7 năm, 7.000 USD và 70%
2010-10-05 09:41:36
1.
Cứ tưởng giá căn hộ cao cấp ở Hà Nội đắt nhất phải là tòa nhà Keangnam
cỡ 2.800 USD/m2, hoặc tòa tháp Vincom cũng tròm trèm 4.000 USD/m2 hay
Pacific Place căn giá cao nhất khoảng 5.000 USD/m2. Hóa ra đó là thông
tin đã lạc hậu, tuần trước Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam trong
một cuộc hội thảo cho biết giá căn hộ cao cấp ở Hà Nội có tòa nhà lên
tới 7.000 USD/m2.
Ông Nam không nói cụ thể ở chỗ nào nhưng như thế cũng đủ làm khối cử tọa bị ‘choáng’. So với giá bất động sản ở New York, Luân Đôn, Thượng Hải…thì mức giá này chưa thấm tháp gì nhưng nếu chỉ cần ngược thời gian độ mươi năm về trước thì có lẽ không ai có thể tưởng tượng nổi giá căn hộ chung cư ở Hà Nội đã ‘phiêu du’ đến mức nào.
Lần giở lại những thăng trầm của nhà chung cư tại Hà Nội mới thấy thời thế và con người thay đổi nhường nào. Những năm 1960 của thế kỷ trước, phải là cán bộ cỡ mới có suất phân nhà tại khu tập thể Nguyễn Công Trứ. Những căn hộ chật hẹp chỉ vỏn vẹn 20m2 xây theo công nghệ lắp ghép của Liên Xô, ống thoát nước bằng sành, cả dãy phòng dùng chung nhà bếp, rồi đến cả nhu cầu ‘đầu ra’ cả tầng cũng chỉ có một khu chung…Thế cũng hạnh phúc lắm rồi. Đấy là một trong các khu chung cư đầu tiên của Hà Nội mà bây giờ để cải tạo nó ngõ hầu bộ mặt thành phố đỡ nhem nhuốc, Hà Nội phải đổ vào đó hàng ngàn tỷ đồng ngân sách.
Ký ức của người Hà Nội về chung cư là những dãy nhà cũ kỹ, xẹo xệch, cầu thang tối tăm ẩm mốc, mặt ngoài chằng chịt những chuồng chim cơi nới đủ kiểu nhằm gia tăng diện tích sử dụng. Thời bao cấp, cảnh người còn sống chung với lợn trong các căn hộ chung cư không hiếm và sự túng thiếu được phản ánh qua tâm trạng ‘lợn ốm lo hơn con ốm’ chính ở giai đoạn này. Kể cả cho tới thời gian gần đây, người ta cũng chẳng mấy thiện cảm với nhà chung cư. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam hồi tưởng lại thời điểm Tổng công ty HUD xây khu đô thị mới đầu tiên ở Hà Nội tại bán đảo Linh Đàm. Khi đó cũng như một số doanh nghiệp xây dựng nhà nước khác, tổng công ty Viglacera của ông Nam cũng bị Bộ Xây dựng ‘bắt’ góp mấy trăm triệu đồng vào dự án nhằm ‘tạo cầu’. Khởi công năm 1997 đến 1999 hoàn thành, căn hộ chung cư ở Linh Đàm giá chỉ 1,5 triệu đồng/m2 mà bán trầy trật suốt hai năm trời cũng chưa hết.
