Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Lãng phí đất rừng vì nhà đầu tư... trá hình
2013-03-08 08:42:22

Ngày 6.3, UBND tỉnh Bình Phước (BP) đã phải ra quyết định thu hồi hơn 545ha đất rừng từ Cty CP Hàng không dân dụng sân bay Tân Sơn Nhất (viết tắt là Sasco), sau 7 năm giao cho Cty này xây dựng dự án trang trại và phát triển rừng, nhưng đã có hàng trăm hécta đất rừng bị sang nhượng biến từ đất công thành đất tư v.v…

 

Phù phép “của công” thành… “của ông”!

Năm 2006, UBND tỉnh BP cho phép Sasco thực hiện dự án trang trại trên 545ha đất rừng tại tiểu khu 363 – thuộc lâm phần Ban quản lý rừng kinh tế (QLRKT) Suối Nhung. Đến năm 2008, Sasco mới chỉ trồng được 18ha caosu; còn dự án trang trại thì vẫn ỳ ạch, không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí lớn nguồn tài nguyên đất rừng của Nhà nước.

Ngày 3.12.2008, UBND tỉnh BP quyết định cắt bớt 200ha, từ dự án của Sasco để giao cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh BP. Phần còn lại (khoảng 345ha), phía Sasco lấy lý do “rừng nghèo kiệt” và đề nghị UBND tỉnh BP cho chuyển sang trồng caosu. UBND tỉnh BP đã chấp thuận cho Ban QLRKT Suối Nhung liên doanh với Sasco thực hiện trồng caosu trên diện tích đất rừng đã giao khoán cho Sasco.

Ngày 2.4.2009, Sasco ký hợp đồng liên doanh trồng caosu với Ban QLRKT Suối Nhung (cũng là chủ rừng) trên diện tích 105ha, với tỉ lệ ăn chia sản phẩm: Ban QLRKT Suối Nhung được 10%, Sasco được 90%. Nhưng điều khó hiểu là: Ông Trần Tấn Minh, với tư cách GĐ Ban QLRKT Suối Nhung vừa đại diện đơn vị Nhà nước ký hợp đồng liên doanh với Sasco xong, thì cùng ngày 2.4.2009, với tư cách cá nhân, ông Minh lại ký kết một hợp đồng liên doanh khác với Sasco, cũng vẫn trên diện tích 105ha đất này. Theo đó, ông Minh bỏ toàn bộ chi phí khai hoang, cày ủi, trồng mới, chăm sóc và bảo vệ 105ha caosu cho đến khi mở miệng cạo caosu. Sasco góp vốn bằng 105ha đất, tỉ lệ ăn chia sản phẩm là ông Minh được hưởng 40% diện tích vườn caosu thực tế sau khi trồng; Sasco được 60% diện tích vườn caosu còn lại(?).

Chưa hết, ngày 15.1.2010, Sasco ký tiếp hợp đồng liên doanh thứ 2 với Ban QLRKT Suối Nhung, do ông Minh là giám đốc làm đại diện, trồng caosu trên diện tích 143,2ha. Sasco được hưởng 90% và Ban QLRKT Suối Nhung hưởng 10% sản phẩm. Cùng ngày 15.1.2010, với tư cách cá nhân, ông Minh lại ký thêm hợp đồng liên doanh nữa với Sasco(?). Theo đó, ông Minh lại bỏ mọi chi phí ra trồng caosu trên diện tích 128,8ha đất. Cam kết sau khi mở miệng cạo caosu, ông Minh sẽ được chia 48,1% vườn caosu và Sasco lấy 51,9% diện tích vườn caosu còn lại.

Như vậy, qua 2 hợp đồng liên doanh ký với Sasco, với tư cách cá nhân, ông Minh đã “hô biến” một cách ngoạn mục 2 hợp đồng vừa ký kết trên danh nghĩa “chủ rừng” - Ban QLRKT Suối Nhung, rồi nghiễm nhiên trở thành “chủ nhân” thật sự của 233,8ha đất rừng để trồng caosu.

Tha hồ "xà xẻo" đất công

Sau ký kết trót lọt những hợp đồng liên doanh khó hiểu với Sasco và được toàn quyền quản lý sử dụng 233,8ha đất rừng giao khoán từ Sasco. Không chờ tới lúc “mở miệng cạo caosu” , ông Minh đã cho thuê đất trồng mì với giá 4 triệu đồng/ha; đồng thời, ký một số hợp đồng giao đất rừng của Nhà nước cho nhiều cá nhân khác trồng caosu. Từ đó đã xảy ra tình trạng “sang qua, nhượng lại” đất rừng của Nhà nước một cách vô tội vạ.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện ít nhất có 14 trường hợp “xẻ thịt” đất rừng của Nhà nước đã giao cho Sasco, như cho ông Hoàng Hoan - nhân viên Hạt kiểm lâm Đồng Phú (2,5ha). Sau khi trồng caosu, ông Hoan sang nhượng lại cho ông Bùi Đình Huy - nhân viên Sasco - với giá 310 triệu đồng. Ông Huy sang nhượng tiếp cho một người khác với giá 500 triệu đồng.

Tương tự, ông Nguyễn Hữu Tấn - Chủ nhiệm HTX Dân Sinh - cũng được ông Minh giao 10ha để trồng caosu; ông Bùi Văn Quân - Giám đốc Bệnh viện Đồng Phú (5ha); ông Hoàng Văn Biên - nhân viên Ban QLRKT Suối Nhung (10ha); ông Nguyễn Tiên Phong - chuyên viên Chi cục Lâm nghiệp (6ha)...

Ngoài ra, còn có một số cán bộ, công chức khác trong huyện Đồng Phú và tỉnh Bình Phước cũng được “giao” đất rừng.

Ông Trần Tấn Minh với tư cách là GĐ Ban QLRKT Suối Nhung (là chủ rừng), nhưng lại ký hợp đồng trồng caosu cho doanh nghiệp để hưởng lợi là sai nguyên tắc. Hành vi sang nhượng, chia chác đất công nói trên cũng hoàn toàn trái với quy định của pháp luật... Về trách nhiệm của Sasco, dù nhận khoán đất rừng của Nhà nước, nhưng trên thực tế, Sasco không đầu tư, mà trá hình, phó thác gần như hoàn toàn cho các tổ chức, cá nhân khác tha hồ khai thác, sử dụng, gây lãng phí, thất thoát tài nguyên đất rừng của Nhà nước, cũng không thể được coi là vô can. Hiện Công an tỉnh BP đang kiểm tra, xác minh các sai phạm trên tại dự án của Sasco.

Theo Cao Nguyễn Hoàng Hưng
Lao động

http://cafef.vn/thi-truong-dau-tu/lang-phi-dat-rung-vi-nha-dau-tu-tra-hinh-20130308074422408ca43.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,333.504,913.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,426.804,026.80
100g ABC Bullion Bar
14,205.6012,905.60
1kg ABC Bullion Silver
1,728.401,378.40
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 205
  • Truy cập hôm nay: 6103
  • Lượt truy cập: 8599085