Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Xây nhà "chọc trời" chỉ là cuộc chơi sang?
2010-07-22 10:29:55


Kỷ lục nhà cao tầng tại Hà Nội liên tiếp được xác lập thời gian gần đây - Ảnh: PVN

Nhiều ý kiến cho rằng, tính biểu trưng, biểu tượng cho sức mạnh, hình ảnh của doanh nghiệp được đặt lên trên cả nhu cầu, hiệu quả sử dụng những toà nhà siêu cao tầng và đây được xem như "cuộc chơi" sang của đại gia.

Đó là điểm tương đồng trong nhìn nhận giữa Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam – ông Nguyễn Tấn Vạn và Tổng biên tập Tạp chí Kiến trúc – GS.TS.KTS. Nguyễn Việt Châu trong trao đổi với PV.VietNamNet.

“Thế giới đang phải suy nghĩ lại..."

Đi sau thế giới vài chục năm, thời gian gần đây xu hướng xây các toà nhà “chọc trời” dần trở nên sôi nổi tại Việt Nam. Theo ông, động lực nào đằng sau việc các kỷ lục cao tầng ngày càng được xác lập và thay thế một cách nhanh chóng như vậy?

Ông Nguyễn Việt Châu: Tôi cho rằng cuộc đua giành kỳ lục ngôi nhà cao nhất thế giới đã và đang diễn ra không đơn thuần ở sự hơn kém về chiều cao mà cái chính là thể hiện sức mạnh của mỗi công ty, tập đoàn. Ngay cả ở Việt Nam hiện nay cũng theo thực tế này.

Điều đó tạo ra sự kích thích đối với việc xây dựng các toà nhà cao tầng nói chung đồng thời biểu hiện một sự vươn tới kỹ thuật, công nghệ mới, hơn nữa một đô thị văn minh, hiện đại thì nhà cao tầng là xu hướng tất yếu. Nhưng vấn đề ở chỗ đừng phát triển một cách ồ ạt, phá vỡ quy hoạch chung của thành phố và môi trường chung; gây nên sự xáo trộn, phát triển không bền vững của đô thị. Đặc biệt dẫn đến phong trào doanh nghiệp, tập đoàn chạy đua phô trương hình thức mà hy sinh quyền lợi chung của cộng đồng.

Ông Nguyễn Tấn Vạn: Trong quá trình phát triển xây dựng, thế giới đang phải suy nghĩ lại xu hướng đô thị, trong đó có vấn đề nhà siêu cao tầng và nhà “khủng long” (nhà khổng lồ), xem có nên làm hay không. Đứng ở khía cạnh hiệu quả kinh tế xã hội, rất nhiều người cho rằng đó là hướng đi không tốt cho đô thị. Sự đắt đỏ của những ngôi nhà này, nếu dùng số tiền ấy để đầu tư xây dựng những cái khác sẽ đem lại nhiều giá trị hơn cho xã hội.

Nói vậy là khi mà thế giới đã quá nhiều nhà siêu cao tầng, đặc biệt là hiện nay các nước châu Á vẫn thi đua nhau xây dựng loại nhà này. Với đó mỗi nước đều muốn tạo dấu ấn hình ảnh cho mình để thu hút khách du lịch, khoe công nghệ, tài năng về thiết kế, nhưng sâu xa hơn làn sóng xây nhà siêu cao tầng chủ yếu là cuộc đua giữa các doanh nghiệp trong việc biểu hiện sức mạnh, hình ảnh. Nếu xét về hiệu quả, nhu cầu sử dụng, nó chắc chắn không giải quyết được, nhất là khi sống và làm việc ngôi nhà siêu cao này thì sinh lý, khí hậu, độ rung, lắc lại khác.

Người ta lo ngại việc các toà nhà siêu tầng mọc lên ngày càng nhiều sẽ làm tăng mật độ dân cư, tạo sức ép lên hạ tầng giao thông và các hạ tầng xã hội khác vốn đã quá tải và ách tắc, nhất là khu vực nội đô của Hà Nội. Ông có quan điểm ra sao?

Ông Nguyễn Tấn Vạn: Mọi người hiểu cứ tăng cao tầng lên là tăng mật độ dân cư là không phải. Bao giờ cao tầng lên thì bắt buộc mật độ xây dựng bên dưới phải thấp đi và thưa thoáng. Tính ra số đầu người bình quân trên 1 héc-ta cũng thế thôi. Ở những nước có nhiều nhà cao tầng song mật độ dân số thực tế còn thấp hơn Hà Nội. Chính ra những nhà thấp tầng vừa mật độ dân số đông mà hạ tầng, môi trường sống lại kém.

Nếu vừa nhà cao tầng mà mật độ xây dựng lại rất dầy đặc thì đó mới là vấn đề. Còn trong đô thị bao giờ cũng có một vùng nén – nơi có mật độ xây dựng cao, tập trung nhiều nhà cao tầng, những khu thương mại lớn, những khu vực khác lại thưa ra.

