Một thị trường có nhiều giao dịch với độ đòn bẩy cao không thể để tự phát và tỷ lệ ký quỹ không thể muốn bao nhiêu cũng được
Sự ra đời của các sàn vàng đã đem đến cho các nhà đầu tư một kênh đầu tư khá hiệu quả trong thời gian qua. Cũng chính sự phát triển quá nhanh của sàn vàng hiện nay cũng khiến các cơ quan quản lý đang rượt đuổi để tìm cho được một mô hình quản lý phù hợp đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư, an toàn hệ thống.
Khi tư duy trên cơ sở bình đẳng kinh doanh theo luật, nếu NHTM được phép kinh doanh vàng trên tài khoản mà cụ thể là mở sàn vàng thì DN cũng có quyền kinh doanh quyền mở sàn vàng. Thực tế, các DN đã mở sàn vàng khá thành công và đã từng đá quả bóng vàng rất hiệu quả theo nghĩa: DN có lãi, tạo ra cơ hội đầu tư mới cho nhà đầu tư khi thị trường chứng khoán ảm đạm vào cuối 2007 cho đến đầu 2009. Điều đáng chú ý, có thể nói rằng tại VN, chính DN đã đi trước NHTM về kinh doanh vàng trong đó có cả việc đưa sàn vàng vào cuộc sống. Như vậy, trên phương diện kinh nghiệm người ta có thể nói rằng, có nhiều DN có tính chuyên nghiệp về kinh doanh vàng hơn ngân hàng.
Quản lý gì và quản lý ai
Hình thức giao dịch vàng trên sàn hiện nay và trình độ của nhà đầu tư trong nước cho thấy, trên phương diện phát triển thị trường bền vững (thị trường nói chung và sự an toàn hệ thống tài chính/ngân hàng) thì cấp thiết cần có khuôn khổ pháp lý tương đối chặt chẽ cho hoạt động này:
- Bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ thị trường không bị đổ vỡ: Thị trường hiệu quả bao giờ cũng cần một khuôn khổ pháp lý tốt. Trong trường hợp này, Nhà nước cần phải tạo ra khuôn khổ pháp lý minh bạch và công bằng. Bảo vệ được nhà đầu tư và bảo vệ thị trường. kinh nghiệm cho thấy, đối với thị trường có các giao dịch với độ đòn bẩy tài chính cao thì yêu cầu về sự quản lý và tính minh bạch phải rất cao. Một số ý kiến của các chuyên gia quản lý rủi ro cho rằng, một thị trường có nhiều giao dịch với độ đòn bẩy cao không thể để tự phát và tỷ lệ ký quỹ không thể muốn bao nhiêu cũng được. Khi các nhà đầu tư trong tình trạng "bốc đồng", vì mục đích bảo vệ thị trường, Nhà nước cần phải hạn chế sự bốc đồng đó. Sự hạn chế đó là để bảo vệ thị trường không bị diễn biến thái quá (tình trạng bong bóng, quá nóng và dễ bị tổn thương) và sự hạn chế đó cũng là để bảo vệ nhà đầu tư không quá "say" với sóng, có thể bị chìm với con sóng đó...
Khi thị trường phát triển có kiểm soát, có luật lệ rõ ràng cũng sẽ ngăn chặn được những sự lợi dụng, trục lợi. Khi các sàn vàng tự mọc ra một cách độc lập và họ cũng đã tự đặt ra nội quy và luật lệ cho mình thì thông thường là các "luật lệ" ấy chủ yếu chỉ bảo vệ cho các sàn. Tuy chưa có vụ sập sàn vàng hay đổ vỡ có liên quan nào, nhưng nếu có sự cố nào ở thị trường này khi có sự liên đới đủ lớn với thị trường tiền tệ, ngân hàng hay chứng khoán thì khó có thể tránh khỏi sự đổ vỡ theo kiểu domino. Sau cuộc khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn (2007-2008) ở Mỹ vừa qua, nhiều quan điểm cho rằng đối với khu vực kinh doanh có độ nhạy cảm cao thì cần có sự quan tâm đặc biệt của pháp luật, đặc biệt là các quy định về an toàn, quản lý rủi ro, bảo vệ nhà đầu tư, ngăn chặn các gian lận... và cũng ngăn chặn cả sự thái quá, quá nóng của thị trường.
