Dự án tại Tp.HCM: Kiểu gì cũng treo
2010-04-19 13:56:07
Tại Tp.HCM, có dự án bị treo gần 15 năm vì không làm. Trong
khi đó, cũng có dự án đã hoàn thành xây dựng gần 90% nhưng vẫn bị treo. Kiểu
treo nào cũng làm khổ người dân.
Năm 1995, khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM xin làm chủ đầu tư dự án khu sinh thái văn hoá hồ Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh thì người dân khấp khởi mừng vì đây là dự án được đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại địa phương, hứa hẹn mang lại một diện mạo hoàn toàn khác hẳn cho huyện này.
15 năm không nhúc nhích
Tuy nhiên, sau gần 14 năm được phê duyệt, dự án rộng trên 423 ha, với vốn đầu tư dự kiến 2.500 tỉ đồng này vẫn chỉ nằm trên giấy. Khu sinh thái trong mơ vẫn chỉ là những ngôi nhà lụp xụp của người dân xen giữa các khoảng đất trống đầy cỏ.
"Hồi thằng cháu nội tui mới sanh, tui đã nghe quy hoạch làm khu sinh thái. Vậy mà giờ nó gần 14 tuổi, một viên gạch cũng không thấy. Dân ở đây muốn xây sửa nhà cũng không được, muốn bán đất cũng không xong. Đến ngày cháu tui cưới vợ không biết dự án này có xong không", ông Năm Tài, nhà ở ấp 5, xã Vĩnh Lộc lắc đầu ngán ngẩm.
Được biết, dự án này được thành phố chuyển cho bốn chủ đầu tư khác nhau. Mới nhất là giữa năm 2008, UBND Tp.HCM chấp thuận cho Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn liên doanh để thành lập Công ty Cổ phần Sinh thái văn hoá hồ Vĩnh Lộc. Tuy nhiên, sự hợp tác này cũng chẳng đem lại sự thay đổi nào.
Bà Nguyễn Thị Nhỏ, xã Phạm Văn Hai cho biết, quý 3/2009, chủ đầu tư đã tổ chức họp dân và hứa đến cuối năm 2009 sẽ đền bù, nhưng đến nay vẫn không thấy động tĩnh gì. Theo giải thích của đại diện UBND huyện Bình Chánh, vì trục trặc về mặt pháp lý và do lực lượng ban bồi thường quá mỏng so với số dự án triển khai trên địa bàn nên quá trình kiểm tra hiện trạng nhà cửa, mồ mả, hoa màu để lập phương án bồi thường chậm trễ. Phải đến quý 2/2010 mới triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Trong khi đó, đại diện chủ đầu tư khẳng định: nhanh nhất thì 9 năm nữa dự án này mới hoàn thành!
Xây xong "trùm mền"
Năm 2003, Bộ Giao thông Vận tải ban hành quyết định xây dựng cầu vượt Gò Dưa bắc qua quốc lộ 1A tại quận Thủ Đức, với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng. Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư, còn UBND Tp.HCM chịu trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng.
Cách đây năm năm, các hạng mục chính của dự án này đã làm xong nhưng công trình bị "trùm mền" vì không có đường dẫn vào hai đầu cầu do không thể giải phóng mặt bằng.
Theo quy trình, lẽ ra sau khi có các quyết định phê duyệt đầu tư và điều chỉnh dự án của Bộ Giao thông Vận tải, UBND Tp.HCM phải ban hành quyết định thu hồi đất tổng thể để trên cơ sở đó UBND quận Thủ Đức ban hành các quyết định thu hồi đất của từng hộ dân nằm trong phạm vi xây cầu vượt Gò Dưa và triển khai các bước đền bù giải toả tiếp theo.
Tuy nhiên, UBND Tp.HCM chỉ ban hành quyết định 3358 về chấp thuận bổ sung nút giao thông Gò Dưa là một hạng mục công trình của dự án đường Xuyên Á. UBND quận Thủ Đức sau đó lại chỉ căn cứ vào quyết định này để ồ ạt thu hồi đất của dân nên dân không chịu giao đất.
Mãi đến năm 2006, nhận thấy cái sai này, UBND Tp.HCM ban hành quyết định 1081 về thu hồi đất bổ sung. Theo đó, tại điều 1 của quyết định này ghi "Tổng diện tích đất sử dụng cho dự án nút giao thông Gò Dưa là 92.394m2, trong đó diện tích đất đã thu hồi tại quyết định 3358 là 66.620m2, và đất nay thu hồi bổ sung là 25.774m2".
Điều đáng nói, quyết định 3358 là quyết định bổ sung hạng mục công trình chứ không phải là quyết định thu hồi đất nên không có điều khoản nào thể hiện đã thu hồi 66.620m2 đất. Vì vậy, quyết định 1081 thu hồi đất bổ sung cho quyết định 3358 là chưa hợp lý, dân tiếp tục phản ứng, khiến dự án cứ dây dưa cho đến tận hôm nay.