Cách nay chưa xa mới chừng 7 năm, khi khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính do Vinaconex làm chủ đầu tư mới hoàn thành, giá bán đã qua đôi lần sang tay cũng chỉ vào khoảng 7 triệu đồng/m2. Lúc đó, chỉ cần có trong tay khoảng trên 700 triệu là có thể sở hữu một căn hộ trên trăm mét ở khu vực hiện rất đông đúc và sầm uất này. Khu đô thị mới Định Công khi mới hoàn thành giá giao dịch cũng chỉ xung quanh 3 triệu/m2…Trách một người bạn giá như hồi ấy ông đừng bán căn hộ ở Trung Hòa – Nhân Chính, cứ giữ lại giờ giá mấy chục triệu một mét vuông, lãi tiền tỷ rồi không? Ông bạn cười khùng khục bảo ông đừng so sánh khập khiễng thế, lúc ấy bát phở anh em ta ăn sáng chỉ dăm bảy ngàn giờ đã lên hai chục ngàn. Cũng đừng lẩn thẩn đi so giá nhà đất với giá vàng làm gì cho đau đầu. Nhớ cái đận mua nhà năm 2001, vàng khi ấy giá có 500 ngàn đồng/chỉ. Đùng một cái, thằng cha Bin Laden xua đệ tử đâm máy bay vào tòa tháp đôi ở Nữu Ước, thế là giá vàng cứ vòn vọt thăng thiên. Ai mà nghĩ một lượng vàng cứ phăm phăm nhảy lên trên 31 triệu đồng như hiện thời cơ chứ. Đúng là điên rồ!
2. Một người bạn Việt kiều từ Mỹ về tìm cơ hội kinh doanh cũng thừa nhận ‘choáng’ vì giá bất động sản Hà Nội. Anh bảo có tòa nhà mấy chục tầng ở Detroi, kinh đô xe hơi của Mỹ rao bán tính ra chỉ mấy chục tỷ đồng Việt Nam đã từ rất lâu mà chẳng ma nào hỏi mua. Bản thân anh cũng chỉ bỏ ra ngót 200 ngàn USD là đã sở hữu 80 ha đất trang trại đầy đủ ‘tiền án hậu chẩm’ hẳn hoi, mỗi năm còn bỏ túi một khoản kha khá nhờ tiền bán gỗ rừng. Ấy vậy về Việt Nam, mấy cái biệt thự thường thường gia chủ đã hét giá mấy triệu đô. Cứ bảo dân Việt Nam nghèo, vậy tiền ở đâu ra mà lắm thế?
Tháng trước, Savills chào bán ‘căn hộ triệu đô’ ở trung tâm Luân Đôn cho khách hàng Việt Nam. Tiệc tối dành cho khách hàng Việt tiềm năng được tổ chức tại khách sạn Hilton Hà Nội. Buổi chiều, trời đổ mưa sầm sập những tưởng khách sẽ vắng nhiều, đâu ngờ bàn nào cũng kín chỗ khiến chủ đầu tư bay từ Anh sang vui ra mặt. Ông khách ngồi cùng bàn bảo thật ra nếu mua để đầu tư thì ở Việt Nam còn nhiều kênh đầu tư ra tiền hơn nhưng vì có thằng con đang học bên đó nên có khi ‘đành’ mua một căn cỡ nhỏ xinh thôi. Ông rỉ rả phân tích giá căn hộ khu 375 Kensington Street Tây bán quả có ‘chát’ thật (khoảng 30.000 USD/m2) nhưng đúng là ‘đắt nhưng xắt ra miếng’. Chính sách bán hàng của Tây cũng khác hẳn ta. Nếu mua khách chỉ phải đóng đợt đầu có 10% giá trị hợp đồng, trong 2 năm đầu tiên khách hàng chỉ phải trả 25% hợp đồng, cho đến khi nhận nhà mới phải đóng nốt phần còn lại (khoảng 70% giá trị hợp đồng). Số tiền đầu tư vào Anh đến một ngưỡng nhất định còn được cấp visa lưu trú thường xuyên và xem xét nhập tịch nữa chứ.
Dạo trước, hỏi một ông chủ doanh nghiệp kinh doanh địa ốc có cỡ ở Hà Nội sao vừa ký hợp đồng góp vốn ông đã bắt người ta nộp ngay tức khắc 70% giá trị hợp đồng tiền tươi thóc thật, thế thì có khác gì bắt bí người ta? Vị doanh nhân này cười bảo đúng tôi làm thế để ‘đuổi’ bớt khách ấy chứ. Chưa công bố thông tin dự án mà ông xem tôi nghe điện thoại đến đau cả tai cốt năn nỉ xin suất ngoại giao đây này. Tự nhiên lại lẩn thẩn nghĩ cũng là mua nhà mà sao khác một trời một vực vậy?
