Tuy nhiên, có thể từ đó phần nào cảm nhận được nỗi bức xúc của người trong cuộc và cả sự bế tắc của họ trong việc lựa chọn thái độ ứng xử đáp trả trước cách hành xử mang nặng tính tuỳ tiện, áp đặt và chèn ép của chủ đầu tư: ấn định mức phí dịch vụ cao gấp mấy lần mức trần do UBND Hà Nội ban hành, rồi tự ý cắt điện, cắt thang máy, đóng cửa cầu thang bộ để trừng phạt những người không đóng phí đúng hạn…
Dưới sức ép của cộng đồng cư dân… và cả của nhà chức trách, tạm thời ban quản lý toà nhà đã nhượng bộ và khôi phục việc cung ứng dịch vụ như bình thường. Nhưng chẳng ai nói chắc được rồi sự việc sẽ đi về đâu, cũng chẳng dám chắc về việc không tái diễn mối quan hệ đôi co đầy căng thẳng như mấy ngày vừa qua.
Thực ra tranh chấp loại này không phải là chuyện cá biệt. Có thể tìm được rất nhiều vụ cãi vã, xung đột nổ ra từ mấy năm nay ở các chung cư khác, tại khắp các đô thị trong cả nước theo bài bản tương tự: bên chủ đầu tư, đồng thời là người quản lý chung cư và cũng là chủ các công trình, thiết bị phục vụ như nhà để xe, hệ thống điện, nước, thang máy,… ấn định mức phí sử dụng dịch vụ trên trời; cư dân phản đối thụ động bằng cách không chịu đóng phí; thế là ban quản lý cắt dịch vụ và cư dân phản ứng.
Mấu chốt của câu chuyện, đồng thời cũng là mầm mống của xung đột, chính là việc chủ đầu tư giữ lại các công trình phụ gắn với nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày của những người sống trong chung cư. Khi chung cư được đưa vào khai thác, thì chủ đầu tư tổ chức việc sử dụng các công trình ấy trong khuôn khổ cung ứng dịch vụ, tiện ích phụ trợ và thu phí. Không khó để nhận ra tình trạng độc quyền trong mối quan hệ cung ứng dịch vụ loại này. Đáng nói nữa là các dịch vụ ấy là không thể thiếu cho cuộc sống bình thường của cư dân. Một cách tự nhiên, một khi chỉ có một mình một chợ, thì nhà cung ứng nào cũng có xu hướng tự tung tự tác: không hét giá, kênh kiệu, hách dịch thì mới lạ.
Một cách tự nhiên, một khi chỉ có một mình một chợ, thì nhà cung ứng nào cũng có xu hướng tự tung tự tác: không hét giá, kênh kiệu, hách dịch thì mới lạ. |
Vấn đề đặt ra là tại sao các cơ quan nhà nước có liên quan đã biết mà không cho thấy có động thái gì đặc biệt để can thiệp kịp thời. Điều chắc chắn là không thể xem thường hiện tượng xung đột này. Trong điều kiện đất chật, người đông, phát triển chung cư được xác định là một trong những giải pháp tốt nhất cho bài toán nhà ở tại đô thị; nếu không nhìn nhận thấu đáo và giải quyết tận gốc mâu thuẫn giữa cư dân chung cư và chủ đầu tư, để nó bùng phát tràn lan, thì nguy cơ khủng hoảng xã hội là rất cao.
Ở các nước tiên tiến, luật pháp quy định rất... rõ ràng, mang tính bắt buộc rằng không cho phép các chủ đầu tư, khi tiến hành chung cư hoá, giữ lại các phần công trình, thiết bị được gọi là “yết hầu” của cơ thể chung cư, nghĩa là những thứ mà một người sống trong chung cư cần phải có để sống, như nhà xe, cầu thang, hệ thống điện,…
Nói khác đi, các công trình, thiết bị phục vụ gắn chặt với sinh hoạt hàng ngày của cư dân, theo đúng luật, phải là tài sản chung của mọi người. Theo đó, thông qua hội nghị nhà chung cư và bằng thảo luận, biểu quyết dân chủ, tập thể cư dân quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc sử dụng các tài sản này, từ thể thức vận hành, khai thác, bảo quản, sửa chữa, cho đến mức đóng góp vật chất mà từng hộ chung cư phải thực hiện để được quyền sử dụng tài sản. Ban quản lý là người thừa hành của hội nghị nhà chung cư, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định ấy một cách nghiêm chỉnh, đặc biệt là có quyền ngưng cung ứng dịch vụ cho những ai không thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ đóng góp.
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện
SGTT
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,548.00 | 5,078.00 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,611.30 | 4,121.30 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,730.90 | 13,230.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,751.60 | 1,351.60 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 135
- Truy cập hôm nay: 4016
- Lượt truy cập: 8838102