Chính ông Lê Văn Lộc, Phó chủ tịch UBND quận, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường quận Thủ Đức đã có văn bản xin lỗi công khai người dân vì "kiểm kê, áp giá, chi trả bồi thường nhưng chưa có quyết định thu hồi giao đất bổ sung, việc kiểm kê áp giá chưa đúng với quy định pháp luật".
Đầu năm 2010, thành phố đã đồng ý chi thêm 100 tỉ đồng, tăng mức hỗ trợ, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tuy nhiên, giải pháp này cho đến nay vẫn chưa phát huy hiệu quả.
Dự án cải tạo kênh Ba Bò cũng trên địa bàn quận Thủ Đức được UBND thành phố phê duyệt từ năm 2007. Tuy nhiên, hơn ba năm trôi qua, dù vốn đã đội từ 307 tỉ đồng lên hơn 744 tỉ đồng nhưng dự án vẫn chưa chuyển động. Trung tâm điều hành chống ngập nước Tp.HCM, chủ đầu tư dự án, cho biết nguyên nhân do thời gian lập thủ tục điều chỉnh dự án quá lâu: chẳng hạn từ tháng 3 đến tháng 11/2009, trung tâm đã ba lần giải trình, gửi văn bản đến bảy cơ quan xin ý kiến.
Bên cạnh đó, ông Phạm Hoài Anh, Phó chủ tịch UBND phường Bình Chiểu thừa nhận, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng có sai sót, dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
Mặt trời chưa ló dạng
Dự án Khu đô thị sinh thái lấn biển Cần Giờ, vịnh Mặt Trời một thời cũng được tung hô là dự án lấn biển đầu tiên và lớn nhất Việt Nam, tạo cú hích cho việc phát triển kinh tế, thay đổi bộ mặt huyện Cần Giờ.
Theo quy hoạch, mật độ xây dựng chung của khu lấn biển này không quá 20% với chiều cao khoảng ba tầng, khu nghỉ dưỡng cao cấp, biệt thự, resort, sân thể thao, bãi tắm nhân tạo... đều hướng mặt ra biển. Tổng vốn ban đầu khoảng 500 triệu USD sau đó dự kiến tăng lên 600 triệu USD tức trên 11.000 tỉ đồng.
Dù được khởi công từ tháng 12/2007 nhưng đến nay, nhà đầu tư vẫn chưa thực hiện cam kết ban đầu là hoàn thành san lấp biển trong năm 2010. Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Du lịch biển Cần Giờ cho biết, trong trường hợp chưa huy động được vốn, công ty sẽ thực hiện trước một tiểu dự án quy mô khoảng 100 ha, thay vì phải triển khai trên diện rộng.
Theo SGTT
Năm 1995, khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM xin làm chủ đầu tư dự án khu sinh thái văn hoá hồ Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh thì người dân khấp khởi mừng vì đây là dự án được đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại địa phương, hứa hẹn mang lại một diện mạo hoàn toàn khác hẳn cho huyện này.
15 năm không nhúc nhích
Tuy nhiên, sau gần 14 năm được phê duyệt, dự án rộng trên 423 ha, với vốn đầu tư dự kiến 2.500 tỉ đồng này vẫn chỉ nằm trên giấy. Khu sinh thái trong mơ vẫn chỉ là những ngôi nhà lụp xụp của người dân xen giữa các khoảng đất trống đầy cỏ.
"Hồi thằng cháu nội tui mới sanh, tui đã nghe quy hoạch làm khu sinh thái. Vậy mà giờ nó gần 14 tuổi, một viên gạch cũng không thấy. Dân ở đây muốn xây sửa nhà cũng không được, muốn bán đất cũng không xong. Đến ngày cháu tui cưới vợ không biết dự án này có xong không", ông Năm Tài, nhà ở ấp 5, xã Vĩnh Lộc lắc đầu ngán ngẩm.
Được biết, dự án này được thành phố chuyển cho bốn chủ đầu tư khác nhau. Mới nhất là giữa năm 2008, UBND Tp.HCM chấp thuận cho Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn liên doanh để thành lập Công ty Cổ phần Sinh thái văn hoá hồ Vĩnh Lộc. Tuy nhiên, sự hợp tác này cũng chẳng đem lại sự thay đổi nào.
Bà Nguyễn Thị Nhỏ, xã Phạm Văn Hai cho biết, quý 3/2009, chủ đầu tư đã tổ chức họp dân và hứa đến cuối năm 2009 sẽ đền bù, nhưng đến nay vẫn không thấy động tĩnh gì. Theo giải thích của đại diện UBND huyện Bình Chánh, vì trục trặc về mặt pháp lý và do lực lượng ban bồi thường quá mỏng so với số dự án triển khai trên địa bàn nên quá trình kiểm tra hiện trạng nhà cửa, mồ mả, hoa màu để lập phương án bồi thường chậm trễ. Phải đến quý 2/2010 mới triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Trong khi đó, đại diện chủ đầu tư khẳng định: nhanh nhất thì 9 năm nữa dự án này mới hoàn thành!
Xây xong "trùm mền"
Năm 2003, Bộ Giao thông Vận tải ban hành quyết định xây dựng cầu vượt Gò Dưa bắc qua quốc lộ 1A tại quận Thủ Đức, với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng. Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư, còn UBND Tp.HCM chịu trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng.