Ông Nam không nói cụ thể ở chỗ nào nhưng như thế cũng đủ làm khối cử tọa bị ‘choáng’. So với giá bất động sản ở New York, Luân Đôn, Thượng Hải…thì mức giá này chưa thấm tháp gì nhưng nếu chỉ cần ngược thời gian độ mươi năm về trước thì có lẽ không ai có thể tưởng tượng nổi giá căn hộ chung cư ở Hà Nội đã ‘phiêu du’ đến mức nào.
Lần giở lại những thăng trầm của nhà chung cư tại Hà Nội mới thấy thời thế và con người thay đổi nhường nào. Những năm 1960 của thế kỷ trước, phải là cán bộ cỡ mới có suất phân nhà tại khu tập thể Nguyễn Công Trứ. Những căn hộ chật hẹp chỉ vỏn vẹn 20m2 xây theo công nghệ lắp ghép của Liên Xô, ống thoát nước bằng sành, cả dãy phòng dùng chung nhà bếp, rồi đến cả nhu cầu ‘đầu ra’ cả tầng cũng chỉ có một khu chung…Thế cũng hạnh phúc lắm rồi. Đấy là một trong các khu chung cư đầu tiên của Hà Nội mà bây giờ để cải tạo nó ngõ hầu bộ mặt thành phố đỡ nhem nhuốc, Hà Nội phải đổ vào đó hàng ngàn tỷ đồng ngân sách.
Ký ức của người Hà Nội về chung cư là những dãy nhà cũ kỹ, xẹo xệch, cầu thang tối tăm ẩm mốc, mặt ngoài chằng chịt những chuồng chim cơi nới đủ kiểu nhằm gia tăng diện tích sử dụng. Thời bao cấp, cảnh người còn sống chung với lợn trong các căn hộ chung cư không hiếm và sự túng thiếu được phản ánh qua tâm trạng ‘lợn ốm lo hơn con ốm’ chính ở giai đoạn này. Kể cả cho tới thời gian gần đây, người ta cũng chẳng mấy thiện cảm với nhà chung cư. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam hồi tưởng lại thời điểm Tổng công ty HUD xây khu đô thị mới đầu tiên ở Hà Nội tại bán đảo Linh Đàm. Khi đó cũng như một số doanh nghiệp xây dựng nhà nước khác, tổng công ty Viglacera của ông Nam cũng bị Bộ Xây dựng ‘bắt’ góp mấy trăm triệu đồng vào dự án nhằm ‘tạo cầu’. Khởi công năm 1997 đến 1999 hoàn thành, căn hộ chung cư ở Linh Đàm giá chỉ 1,5 triệu đồng/m2 mà bán trầy trật suốt hai năm trời cũng chưa hết.
Cách nay chưa xa mới chừng 7 năm, khi khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính do Vinaconex làm chủ đầu tư mới hoàn thành, giá bán đã qua đôi lần sang tay cũng chỉ vào khoảng 7 triệu đồng/m2. Lúc đó, chỉ cần có trong tay khoảng trên 700 triệu là có thể sở hữu một căn hộ trên trăm mét ở khu vực hiện rất đông đúc và sầm uất này. Khu đô thị mới Định Công khi mới hoàn thành giá giao dịch cũng chỉ xung quanh 3 triệu/m2…Trách một người bạn giá như hồi ấy ông đừng bán căn hộ ở Trung Hòa – Nhân Chính, cứ giữ lại giờ giá mấy chục triệu một mét vuông, lãi tiền tỷ rồi không? Ông bạn cười khùng khục bảo ông đừng so sánh khập khiễng thế, lúc ấy bát phở anh em ta ăn sáng chỉ dăm bảy ngàn giờ đã lên hai chục ngàn. Cũng đừng lẩn thẩn đi so giá nhà đất với giá vàng làm gì cho đau đầu. Nhớ cái đận mua nhà năm 2001, vàng khi ấy giá có 500 ngàn đồng/chỉ. Đùng một cái, thằng cha Bin Laden xua đệ tử đâm máy bay vào tòa tháp đôi ở Nữu Ước, thế là giá vàng cứ vòn vọt thăng thiên. Ai mà nghĩ một lượng vàng cứ phăm phăm nhảy lên trên 31 triệu đồng như hiện thời cơ chứ. Đúng là điên rồ!
