hợp đồng này được sử dụng cho nhiều lần vay, cấp thẻ tín dụng, mở L/C hoặc các hình thức cấp tín dụng khác… và bên thế chấp chấp nhận nội dung tất cả điều khoản trong các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng sửa đổi bổ sung, phụ lục hợp đồng, các cam kết của bên vay… kể cả trong trường hợp bên thế chấp không ký tên trên các hợp đồng cam kết này”. Theo đó, ngân hàng đã tiếp tục căn cứ vào hợp đồng thế chấp cũ để cho khách hàng vay lần nữa mà không cần ông Hiền phải ký tên xác nhận.
“Tại sao tôi đã đến báo không muốn bảo lãnh nữa mà ngân hàng lại không chịu nghe? Tại sao trong hợp đồng vay có ghi “bên bảo đảm giữ một bản” và chừa chỗ để bên bảo đảm ký tên mà ngân hàng lại không gửi hợp đồng vay tiền lần hai cho tôi và cũng không để tôi ký tên?” - ông Hiền bất bình.
Trao đổi với PV, giám đốc phòng giao dịch trên giải thích: “Ngân hàng có ghi nhận việc ông Hiền đến báo lấy lại giấy tờ nhà và không tiếp tục bảo lãnh. Thế nhưng khi nào tiếp nhận tài sản khác thay thế thì ngân hàng mới có thể làm thủ tục trả giấy tờ nhà cho ông Hiền. Hợp đồng cho vay năm 2011 không cần chữ ký của người bảo lãnh vì đây là hợp đồng giữa bên cho vay với bên vay. Hiện ngân hàng đang khởi kiện công ty vay tiền để thu hồi nợ”.
Đối với việc thế chấp tài sản của người thứ ba để bảo đảm khoản vay (còn gọi là hợp đồng bảo lãnh), PV được biết nhiều ngân hàng khác làm rất chặt chẽ. Sau khi hết hạn hợp đồng cho vay mà người vay muốn vay tiếp, các ngân hàng đều yêu cầu người bảo lãnh ký lại hợp đồng bảo lãnh, đồng thời ký tên vào hợp đồng vay mới. Người bảo lãnh cũng được giao giữ một bản hợp đồng vay mới.
Theo Thái Hiếu
PL TPHCM
http://cafef.vn/thi-truong-dau-tu/coi-chung-bay-trong-the-chap-nha-20130309074111819ca43.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,486.20 | 4,986.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,560.10 | 4,060.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,566.20 | 13,066.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,743.00 | 1,343.00 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 256
- Truy cập hôm nay: 1039
- Lượt truy cập: 8828361