Chiều nay, 25/10/2012 Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng phối hợp với Hiệp hội BĐS Việt Nam đã có buổi đối thoại trực tiếp với các DN kinh doanh bất động sản, xây dựng trên địa bàn Hà Nội để tìm ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN trong bối cảnh hiện nay.
Thị trường bất động sản đến nay vẫn trầm lắng, chưa có dấu hiệu phục hồi. Niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm mạnh, các đối tượng tham gia thị trường cũng vì thế và giảm đi nghiệm trọng. Vì thế, rất nhiều DN kinh doanh bất động sản, xây dựng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề.
Toàn cảnh bất động sản 2012 và triển vọng 2013
Khó khăn dây chuyền
Trong những vấn đề nổi cộm hiện nay, lượng hàng tồn kho hàng hóa BĐS ở mỗi DN đang ngày càng tăng lên. Không những thế các ngành khác có liên quan như vật liệu xây dựng, tiêu dùng,…cũng có chỉ số hàng tồn kho tăng cao.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê, tính đến 1/9/2012 chỉ số tồn kho của ngành xi măng tăng 50,2%, sản xuất sắt thép, gang tăng 40,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là vấn đề mà DN rất khó có khả năng tự mình vực dậy được nếu không có sự can thiệp của Chính phủ, Nhà nước.
Nợ xấu cao cũng đang là một cản trở rất lớn cho các DN tiếp cận với nguồn vốn mới để đầu tư xây dựng dự án, tái cơ cấu, duy trì hoạt động kinh doanh.
Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các DN kinh doanh bất động sản cũng đang ở mức thấp chỉ khoảng ở mức 8%, trong khi đó lãi suất vay ngân hàng trung bình hiện nay vào khoảng 15%/năm cao gấp 2 lần. Do đó, hoạt động kinh doanh của DN là rất khó khăn.
Bên cạnh đó thì vốn tín dụng cho BĐS ở Việt Nam hiện nay vẫn là nguồn vốn ngắn hạn chủ yếu từ ngân hàng, và các TCTD khác. Chúng ta vẫn chưa có nguồn vốn trung và dài hạn để có nguồn vốn ổn định cho kinh doanh BĐS. Vì thế DN kinh doanh cũng sẽ gặp không ít khó khăn.
Xuất phát từ những thực tế này, cộng với hoạt động của thị trường bất động sản đang được đánh giá là khó khăn nhất trong những năm vừa qua.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết: “Chứng kiến khó khăn vô cùng to lớn của thị trường bất động sản. Thị trường gần như đóng băng hoặc ít giao dịch. DN vô cùng khó khăn tạo nên khó khăn dây chuyền ảnh hưởng đến các ngành khác như xây dựng, tài chính. Do đó tác động tiêu cực đến kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng chung tới người dân gặp khó khăn. Vì thế, rất cần phải tháo gỡ những khó khăn này.
Nguyên nhân chính được Bộ trưởng chỉ ra là do phát triển BĐS, dự án đô thị không căn cứ theo quy hoạch, kế hoạch, theo phong trào tự phát, dẫn tới cung vượt cầu, đầu cơ đông.
Giải pháp nào?
Khó khăn chồng chất đã được thấy rõ, DN nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, đã có những DN “xấu số” phải dừng cuộc chơi, có DN đang “sống thực vật” và cũng có DN đang “loay hoay” tìm đường đi.
Giải pháp gỡ khó khăn cũng đã được đưa ra từ giữa năm 2012 như Chỉ thị 2196 của Thủ tường 6/12/2011 về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS, Nghị quyết 13 của Chính phủ nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, NHNN nới lỏng tín dụng cho BĐS vào tháng 4/2012 sau thời gian thắt chặt,…
Tuy nhiên, những giải pháp đó đến nay vẫn chưa có tác dụng nhiều, DN vẫn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức.
Bộ trường nhấn mạnh: “Chỉ thị 2196 của Thủ tướng chính phủ việc cụ thể hóa còn rất lúng túng, việc tháo gỡ còn rất khó khăn.”
Giải pháp hiện nay là phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung, pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản nói riêng. Cụ thể hóa chiến lược nhà ở quốc gia, nhà ở thị trường hàng hóa phát triển theo cơ chế thị trường.
Đáng chú ý Bộ Trường cho biết thêm: “Rà soát các dự án, dự án treo, điều chỉnh dự án thương mại căn hộ cao cấp chuyển sang nhà ở xã hội. Người dân không có khả năng mua nhà giá cao cho chuyển đổi dự án. Đây là trách nhiệm của Bộ Xây dựng, các Sở, ban, ngành để “cứu” DN thật nhanh tạo điều kiện cho DN chuyển đổi mục đích của dự án. Dự án đã có căn hộ rồi đang ế xem xét cân nhắc điều chỉnh các căn hộ nhỏ lại, chia nhỏ căn hộ để giải phóng hàng tồn.”
Như vậy, việc chuyển đổi mục đích dự án, điều chỉnh lại diện tích căn hộ cho phủ hợp với nhu cầu của số đông người dân sẽ một trong những “cứu cánh” cho các DN trong thời gian tới.
Ngoài ra Bộ Xây dựng cũng đang xây dựng chính sách giảm thuế VAT để giảm giá bán bất động sản, chuyển nhà thương mại sang nhà xã hội mà không phải nộp tiền sử dụng đất, đưa quỹ tiết kiệm nhà ở vào hoạt động, các ngân hàng thương mại vào cuộc để hỗ trợ vốn, DN quyết liệt hạ giá bán,…để có giải pháp tổng thể tháo gỡ khó khăn.
Còn theo ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ tín dụng (NHNN) cho rằng: “bản thân các chủ đầu tư cũng phải tự cứu mình. Ngành ngân hàng, các tổ chức tín dụng cũng đã hỗ trợ tích cực cho các DN, NHNN cam kết hỗ trợ vốn dành cho dự án thực và người mua nhà thực. Các ngân hàng thương mại cũng đã dành khoản tín dụng cho bất động sản từ nguồn vốn còn dự, nhưng do có chế và thị trường chưa thể hấp thụ.”
Phạm An
Theo TTVN
http://land.cafef.vn/chinh-sach-quy-hoach/tim-giai-phap-cuu-dn-bat-dong-san-20121025091940954ca44.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,270.80 | 4,850.80 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,368.20 | 3,968.20 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,010.00 | 12,710.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,696.70 | 1,346.70 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 274
- Truy cập hôm nay: 5187
- Lượt truy cập: 8605557