Thứ hai, quy luật của con người là luôn tìm đến những chỗ ở, điều kiện dịch vụ tốt hơn. Sống ở nội đô, người ta gặp phải những vấn đề tiêu cực như ách tắc, đắt đỏ, môi trường… nhưng vấn đề ở đây không phải là đông hay ít người, mà ở vấn đề quản lý con người sống ở trong đô thị đó như thế nào. Đó là vấn đề quan trọng nhất bởi nếu anh có nghệ thuật quản lý tốt thì dù đông người vẫn không tắc nghẽn, ngược lại ít người nhưng không biết quản lý thì vẫn cứ lộn xộn thôi.

Ông Nguyễn Việt Châu: Cao tầng lên thì chứng tỏ diện tích chân chiếm diện tích nhỏ đi, dồn đất ra để làm cây xanh, vườn hoa, đường sá. Đấy là cái lợi nhưng nếu rất nhiều nhà cao tầng dồn vào một chỗ thì mật độ dân cư trên 1km2 sẽ là rất khủng khiếp. Việc xây cao tầng phải đảm bảo đầy đủ hạ tầng xã hội. Vấn đề phải khống chế được lượng người sinh sống trong một khu đô thị, nếu không sẽ dẫn đến mất cân bằng, phá vỡ hệ thống môi trường.

Bức tranh nhà cao tầng còn “lốm đốm”

Việc thi đua giữa các doanh nghiệp trong việc xây nhà “chọc trời” đang dần sôi nổi. Quan điểm cấp phép và quy hoạch của các cấp quản lý, theo ông cần phải lưu ý điều gì?

Ông Nguyễn Tấn Vạn: Trong đô thị, người ta cần một điểm nhấn nhưng chưa chắc điểm nhấn đó đã phải là nhà siêu cao tầng. Song ở Việt Nam, những toà như vậy chưa nhiều mà tâm lý thực tế ai cũng muốn có một cái nhà tương xứng một chút.

Tôi quan niệm, nhà siêu cao tầng là những điểm nhấn để nhận biết, tạo ấn tượng nhưng trong một đô thị không phải chỗ nào cũng xây nhà siêu cao tầng, mà chỉ nên có vài điểm. Thiết kế đô thị phải biết phân bổ các điểm nhấn, điểm cao. Thực tế hiện nay các điểm cao này chưa được nghiên cứu một cách bài bản mà lệ thuộc vào vị trí đất mà chủ đầu tư tìm được.

Vừa rồi chúng tôi có làm việc với thành phố Hà Nội, thành phố cũng thấy rằng bây giờ cần phải làm một cái thiết kế đô thị tổng thể, xem ở đâu cần nhấn, chỗ nào cần cao tầng, chứ không phải ông chủ đầu tư nào mua được đất là cho phép xây. Hơn nữa, đứng ở khía cạnh doanh nghiệp, số đơn vị đủ tiềm lực tài chính và khả năng thực hiện những toà nhà “chọc trời” cũng không phải nhiều.

Như vậy cho đến nay Hà Nội vẫn bối rối trong việc chủ động đưa ra quy hoạch, thiết kế đô thị, trong đó có các toà siêu cao tầng, thưa ông?

Ông Nguyễn Tấn Vạn: Hiện nay chúng ta chưa có thiết kế về không gian 3 chiều của thành phố. Nghĩa là bây giờ nhìn vào bức tranh nhà cao tầng ở Hà Nội thấy lốm đốm, không đồng đều, chưa rõ ý đồ, mà có ý đồ chăng nữa thì lại bị lệ thuộc vào chủ đầu tư, lệ thuộc vào chỗ giải phóng mặt bằng và rất nhiều thứ khác nữa. Nói cách khác, chúng ta chưa hoàn toàn làm chủ trong quản lý đô thị.

Ông Nguyễn Việt Châu: Quy hoạch xây dựng phải trên cơ sở xem xét rất nhiều vấn đề của cuộc sống từ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giao thông, bảo vệ môi trường, kiểm soát khí hậu chứ không chỉ riêng lĩnh vực xây dựng... Cuối cùng mới ra bài toán đô thị ấy phát triển theo từng giai đoạn như thế nào.

Người làm quy hoạch chung phải nắm được hết Hà Nội mở rộng gồm có bao nhiêu khu, mật độ từng khu thế nào, ước tính dân số bao nhiêu, khu nào cao khu nào thấp tầng. Nhưng hiện nay mình mới làm theo phong trào, cảm tính. Chưa có một quy hoạch khoa học dự kiến chuyên sâu, lâu dài.

Cách thức xây dựng hiện nay nhiều khi xây nhà xong còn chưa có đường điện, nước. Trong khi các đô thị khác như Paris của Pháp người ta xây xong hệ thống cống, đường điện như một hệ thống ngầm dưới đất rồi mới xây lên trên. Giờ Hà Nội muốn làm tàu điện ngầm 10 cây số, gọi là ngầm nhưng thực tế có 7 cây số nổi. 3 cây số ngầm mà đã quá tốn kém, không biết có làm được không. Không có dự kiến từ trước nên làm việc rất khó!
 
Xin cảm ơn hai ông!


Theo VietNamNet
Xây nhà "chọc trời" chỉ là cuộc chơi sang?



Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By NTGOLD
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,524.805,024.80
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,592.004,092.00
100g ABC Bullion Bar
14,669.0013,169.00
1kg ABC Bullion Silver
1,741.101,341.10
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 210
  • Truy cập hôm nay: 5805
  • Lượt truy cập: 8825435