- tín dụng cho kinh doanh vàng không cần quản lý: Quan sát doanh số cho vay kinh doanh vàng của các sàn vàng hoặc ngân hàng cho thấy, dự nợ cho vay vàng là đáng quan tâm. Thực tế cho thấy mỗi ngày tại một sàn vàng, có tới hàng trăm ngàn lượng vàng được giao dịch và tổng giá trị lên tới hàng ngàn tỷ đồng doanh số. Vì tỷ lệ ký quỹ ban đầu hiện nay cho nhà đầu tư là khá thấp như đã nêu nên với doanh số đó cũng có nghĩa là cũng có tới hàng trăm tỷ đồng (có khi lên tới ngàn tỷ đồng) được cho vay ra mỗi ngày cho kinh doanh tài khoản vàng. Hiển nhiên thấy rằng, quy chế cho vay ở đây là khá đặc biệt và theo hướng "rất nhanh" và "rất gọn" với khối lượng rất lớn. Cho đến nay, các rủi ro hay sự cố về tín dụng tại các sàn vàng chưa xẩy ra, nhưng khó ai có thể khẳng định rằng nơi đây không đang là điểm tích lũy rủi ro. Trên phương diện kinh tế vĩ mô, khi chính phủ đang tìm mọi cách để chống lạm phát bằng cách NHNN đưa ra hạn mức tín dụng (dư nợ tín dụng tăng không quá 30% so với 2008), hoặc cố gắng nắn dòng tiển chảy vào khu vực sản xuất vật chất thì nơi đây tín dụng lại có thể tăng vô biên hoặc ít ra là rất cao. Nếu so bì với các nhà đầu tư vàng, các nhà đầu tư chứng khoán có thể thấy không công bằng. Bởi khi NHNN đang "quản lý" đối với dư nợ tín dụng cho vay chứng khoán trong khi chính sách lại là "tự do" đối với nhà đầu tư vàng. Hơn thế nữa, nếu sàn vàng nào có sự liên thông với NHTM thì chắc chắn tín dụng chảy vào sàn vàng sẽ mạnh và điều đáng quan tâm là các số liệu tiền chảy vào sàn vàng này không nằm trong điểm quan tâm của cơ quan quản lý vì cơ quan này cho rằng chỉ tín dụng đầu tư trực tiếp cho chứng khoán thì mới đáng quan tâm.
- Về tài khoản vàng: Hiện tại các quy định về tài khoản kim loại (cho giao dich) là chưa có và các quy định về hạch toán đối với tài khoản vàng nói riêng và kim loại quý nói chung...
Mô hình sàn nào ?
Thực tế cho thấy, với rất nhiều lý do khác nhau, các cơ quan quản lý đang trong quá trình dượt đuổi theo sự phát triển của sàn vàng và đang đi tìm một mô hình quản lý tốt nhất. Đối với tính chất của giao dịch vàng theo kiểu như trên và tình hình VN hiện nay thì vấn đề là phải đi tìm một mô hình tốt cho việc tổ chức kinh doanh vàng tài khoản, kết hợp với vàng vật chất với nguyên tắc là: bảo vệ được nhà đầu tư (trong khi sàn vàng do các Cty hay cả ngân hàng tổ chức như hiện nay không đảm bảo được tính khách quan về giá, nhất là khi có sự biến động giá mạnh), ngăn chặn gian lận, đảm bảo bình đẳng giữa các nhà đầu tư và đảm bảo Nhà nước phải quản lý được theo hướng đảm bảo thị trường phát triển bền vững, giảm bong bóng giá, giảm thiểu tình trạng đầu cơ thái quá vào khu vực phi sản xuất...
Hơn thế nữa, trên phương diện vĩ mô, Nhà nước cần phải đặt vấn đề quản lý được tín dụng qua kênh này. Vì tăng trưởng tín dụng quá nóng ở khu vực này sẽ làm cho thị trường vàng nóng lên và điều quan trong hơn là làm dòng tín dụng không đi vào sản xuất vật chất, nơi thực sự tạo ra giá trị.
kinh nghiệm quốc tế ở Mỹ và Anh, Thụy Sĩ... cho thấy, cần có một sàn giao dịch hàng hóa (kim loại quý độc lập) có quy chế riêng và sự độc lập tài chính tương đối với các NHTM và hoạt động trên nền tảng luật phù hợp: quy định về tài khoản kim loại quý, quy định về điều kiện vàng cho giao vàng vật chất và vàng tài khoản; quy định về bảo vệ nhà đầu tư; người môi giới, các hướng dẫn cho nhà đầu tư; ai được cung ứng dịch vụ mua khống bán khống; hình thức nào được kinh doanh và mức ký quỹ cho các giao dịch mua khống/bán khống là bao nhiêu...
Thạc sĩ: Lê Văn Hinh
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By NTGOLD | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,232.00 | 4,837.00 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,342.60 | 3,952.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
13,914.80 | 12,820.80 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,717.00 | 1,367.00 |
Powered by: Ngoc Thanh NTGold
- Đang online: 470
- Truy cập hôm nay: 7025
- Lượt truy cập: 8655512