Trả lời câu hỏi trên báo tiền phong mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng ông Nguyễn Trần Nam nói rằng: "Sẽ có căn hộ 300 triệu đồng". Nghe tin này, hàng ngàn người là cán bộ công chức, viên chức thu nhập thấp đang làm việc ở các cơ quan Trung ương, Hà Nội và các địa phương lân cận của Hà Nội mừng vui mặc dù vẫn nghĩ rằng điều đó còn xa vời. Tuy nhiên, những "bật mí" như vậy vẫn được người thu nhập thấp, cần nhà ở chờ đón và tiếp tục "hi vọng".
Theo ông Nam, để cứu thị trường bất động sản quan trọng nhất là phải huy động được dòng tiền với lãi suất thấp, đồng thời phát triển nhà xã hội diện tích nhỏ, giá rẻ. Việc phân loại ngành và thị trường để “siết” tín dụng phải có tính toán kỹ, tránh tình trạng cho cả vào một gói.
"Chúng ta đã phanh gấp đối với tín dụng bất động sản, thậm chí còn rút vốn mạnh ra khỏi thị trường. Hậu quả rất nhiều dự án đình trệ, vỡ tiến độ, người dân mất lòng tin, ngân hàng sẽ không thu hồi nợ được từ các dự án. Ngân hàng, chủ đầu tư, và người mua nhà đang trên một con thuyền, chứ ngân hàng không phải ngồi trên bờ", ông Nam nói.
Nhà ở xã hội rẻ nhưng quá xa khiến người có nhu cầu mua thực lưỡng lự. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, một điều mà nhiều người vẫn còn nghi ngờ là vai trò của người có nhu cầu, người thu nhập thấp ở đâu? họ có cùng một "con thuyền" với các chủ đầu tư, các ngân hàng không?
Trên thực tế, người mua nhà, người có nhu cầu thực sự, người có thu nhập thấp chưa bao giờ đi chung một "con thuyền" với doanh nghiệp và ngân hàng. Nhà thu nhập thấp giành cho người có thu nhập thấp rất ít khi người mua đi vay ngân hàng để mua. Tại sao lại thế? Tại vì khả năng trả lãi suất vay của người thu nhập thấp với mức lãi suất hiện nay và các thủ tục cho vay, nhả tiền của ngân hàng không phù hợp nên để "theo" được tiền của ngân hàng là điều không tưởng.
Hơn nữa, người thu nhập thấp thường có tích góp nhưng không nhiều, nhưng đủ khả năng chi trả và mua căn nhà phù hợp với năng lực, giá tiền của loại nhà thu nhập thấp. Họ sẵn sàng trả cả hoặc trả tiền theo đúng lộ trình của chủ đầu tư đưa ra.
Vậy câu hỏi lại đặt ra là, tại sao họ không mua nhà ở ngoài thị trường mà phải mua nhà thu nhập thấp? Câu trả lời là giá nhà đất ngoài thị trường không đúng với thực tế, "cò" và những bên đầu tư, dịch vụ, kinh doanh, đưa ra mức giá quá cao, người thu nhập thấp không thể chi trả nổi.
Cụ thể như các dự án như Đại Thanh, Đặng Xá... nếu như bán căn hộ chung cư giá từ 450 triệu - 700 triệu, rất nhiều người có thể mua được với mức giá tiền như vậy.
Anh Nguyễn Việt - Công tác tại một đơn vị thành viên của Liên minh hợp tác xã Việt Nam cho biết, nếu cơ quan của mình ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) mà nhà ở xã hội ở mãi Gia Lâm thì điều đó phải nghĩ lại. Nghĩ lại cả về việc mua của mình và nghĩ lại việc các chủ đầu tư tính toán đến nhu cầu mua của người dân.
"Nhiều người mong chờ nhà ở xã hội nhưng khi các nhà xã hội hình thành, giá cả lại cao ngang ngửa với giá nhà thương mại ngoài thị trường, điều đó khiến họ không còn mặn mà. Nhà thương mại thi công nhanh, tốt hơn còn nhà xã hội thi công chậm, thủ tục mua nhiều khê và bị "kêu" về chất lượng công trình. ngoài ra, xa cách là trở ngại lớn nhất với người mua. Người thu nhập thấp cần nhà nhưng họ không thể đi tới 25 - 30 km từ cơ quan mới về đến nhà được", anh Việt chia xẻ.
Còn Thu Hằng, công tác tại Hội chữ Thập đỏ Việt Nam cho rằng, do cơ quan có quãng đường khá xa so với các dự án nhà ở xã hội nên chưa chắc mình đã tính chuyện mua dù tiền cũng tương đối đủ với những căn hộ khoảng 500 - 600 triệu đồng.
"Tiền để gửi ngân hàng, cho bạn bè vay lấy lãi tiêu dần hoặc để trả thuê nhà còn hơn đi mua nhà ở xã hội xa tít mù khơi. Đi làm về mệt chạy tới vài chục km đường. Hôm nắng ráo thì không sao, hôm mưa tầm, gió bấc, kẹt xe... sẽ ra sao?", chị Hằng phân tích.
Ở một khía cạnh khác, anh Tăng Văn Nam công tác tại một doanh trại quân đội ở quận Đống Đa - Hà Nội cho rằng, sao nhà đầu tư không chọn mỗi quận có một dự án nhà ở xã hội tương xứng để người mua ở các quận đó lựa chọn. Dự án nhà ở xã hội cũng cần tính toán cho hợp lý về khoảng cách và đường giao thông. Giá cả hợp lý, phải chăng cũng là một điều tốt tuy nhiên cần làm nhiều, làm nhanh và gần hơn chút nữa, người có nhu cầu thực sự mới mua được.
"Khi gửi con ở gần nhà, hoặc gia đình có công việc mà chạy xe vài chục km đi đi lại lại trong ngày mấy lượt chắc không ổn", anh Nam nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, nhà ở xã hội sắp tới sẽ ở mức 9-10 triệu đồng/m2 và quy mô 30-40m2/căn hộ thì thực sự hấp dẫn người mua. Ngoài ra, phải giảm cung, rà soát dự án. Những dự án nào mới giải phóng mặt bằng thì phải tạm dừng, điều chỉnh mạnh quy mô căn hộ, cơ cấu dự án. Căn hộ dưới 70m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2 sẽ được xem xét giảm thuế. Cần đưa nội dung giảm thuế cho nhà ở xã hội vào luật áp dụng lâu dài, mức giảm 1 năm không đáng kể. Với nhà thương mại, cần áp dụng giảm thuế VAT 12 tháng để hạ giá sản phẩm. |
Theo Hồng Anh
VietQ
http://land.cafef.vn/thi-truong-dau-tu/1001-ly-do-chung-cu-gia-re-bi-xa-lanh-20130101121948318ca43.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,279.30 | 4,859.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,381.80 | 3,981.80 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,061.00 | 12,761.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,713.50 | 1,363.50 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 190
- Truy cập hôm nay: 1702
- Lượt truy cập: 8602072