Cách đây năm năm, các hạng mục chính của dự án này đã làm xong nhưng công trình bị "trùm mền" vì không có đường dẫn vào hai đầu cầu do không thể giải phóng mặt bằng.
Theo quy trình, lẽ ra sau khi có các quyết định phê duyệt đầu tư và điều chỉnh dự án của Bộ Giao thông Vận tải, UBND Tp.HCM phải ban hành quyết định thu hồi đất tổng thể để trên cơ sở đó UBND quận Thủ Đức ban hành các quyết định thu hồi đất của từng hộ dân nằm trong phạm vi xây cầu vượt Gò Dưa và triển khai các bước đền bù giải toả tiếp theo.
Tuy nhiên, UBND Tp.HCM chỉ ban hành quyết định 3358 về chấp thuận bổ sung nút giao thông Gò Dưa là một hạng mục công trình của dự án đường Xuyên Á. UBND quận Thủ Đức sau đó lại chỉ căn cứ vào quyết định này để ồ ạt thu hồi đất của dân nên dân không chịu giao đất.
Mãi đến năm 2006, nhận thấy cái sai này, UBND Tp.HCM ban hành quyết định 1081 về thu hồi đất bổ sung. Theo đó, tại điều 1 của quyết định này ghi "Tổng diện tích đất sử dụng cho dự án nút giao thông Gò Dưa là 92.394m2, trong đó diện tích đất đã thu hồi tại quyết định 3358 là 66.620m2, và đất nay thu hồi bổ sung là 25.774m2".
Điều đáng nói, quyết định 3358 là quyết định bổ sung hạng mục công trình chứ không phải là quyết định thu hồi đất nên không có điều khoản nào thể hiện đã thu hồi 66.620m2 đất. Vì vậy, quyết định 1081 thu hồi đất bổ sung cho quyết định 3358 là chưa hợp lý, dân tiếp tục phản ứng, khiến dự án cứ dây dưa cho đến tận hôm nay.
Chính ông Lê Văn Lộc, Phó chủ tịch UBND quận, Chủ tịch Hội đồng Bồi thường quận Thủ Đức đã có văn bản xin lỗi công khai người dân vì "kiểm kê, áp giá, chi trả bồi thường nhưng chưa có quyết định thu hồi giao đất bổ sung, việc kiểm kê áp giá chưa đúng với quy định pháp luật".
Đầu năm 2010, thành phố đã đồng ý chi thêm 100 tỉ đồng, tăng mức hỗ trợ, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tuy nhiên, giải pháp này cho đến nay vẫn chưa phát huy hiệu quả.
Dự án cải tạo kênh Ba Bò cũng trên địa bàn quận Thủ Đức được UBND thành phố phê duyệt từ năm 2007. Tuy nhiên, hơn ba năm trôi qua, dù vốn đã đội từ 307 tỉ đồng lên hơn 744 tỉ đồng nhưng dự án vẫn chưa chuyển động. Trung tâm điều hành chống ngập nước Tp.HCM, chủ đầu tư dự án, cho biết nguyên nhân do thời gian lập thủ tục điều chỉnh dự án quá lâu: chẳng hạn từ tháng 3 đến tháng 11/2009, trung tâm đã ba lần giải trình, gửi văn bản đến bảy cơ quan xin ý kiến.
Bên cạnh đó, ông Phạm Hoài Anh, Phó chủ tịch UBND phường Bình Chiểu thừa nhận, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng có sai sót, dẫn đến khiếu kiện kéo dài.
Mặt trời chưa ló dạng
Dự án Khu đô thị sinh thái lấn biển Cần Giờ, vịnh Mặt Trời một thời cũng được tung hô là dự án lấn biển đầu tiên và lớn nhất Việt Nam, tạo cú hích cho việc phát triển kinh tế, thay đổi bộ mặt huyện Cần Giờ.
Theo quy hoạch, mật độ xây dựng chung của khu lấn biển này không quá 20% với chiều cao khoảng ba tầng, khu nghỉ dưỡng cao cấp, biệt thự, resort, sân thể thao, bãi tắm nhân tạo... đều hướng mặt ra biển. Tổng vốn ban đầu khoảng 500 triệu USD sau đó dự kiến tăng lên 600 triệu USD tức trên 11.000 tỉ đồng.
Dù được khởi công từ tháng 12/2007 nhưng đến nay, nhà đầu tư vẫn chưa thực hiện cam kết ban đầu là hoàn thành san lấp biển trong năm 2010. Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Du lịch biển Cần Giờ cho biết, trong trường hợp chưa huy động được vốn, công ty sẽ thực hiện trước một tiểu dự án quy mô khoảng 100 ha, thay vì phải triển khai trên diện rộng.
Theo SGTT
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,539.90 | 5,039.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,604.60 | 4,104.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,709.20 | 13,209.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,759.70 | 1,359.70 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh NTGold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 170
- Truy cập hôm nay: 7679
- Lượt truy cập: 8818989