2. Một người bạn Việt kiều từ Mỹ về tìm cơ hội kinh doanh cũng thừa nhận ‘choáng’ vì giá bất động sản Hà Nội. Anh bảo có tòa nhà mấy chục tầng ở Detroi, kinh đô xe hơi của Mỹ rao bán tính ra chỉ mấy chục tỷ đồng Việt Nam đã từ rất lâu mà chẳng ma nào hỏi mua. Bản thân anh cũng chỉ bỏ ra ngót 200 ngàn USD là đã sở hữu 80 ha đất trang trại đầy đủ ‘tiền án hậu chẩm’ hẳn hoi, mỗi năm còn bỏ túi một khoản kha khá nhờ tiền bán gỗ rừng. Ấy vậy về Việt Nam, mấy cái biệt thự thường thường gia chủ đã hét giá mấy triệu đô. Cứ bảo dân Việt Nam nghèo, vậy tiền ở đâu ra mà lắm thế?
Tháng trước, Savills chào bán ‘căn hộ triệu đô’ ở trung tâm Luân Đôn cho khách hàng Việt Nam. Tiệc tối dành cho khách hàng Việt tiềm năng được tổ chức tại khách sạn Hilton Hà Nội. Buổi chiều, trời đổ mưa sầm sập những tưởng khách sẽ vắng nhiều, đâu ngờ bàn nào cũng kín chỗ khiến chủ đầu tư bay từ Anh sang vui ra mặt. Ông khách ngồi cùng bàn bảo thật ra nếu mua để đầu tư thì ở Việt Nam còn nhiều kênh đầu tư ra tiền hơn nhưng vì có thằng con đang học bên đó nên có khi ‘đành’ mua một căn cỡ nhỏ xinh thôi. Ông rỉ rả phân tích giá căn hộ khu 375 Kensington Street Tây bán quả có ‘chát’ thật (khoảng 30.000 USD/m2) nhưng đúng là ‘đắt nhưng xắt ra miếng’. Chính sách bán hàng của Tây cũng khác hẳn ta. Nếu mua khách chỉ phải đóng đợt đầu có 10% giá trị hợp đồng, trong 2 năm đầu tiên khách hàng chỉ phải trả 25% hợp đồng, cho đến khi nhận nhà mới phải đóng nốt phần còn lại (khoảng 70% giá trị hợp đồng). Số tiền đầu tư vào Anh đến một ngưỡng nhất định còn được cấp visa lưu trú thường xuyên và xem xét nhập tịch nữa chứ.
Dạo trước, hỏi một ông chủ doanh nghiệp kinh doanh địa ốc có cỡ ở Hà Nội sao vừa ký hợp đồng góp vốn ông đã bắt người ta nộp ngay tức khắc 70% giá trị hợp đồng tiền tươi thóc thật, thế thì có khác gì bắt bí người ta? Vị doanh nhân này cười bảo đúng tôi làm thế để ‘đuổi’ bớt khách ấy chứ. Chưa công bố thông tin dự án mà ông xem tôi nghe điện thoại đến đau cả tai cốt năn nỉ xin suất ngoại giao đây này. Tự nhiên lại lẩn thẩn nghĩ cũng là mua nhà mà sao khác một trời một vực vậy?
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,210.20 | 4,810.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,327.10 | 3,937.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,871.90 | 12,721.90 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,687.60 | 1,337.60 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 210
- Truy cập hôm nay: 2446
- Lượt truy cập: 8615067